sanjuanitakalischrgh
Hoạt động cuối:
20 Tháng mười 2021
Tham gia ngày:
20 Tháng mười 2021
Bài viết:
0
Đã được thích:
0
Điểm thành tích:
0
Giới tính:
Nam

Chia sẻ trang này

sanjuanitakalischrgh

New Member, Nam

sanjuanitakalischrgh được nhìn thấy lần cuối:
20 Tháng mười 2021
    1. Hiện tại không có tin nhắn trong hồ sơ của sanjuanitakalischrgh.
  • Đang tải...
  • Giới thiệu

    Giới tính:
    Nam
    Quy định về việc bật đèn khẩn cấp

    Hiện nay, trên nhiều tuyến đường đặc biệt là ở nội ô xuất hiện tình trạng có biển cấm dừng, đỗ xe nhưng một số tài xế đã cố tình dừng đỗ xe bằng cách bật đèn cảnh báo khẩn cấp đỗ xe dưới lòng đường. Hành vi này đã gây cản trở lưu thông trên đường.

    Khi nào được bật đèn khẩn cấp
    Đèn khẩn cấp hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm được dùng trong các trường hợp xe đang gặp sự cố phải đỗ trên đường hoặc xe đang di chuyển trong tình trạng nguy hiểm, trong một số trường hợp đèn cũng có thể bật khi thời tiết quá xấu nhằm cảnh báo đối với các phương tiện xung quanh.


    Hiện nay, chưa có quy định pháp luật về các trường hợp sử dụng đèn khẩn cấp, tuy nhiên, theo tìm hiểu, các nhà sản xuất khuyến cáo người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nên bật đèn khẩn cấp nếu:


    Thứ nhất, xe gặp sự cố phải dừng, đỗ trên đường


    Khi đi đang lưu thông trên đường mà xe gặp sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng, đỗ theo quy định, bắt buộc lái xe phải đỗ trên đường thì lúc đó lái xe cần bật đèn khẩn cấp để các xe khác cùng lưu thông chủ động tránh.


    Thứ hai, xe đang trong tình trạng nguy hiểm


    Trường hợp xe gặp trục trặc vấn đề về động cơ mà không thể tấp vào lề dừng đỗ thì lái xe nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện đang lưu thông khác biết để xử lý tình huống này.


    Thứ ba, thời tiết quá xấu


    Nếu trời mưa, sương mù bình thường, không quá nguy hiểm thì lái xe có thể chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần là được, không nên bật đèn khẩn cấp vì người điều khiển phương tiện phía sau sẽ không biết khi nào xe phía trước sẽ rẽ, chuyển làn… Đặc biệt, việc bật đèn khẩn cấp có thể làm mờ đèn phanh, nên lái xe cần lưu ý.


    Nhưng nếu gặp thời tiết quá xấu, trời mưa to, sương mù dày đặc, tầm nhìn bị khuất ở khoảng cách rất gần nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường được thì lái xe nên bật đèn khẩn cấp để các xe phía sau chú ý giữ khoảng cách an toàn khi di chuyển.


    Tuy nhiên, cách xử lý tốt nhất nếu gặp tình huống thời tiết quá xấu thì lái xe nên chủ động dừng, đỗ xe bên đường và bật đèn khẩn cấp, đợi đến khi thời tiết thuận lợi hơn rồi hãy di chuyển.



    Như vậy, chỉ trong tình trạng xe gặp sự cố phải dừng, đỗ hoặc xe trong tình trạng nguy hiểm hoặc đang di chuyển trong tình trạng thời tiết xấu thì lái xe có thể bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe trên đường.

    Xem thêm tại: Luật đường bộ mới nhất

    Bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe được không?
    Khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định việc dừng xe, đỗ xe được như sau:


    Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian nhất định đủ để cho người lên, xuống phương tiện xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.


    Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn về mặt thời gian.


    Việc dừng, đỗ xe phải được tuân theo quy định về luật giao thông đường bộ, không được thực hiện tùy tiện. Cụ thể, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi dừng, đỗ xe phải tuân thủ quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định cũng như nơi có biển cấm dừng, đỗ xe.

    Tìm hiểu thêm: phụ tùng xe cơ giới


    Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.


    Kết hợp với quy tắc sử dụng đèn khẩn cấp thì có thể thấy, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân theo quy định về an toàn giao thông, trong đó có quy định về việc dừng, đỗ xe. Theo quy định này thì lái xe không được dừng, đỗ xe ở nơi có biển báo cấm dừng, đỗ. Tuy nhiên, theo nguyên tắc sử dụng đèn khẩn cấp thì trong một số trường hợp nêu trên, lái xe có thể thực hiện việc dừng, đỗ xe mà bỏ qua quy định cấm dừng, đỗ xe ở nơi có biển báo cấm dừng, đỗ xe. Bởi lẽ, đó là những sự kiện bất khả kháng, về khách quan thì người lái xe không thể lường trước được khi lưu thông trên đường. Do đó, pháp luật đã dự liệu được tình trạng này nên đưa ra biện pháp sử dụng đèn khẩn cấp để khắc phục tình trạng trên.


    Song, hiện nay, một số lái xe đã lợi dụng việc sử dụng đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định.Hành vi này được xem là vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt từ mức 800.000 đồng - 01 triệu đồng với hành vi đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.


    Do vậy, lái xe không nên sử dụng đèn khẩn cấp trong mọi trường hợp để tránh gây nguy hiểm cho người khác và cũng tránh bị xử phạt. Trên các tuyến đường có biển báo cấm dừng, đỗ xe thì lái xe phải chấp hành theo hiệu lệnh của biển báo trên tuyến đường đó. Trừ trường hợp phương tiện gia giao thông đang di chuyển gặp sự cố kỹ thuật phải dừng, đỗ xe ở những tuyến đường có biển cấm phương tiện dừng, đỗ.


    Khi xe gặp sự cố nêu trên thì người người điều khiển phương tiện cần bật đèn khẩn cấp và nhanh chóng liên lạc với đơn vị cứu hộ để tiến hành di chuyển phương tiện đến vị trí thích hợp, tránh gây ùn tắc giao thông.

    Nội dung khác: thứ tự xe ưu tiên b2