- Hoạt động cuối:
- 30 Tháng mười 2021
- Tham gia ngày:
- 30 Tháng mười 2021
- Bài viết:
- 0
- Đã được thích:
- 0
- Điểm thành tích:
- 0
- Giới tính:
- Nam
Chia sẻ trang này
tyronchan
New Member, Nam
- tyronchan được nhìn thấy lần cuối:
- 30 Tháng mười 2021
- Đang tải...
-
Giới thiệu
- Giới tính:
- Nam
Ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của ai?
Hiện nay, có rất nhiều vấn đề liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bài viết này sẽ giải đáp thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc về cơ quan nào?
Ly hôn là gì?
Khải niệm về ly hôn được quy định tại Điều 3 khoản 14 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, những chủ thể sau đây có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, cụ thể đó là: Chồng hoặc vợ hoặc cả hai bên đều có quyền cùng yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn. Bên cạnh đó mẹ, cha hoặc người thân thích của vợ hoặc chồng cũng có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi một bên chồng hoặc vợ do mắc bệnh khác hoặc mắc bệnh tâm thần mà không thể làm chủ được hành vi của mình, có vấn đề về nhận thức.
Bên cạnh đó, khi người vợ đang có thai hoặc sinh con hoặc đang nuôi con dưới 01 năm tuổi thì người chồng của người vợ đó không có quyền yêu cầu ly hôn.
xem thêm Tư vấn luật hôn nhân gia đình
Các hình thức ly hôn
Ly hôn có hai hình thức chính là thuận tình ly hôn hoặc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Thuận tình ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, theo đó khi chồng và vợ cùng yêu cầu ly hôn, dựa trên những chứng cứ và đánh giá khách quan, nếu nhận thấy hai bên chồng và vợ có sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và đảm bảo quyền cũng như lợi ích chính đáng của vợ và con cũng như phân chia tài sản, thì Tòa án có thẩm quyền ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ và chồng.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, theo đó Tòa án sẽ căn cứ vào kết quả hòa giải, đời sống hôn nhân có hòa thuận hay không, sự mất tích hoặc bạo lực gia đình làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của vợ hoặc chồng thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó ly hôn có yếu tố nước ngoài có 02 trường hợp chính, bao gồm:
(i) Ly hôn giữa người nước ngoài với công dân Việt Nam.
(ii) Khi có yêu cầu ly hôn của những người nước ngoài có quan hệ hôn nhân với nhau thường trú tại Việt Nam.
xem thêm mẫu đơn xin ly hôn có yếu tố nước ngoài
Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của ai?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam tại Điều 81 khoản 2 thì quyền nuôi con khi chồng và vợ ly hôn được xác định như sau:
Chồng và vợ sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, mức chu cấp cho con, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp hai bên chồng và vợ không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án có thẩm quyền sẽ căn cứ vào thực tiễn để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
Trong trường hợp người con dưới 03 năm tuổi thì mặc nhiên được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho con.
Trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại Điều 127, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó, việc ly hôn giữa người nước ngoài với công dân Việt Nam, ly hôn của những người nước ngoài có quan hệ hôn nhân với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Căn cứ Điều 469 và Điều 470 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tuy nhiên, ly hôn có yếu tố nước ngoài có trường hợp đặc biệt và trường hợp này được quy định tại Điều 35 khoản 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi khu vực biên giới đó.
xem thêm điều kiện giành quyền nuôi conTương tác