Các quốc gia chấp nhận tiền điện tử

Thảo luận trong 'Crypto' bắt đầu bởi Wall-E, 3 Tháng mười hai 2023.

  1. Wall-E

    Wall-E Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    423
    Các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử

    Tiền điện tử là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm nhiều nhất hiện nay. Vậy bạn đã hiểu gì về tiền điện tử và các quốc gia chấp nhận tiền điện tử chưa? Hãy để mình giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

    Tiền điện tử là gì?

    Tiền điện tử còn được gọi là tiền ảo, tiền mã hóa. Nó được tạo thành từ những bit số bằng cách đào hoặc trao đổi và sử dụng mật mã học để lưu trữ, giao dịch trên các nền tảng blockchain phi tập trung.

    Phân loại tiền điện tử?

    Hiện nay có rất nhiều loại tiền điện tử khác nhau với những cái tên khác nhau. Vậy thì chúng được phận thành những nhóm chính nào, phân biệt dựa trên điều gì?

    [​IMG]

    Trả lời cho câu hỏi này: Tiền điện tử thường được phân loại dựa trên cách thức sử dụng của nó với ba nhóm chính bao gồm tiền pháp định dạng số, tiền ảo và tiền kỹ thuật số.

    Trước hết, tiền pháp định dạng số là tiền hợp pháp (tiền mặt) được mã hóa và lưu trữ trong ngân hàng điện tử, thẻ ATM của khách hàng.

    Tiền ảo (Virtual money) là một loại đơn vị đo lường do cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp phát hành và quản lý. Điển hình nhất của tiền ảo bạn có thể thấy đó chính là xu trong game, coin vật phẩm hay xu trong shopee.. chúng được đổi từ tiền pháp lý với một tỷ lệ hợp lý (đổi xu game) hoặc được thu thập thông qua các hoạt động dịch vụ, tương tác (xu shopee) để đổi lại các vật phẩm, dịch vụ trên nền tảng ấy.

    Tiền kỹ thuật số (Cryptocurrency) là loại tiền không bị phụ thuộc hay điều khiển bởi bất kì ai, nó được tạo ra nhằm mục đích góp vốn, gọi vốn cho các dự án. Nói một cách dễ hiểu, nó là một dạng cổ phiếu và giá trị của nó phụ thuộc vào cộng đồng mà nó được chấp thuận và lưu hành.

    Đặc điểm chung của tiền điện tử?

    Được phân thành ba loại là tiền pháp định dạng số, tiền ảo và tiền kỹ thuật số, tiền điện tử cũng có những đặc trưng nổi bật khác với các loại tiền pháp lý khác.

    Tính phi tập trung là đặc điểm đầu tiên của tiền điện tử. Với việc ít bị can thiệp bởi các bên thứ ba, tiền điện tử đảm bảo được tính bảo mật, an toàn cao cho các giao dịch và hoạt động lưu trữ. Công nghệ blockchain đóng vai trò là một mạng lưới toàn cầu, cho phép phát sinh giao dịch mà không cần thông qua bên thứ ba.

    Tính quy tắc cũng là một đặc điểm nổi bật của tiền điện tử. Nếu như tiền mặt pháp lý có nguồn cung không giới hạn do được in theo nhu cầu của Nhà nước thì tiền điện tử chỉ được phép khai thác với số lượng có hạn, tránh trường hợp lạm phát và bắt buộc phải tuân theo các quy tắc mà nền tảng hỗ trợ như blockchain đưa ra.

    Tính phi vật thể là điều tiếp theo bài viết muốn chia sẻ với bạn. Như đã biết ở trên, tiền điện tử không thể được cầm, nắm hoặc thấy dưới dạng vật lý mà bạn chỉ có thể sử dụng chúng cho mục đích của mình ở những nơi có kết nối internet. Với sự phổ quát của các dịch vụ mạng như hiện nay, tính phi vật thể giúp cho tính thanh khoản và sự thuận tiện của tiền điện tử được đánh giá cao hơn các loại tiền điện tử khác.

    Cuối cùng là tính thanh toán. Tiền mặt, tiền điện tử hay bất kỳ loại tiền nào khác đều là phương tiện dùng để thanh toán, trao đổi hàng hóa và chỉ có giá trị trong lưu thông ngang hàng. Người dùng có thể đổi từ tiền mặt thành tiền điện tử hoặc từ tiền điện tử thành tiền mặt với một mức độ tỷ lệ nhất định và có thể sẽ thay đổi theo thời gian.

    Tại sao cần tìm hiểu các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử.

    Khi tìm kiếm từ khóa cho bài viết này, bạn có đang tự hỏi việc mình tham khảo những quốc gia này để làm gì không?

    Trước hết, là một công dân, bạn cần tuân thủ những quy định của Nhà nước về các vấn đề xã hội, trong đó có tiền điện tử. Việc bạn biết được quốc gia của mình và các nước lớn trên thế giới quan tâm và đánh giá như thế nào về tiền điện tử sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và kĩ càng hơn trước khi quyết định đầu tư.

    Tiếp theo, tiền điện tử tại các quốc gia có những mức quy đổi khác nhau, bạn cần biết cách so sánh và chủ động tìm đến những "đối tác" có lợi hơn cho bản thân mình.

    Các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử.

    Với những lí do kể trên, việc tìm hiểu tường tận các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử là hoàn toàn cần thiết và dưới đây là những cái tên tiêu biểu cho các quốc gia này.

    Ấn Độ

    Với hơn 750 triệu người dùng và hàng trăm triệu người dùng tài năng chưa khai thác, quốc gia đông dân nhất thế giới này đang chứng kiến những bước tiến lớn trong lĩnh vực tiền điện tử và có tiềm năng trở thành một siêu cường về lĩnh vực này.

    [​IMG]

    Tại Ấn Độ, du khách có thể nghe thấy những câu chuyện liên quan tới tiền điện tử ở hầu hết các quán trà trong khu vực xung quanh các đồng tiền điện tử nổi tiếng như Bitcoin, memecoin như Dogecoin hay Shiba Inu. Đây cũng là quốc gia đứng thứ 4 trên tổng số 10 quốc gia có lượng người sử dụng tiền điện tử lớn nhất thế giới trong năm 2023, khẳng định sức hút của tiền điện tử tại quốc gia này.

    Sự phấn khích liên quan đến tiền điện tử tại Ấn Độ đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và vào khoảng đầu năm 2022, Chính phủ Ấn Độ đã có thông báo rằng sẽ áp dụng mức thuế là 30% đối với thu nhập từ tiền kĩ thuật số, chứng minh rằng các giao dịch tiền điện tử không bị cấm, thậm chí có thể được phổ quát nhiều hơn trong thời gian tới.

    Mỹ

    Là quốc gia có lượng người dùng tiền điện tử lớn thứ 2 trong năm 2023, thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, các tiểu bang tại Mỹ vẫn chưa có một hệ thống điều lệ cụ thể, toàn vẹn về blockchain cũng như tiền điện tử.

    Khoảng cuối năm 2022, NBC News đã có một cuộc khảo sát với kết quả ghi được là một trong năm người Mỹ có một người đã từng giao dịch tiền điện tử, khoảng 40% người Mỹ da đen đã từng sử dụng tiền điện tử và hơn 50% nam giới từ 18 đến 49 tuổi của nước này đã tham gia vào blockchain. Như vậy, ngay cả khi các nhà lập pháp đã cảnh báo về rủi ro thị trường, tiền điện tử vẫn ngày càng phổ biến tại quốc gia này.

    [​IMG]

    Nhận định được tình hình ấy, tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đã kí một lệnh điều hành, chỉ đạo các cơ quan chính phủ có liên quan thực hiện nghiên cứu và khảo thí rủi ro và lợi ích từ tiền điện tử. Đồng thời, việc giao dịch tiền điện tử tại Mỹ tương đối tự do nhưng cũng vẫn chịu sự tác động chung của thị trường quốc tế như khả năng biến động giá cả, lừa đảo hay rửa tiền.

    El Salvador

    Là quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin là tiền tệ chính thức, năm 2021, quốc gia Mỹ Latin này đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tiền tệ, cổ vũ và làm gương cho các quốc gia như Cộng hòa Trung Phi có động thái tương tự trong năm sau đó.

    Tuy nhiên, sau khi El Salvador công bố Luật Bitcoin, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra và quốc gia này cũng vướng phải những chỉ trích từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) về những rủi ro mà tiền điện tử gây ra. Nhìn về một khía cạnh tích cực hơn, việc chấp nhận tiền điện tử như một loại tiền tệ chính thức giúp các quốc gia nhỏ như El Salvador hay Cộng hòa Trung Phi giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong hoạt động thương mại toàn cầu, nhất là trong bối cảnh giá dầu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến từ Nga và Uraina.

    Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam.

    Không có tên trong danh sách các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử như một phương tiện thanh toán nêu trên, Việt Nam là một trong những quốc gia không công nhận tiền điện tử nhưng lại thuộc top 10 quốc gia có số lượng người sở hữu tiền điện tử lớn nhất, chính vì thế nên nếu bạn có kế hoạch đầu tư và sử dụng tiền điện tử, bạn cần tham khảo rõ những quy định của Nhà nước Việt Nam về tiền điện tử ngay nhé!

    Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 do Chính phủ ban hành ngày 6 tháng 1 năm 2023 có đề cập tới việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền điện tử. Theo đó, các cơ quan bộ ngành có thẩm quyền như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và ngân hàng nhà nước cần xây dựng cơ sở cho việc quản lý tiền điện tử phù hợp với thông lệ quốc tế để tránh những vấn đề về trốn thuế, rửa tiền thuế. Việc nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối blockchain có thời hạn phát triển 5 năm từ 2021 đến 2025, chính vì thế nên cho đến thời điểm hiện tại, mọi công dân Việt Nam đều phải tuân thủ các công văn và bộ luật về tiền điện tử đã được phê duyệt trước đó. Cụ thể trong một vài lĩnh vực như sau:

    - Về mặt tiền tệ và ngân hàng: "Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung)".

    Như vậy, Việt Nam không chấp nhận tiền kỹ thuật số là một phương tiện thanh toán.

    - Về mặt dân sự: Tiền điện tử không phải một trong hai loại tài sản pháp lý theo quy định của pháp luật tại khoản 1 điều 105 Luật dân sự năm 2015: "1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."

    Như vậy, tiền điện tử không phải là một tài sản được bảo hộ theo quy định của pháp luật tại Việt Nam.

    - Về mặt đầu tư kinh doanh:

    Hiện nay, tiền điện tử được xem là một "khoảng trống pháp lý" và việc đầu tư, kinh doanh vào loại hình mạo hiểm này không bị pháp luật cấm hoàn toàn nhưng cũng không được thừa nhận, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro cho bản thân người đầu tư.

    [​IMG]

    Điển hình cho sự băn khoăn này chính là các tranh cãi về Pi Network trong khoảng nửa năm trở lại đây. Bài báo về một người đàn ông bán chiếc máy tính có giá 5 triệu đồng với giá 200 Pi hay nhiều người giao dịch Pi với giá hàng nghìn USD và chi cả trăm triệu đồng mua máy đào tiền ảo Pi khiến cho cộng đồng mạng xôn xao liệu rằng Pi có thực sự đem lại giá trị cho người đầu tư sau 4-5 năm kiên trì với những lời đường mật. Thực tế rằng mức độ tìm hiểu về Pi Network đã giảm tới 80% tại Việt Nam và khiến cách chuyên gia lo ngại rằng dự án không mang lại giá trị, thậm chí rò rỉ dữ liệu người dùng do Pi Network dùng tới 11 tracker để thu thập thông tin người dùng cho mục đích khác. Bản thân một người đã đào Pi 3 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ rằng: "Có lẽ tôi sẽ coi Pi như một khoản để dành, chứ không mong có thể sử dụng trong thời gian ngắn sắp tới".

    Như vậy, mọi nguy cơ rủi ro của tiền điện tử tại Việt Nam đều do người đầu tư chịu trách nhiệm chứ hoàn toàn không được bảo hộ bởi bất kì cơ quan, tổ chức nào.

    Lời kết.

    Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về tiền điện tử cũng như tổng quan về các quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, bạn sẽ tìm được những cơ hội cho mình tại lĩnh vực này. Tiền điện tử là một kênh đầu tư đầy tiềm năng nhưng cũng rủi ro trùng điệp, hãy cẩn trọng trong từng bước đi của mình và đặc biệt là hiểu rõ về một vài quốc gia cho phép sử dụng tiền điện tử để phát huy tối đa giá trị của chúng bạn nhé!
     

Chia sẻ trang này