faecolegrove
Hoạt động cuối:
28 Tháng mười 2021
Tham gia ngày:
28 Tháng mười 2021
Bài viết:
0
Đã được thích:
0
Điểm thành tích:
0
Giới tính:
Nam

Chia sẻ trang này

faecolegrove

New Member, Nam

faecolegrove được nhìn thấy lần cuối:
28 Tháng mười 2021
    1. Hiện tại không có tin nhắn trong hồ sơ của faecolegrove.
  • Đang tải...
  • Giới thiệu

    Giới tính:
    Nam
    Tìm hiểu về pháp điển hóa trong hệ thống hóa pháp luật

    Pháp điển hóa là hình thức hệ thống hoá pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sắp xếp, tập hợp các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các chế định luật trong ngành luật theo trình tự nhất định, loại bỏ các quy định lỗi thời và bổ sung những quy định mới. Vậy pháp điển hóa trong hệ thống hóa pháp luật được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    Pháp điển hóa là gì?
    Pháp điển hóa là hình thức hệ thống hoá pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sắp xếp, tập hợp các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các chế định luật trong ngành luật theo trình tự nhất định, loại bỏ các quy định lỗi thời và bổ sung những quy định mới. Từ đó, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy phạm pháp luật cũ mà điển hình là các bộ luật - pháp điển.

    Các văn bản quy phạm pháp luật đã lỗi thời sẽ thay thế bởi Bộ luật pháp điển hoá, để điều chỉnh một lĩnh vực lớn các quan hệ xã hội, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật. Ở các nước, thường có những đợt pháp điển hoá trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật. Việc ban hành không phải chỉ là một bộ luật mà một loạt bộ luật mới, đáp ứng yêu cầu mới điều chỉnh pháp luật của đất nước.

    xem thêm văn phòng luật sư uy tín tại hà nội

    Các hình thức pháp điển hóa như thế nào?
    Pháp điển hóa bao gồm hai hình thức chính: pháp điển về mặt nội dung và pháp điển về mặt hình thức.

    Pháp điển về mặt nội dung (hay còn gọi theo các cách gọi khác như: Pháp điển lập pháp, pháp điển có tạo ra quy phạm mới, pháp điển truyền thống, ….) là việc soạn thảo, xây dựng một văn bản pháp luật mới trên cơ sở rà soát, tập hợp, hệ thống hoá các quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vào văn bản đó với sự sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Việc xây dựng các Bộ luật của nước ta như Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự …. được thực hiện theo hình thức pháp điển này. Cách thức pháp điển này được thực hiện giống như hoạt động lập pháp thông thường.

    Pháp điển hình thức ( hay còn được gọi là pháp điển không làm thay đổi nội dung văn bản) là cách thức sắp xếp, tập hợp các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật tại nhiều văn bản khác nhau thành các bộ luật theo từng chủ đề. Những bộ luật này có bố cục phù hợp, logic, có thể kèm theo những điều chỉnh, sửa đổi cần thiết nhằm làm cho các quy định này phù hợp với nhau. Về nguyên tắc, quá trình điều chỉnh, sửa đổi trong quá trình pháp điển chỉ nhằm mục đích đảm bảo trật tự của bộ pháp điển, tạo nên sự hài hòa giữa các quy định mà không nhắm tới mục đích tạo ra những chính sách pháp luật mới và các quy định pháp luật đang có hiệu lực được tôn trọng một cách tối đa.

    Về công tác pháp điển của Việt Nam, Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định: “Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”. Pháp điển về hình thức là hoạt động pháp điển ở Việt Nam hiện nay. Theo đó cơ quan có thẩm quyền sắp xếp, tập hợp đầy đủ các quy phạm pháp luật từ cấp Thông tư trở lên đang còn hiệu lực vào Bộ pháp điển theo trật tự hợp lý và kịp thời, thường xuyên cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển hoặc loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển mà chưa đặt ra việc bổ sung, sửa đổi các quy phạm pháp luật thay thế hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

    xem thêm mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất

    Lợi ích của pháp điển hóa ra sao?
    Trong những năm qua, công tác hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề đang đặt ra như hệ thống pháp luật còn rất phức tạp, nhiều tầng nấc, cồng kềnh; số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành rất lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Trong điều kiện đó, việc xây dựng Bộ pháp điển ở Việt Nam là hết sức cần thiết, góp phần tạo bước chuyển biến mới về chất của hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa , phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, Bộ pháp điển góp phần nâng cao tính thống nhất, tính công khai, đồng bộ, minh bạch cũng như nâng cao sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật. Lợi ích của pháp điển hóa được thể hiện cụ thể như sau:

    (i) Tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm, thỏa mãn nhu cầu sử dụng và tìm hiểu các quy định của pháp luật.

    (ii) Bảo đảm tính minh bạch, công khai của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.

    (iii) Pháp điển góp phần nâng cao tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống quy phạm pháp luật.

    (iv) Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tạo thuận lợi trong quá trình hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật.

    xem thêm tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh