- Hoạt động cuối:
- 18 Tháng mười 2021
- Tham gia ngày:
- 18 Tháng mười 2021
- Bài viết:
- 0
- Đã được thích:
- 0
- Điểm thành tích:
- 0
Người theo dõi 1
- Giới tính:
- Nam
Chia sẻ trang này
ArieAttkissonmnm
New Member, Nam
- ArieAttkissonmnm được nhìn thấy lần cuối:
- 18 Tháng mười 2021
- Đang tải...
-
Giới thiệu
- Giới tính:
- Nam
Giới thiệu trẻ em làm con nuôi khi có yếu tố nước ngoài được tiến hành như thế nào?
Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu ở khắp tất cả các quốc gia trên thế giới. Trẻ em luôn có đủ các điều kiện để được yêu thương, giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng, vì vậy mà những đứa trẻ mồ côi phải được bảo vệ và phải có cá nhân, tổ chức đứng ra nhận nuôi. Nếu như không có ai trong nước nhận nuôi thì đứa trẻ đó sẽ được giới thiệu cho người nước ngoài nhận nuôi. Bài viết sau đây về trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi khi có yếu tố nước ngoài.
Nuôi con nuôi là gì? Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì?
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 3, Điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng luôn có những quy định nhằm tới việc bảo vệ trẻ em. Mục tiêu chung là hướng tới việc đảm bảo không một trẻ em nào bị bỏ rơi, bị thiếu môi trường để phát triển. Mọi trẻ em đều phải được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đầy đủ. Được quan tâm phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy mà việc nuôi con nuôi là điều cần thiết.
Theo quy định, nuôi con nuôi có thể hiểu là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Nuôi con nuôi nước ngoài được hiểu là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con nuôi mà trong đó một bên là công dân Việt Nam, một bên là công dân nước ngoài, hoặc đều là công dân nước ngoài định cư tại Việt Nam, hoặc đều là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Xem thêm tại: Tư vấn và giải pháp về luật hôn nhân cho các cặp đôi
Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Căn cứ pháp lý: Điều 28, Điều 29 Luật nuôi con nuôi năm 2010
Pháp luật có quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:
- Thứ nhất, đối với cha mẹ là người nước ngoài muốn nhận nuôi con nuôi Việt Nam
- Người nhận nuôi con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.
- Ngoài ra, người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện:
+ Người nhận nuôi con nuôi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
+ Người nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
+ Người nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.
- Thứ hai, đối với công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi
- Người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
- Người nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Người nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.
- Người nhận nuôi con nuôi phải đạt điều kiện theo quy định của pháp luật nước người được nhận làm con nuôi thường trú.
- Thứ ba, đối với người được nhận nuôi con nuôi
- Người được nhận nuôi con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi.
- Người được nhận nuôi con nuôi là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp là người được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc người được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Tìm hiểu thêm: viết đơn xin ly hôn
Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi khi có yếu tố nước ngoài
Căn cứ pháp lý: Điều 36 Luật nuôi con nuôi năm 2010
Theo quy định, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi được tuân theo một trình tự như sau:
Bước 1: Xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi
Sau khi nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi nộp đến Sở Tư pháp, trong thời hạn 30 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm phải xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi trên cơ sở bảo đảm các điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi theo đúng quy định và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trước thời gian mà Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; Ủy ban nhân dân cấp xã phải có trách nhiệm báo cáo với Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành.
Bước 2: Chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét trong thời hạn 10 ngày từ khi nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Lập danh sách trẻ em đủ điều kiện nhận làm con nuôi có yếu tố nước ngoài
Sau khi ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi do Sở Tư pháp chuyển đến, trong thời hạn 30 ngày, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu như kết quả kiểm tra là hợp lệ thì Bộ Tư pháp lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và Bộ Tư pháp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
Bước 4: Xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú trên lãnh thổ của nước nhận nuôi
Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận được thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
Lưu ý: Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em không được có bất kỳ sự tiếp xúc nào với người nhận con nuôi trước khi người nhận con nuôi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em làm con nuôi.
Hồ sơ xin nhận con nuôi của người nhận con nuôi chấm dứt khi người nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi nhưng không có lý do chính đáng.
Trên đây là toàn bộ trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi khi có yếu tố nước ngoài. Để nắm được thông tin một cách tốt nhất, người có nhu cầu nhận con nuôi cần phải nắm được cái quy định về điều kiện, thủ tục đăng ký nhận con nuôi. Trẻ em là được sinh ra đáng được chăm sóc, yêu thương, giáo dục thành người.
Nội dung khác: thuận tình ly hôn là gìTương tác