Anh yêu em tiếng miền Trung nói như thế nào?

Thảo luận trong 'Thư Viện VOZ' bắt đầu bởi Wall-E, 1 Tháng sáu 2024.

  1. Wall-E

    Wall-E Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    428

    Anh yêu em tiếng Nghệ An là gì?


    Trong tiếng nghệ, từ anh sẽ được phát âm thành eng hay enh, lúc này, từ anh trong anh yêu em sẽ được thay thế bằng "eng/enh", một cách xưng hô của người con trai, khi đó anh yêu em tiếng nghệ sẽ được đọc là eng yêu em, hoặc nếu là chưa đủ yêu mới chỉ là thích, bạn cũng có thể đọc là "eng thích em", "tau thích mi", "eng ưng em" với từ ưng cũng có nghĩa là thích, mến..

    Em yêu anh tiếng Nghệ là gì?


    Ngược lại thì với cụm từ em yêu anh, đơn giản là chúng ta cũng phát âm ngược lại với anh yêu em theo tiếng Nghệ thôi, nó được đọc là "em yêu eng", "em thịch eng";

    Em nỏ mô có nghĩa là gì?


    Vẫn câu chuyện tình yêu, khi tỏ tình với người Nghệ, rất nhiều bạn đọc ngoại tỉnh chia sẻ rằng: Lúc mình nói em yêu anh tiếng Nghệ An (hoặc anh yêu em) thì nhận lại được câu: Eng nỏ mô/ em nỏ mô..

    Theo bạn đọc này, "nỏ" trong tiếng Nghệ là "không". Vậy câu em nỏ mô/ eng nỏ mô có nghĩa là từ chối không yêu.

    Ví dụ:

    - Em có yêu anh không?

    - Em nỏ mô.

    Xin trả lời, đúng là, "nỏ" có nghĩa là không. "Em nỏ mô" có nghĩa "em không (yêu) đâu". Tuy nhiên, thực là "tình trong như đã mặt ngoài con e" nhé.

    Anh yêu em tiếng Huế


    Đọc đoạn hội thoại sau:

    - Tui noái cho O nghe nì.

    - Răng rứa, có chuyện chi?

    - Hôm qua có ôn nớ tỏ tình với tui đó.

    - Ôn mô mà già khôn đều rứa O mi? O mi cũng hơn 80 rùi, yêu đương chi nữa, trớt trớt dệ sợ rứa hè! @

    - Tui có biết mô, tự nhiên Ôn nớ noái nhỏ vô tai tui: Anh yêu em! Rứa tui mới giật mình chơ.

    - Dị òm i hí.

    - Uh, tui dị dễ sợ luôn. Ôn nớ vô duyên hí! Mà có khi mô Ôn yêu tui thiệt khôn hè! @

    - Mắc mệt mụ mi dệ sợ!

    P/s: Người Huế không kêu "cô", người Huế kêu "..."

    Người Huế không kêu "Bà", người Huế thưa "Mệ"

    Người Huế không "nói", người Huế "noái"

    Người Huế không "mắc cỡ", người Huế "dị òm",

    Người Huế không hỏi: "Sao vậy?", người Huế hỏi "Răng rứa?"

    Người Huế không nói "Đẹp ghê", người Huế nói "Đẹp dễ sợ"

    Người Huế cái chi cũng kêu lên "Dễ sợ!", dữ dễ sợ, hiền dễ sợ, buồn dễ sợ, vui dễ sợ, xấu dễ sợ, thương dễ sợ, ghét dễ sợ.

    Tổng hợp một số từ vựng cơ bản cho những ai muốn "mần du/ rể" xứ Nghệ


    Để "mần du", "mần rể" xứ Nghệ thì việc nói được câu em yêu anh tiếng Nghệ An hay anh yêu em tiếng Nghệ mới là bước đầu. Sau đó chúng ta phải học dài dài vì tiếng Nghệ vô cùng phong phú, đa dạng. Dưới đây là một số từ vựng cho những ai ngoài tỉnh cần học nhé.

    Mô - tê - răng - rứa là sao?

    Đây là những từ hay gặp nhất, có lẽ cũng phổ biến nhất trong những người không phải dân Nghệ.

    Nào cùng bắt đầu nhé:

    • mô = đâu
    • tê = kia, ấy
    • răng = sao
    • rứa = thế, đấy

    Ví dụ:

    • Enh đi mô đó? = Anh đi đâu đấy? = Anh đi đâu thế?
    • Ở đàng tê. = Ở đằng kia
    • Rứa à? = Thế à?
    • Răng lại rứa? = Sao lại thế?

    Mần, chi, cấy, đàng

    • mần = làm
    • chi = gì
    • đàng = đường
    • cấy = cái

    Ví dụ:

    • Enh đang mần chi rứa? = Anh đang làm gì đấy?
    • Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
    • Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông "
    • Cấy chi rứa? = Cái gì thế?

    Nỏ, giừ, trốôc, chưn/chin

    • nỏ = không
    • giừ = giờ
    • trốc = đầu (cũng có nơi phát âm trôốc)
    • chưn/chin = chân

    Ví dụ:

    • Em có yêu anh không? Em nỏ mô. (em không yêu anh, thực ra là tình trong như đã)
    • Giừ em đang ở mô đó = Bây giờ em đang ở đâu vậy?
    • Em đang ở nhà. Em bị đau chưn. = Em đang ở nhà. Em bị đau chân.
    • Rứa ạ? Có can chi không? = Thế à? Có việc gì không?
    • Trốc em bị răng rứa? = Đầu em sao thế?

    O, ả, gấy, nhông

    O là một từ rất hay gặp và nhiều người biết từ này rồi. Ả thì trong tiếng phổ thông hiểu theo nghĩa khác một chút.

    • o = cô
    • ả = chị
    • gấy = vợ
    • nhông = chồng

    Ví dụ:

    • " O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu "
    • " Ả Hồng đi mô rứa? Lấy nhông chưa? Nghe nói ả Hạnh lấy nhông rồi (cũng: Ruồi) đó. Có lẹ rứa. Ả cụng nghe nói."

    Một số câu tỏ tình bằng tiếng miền Trung:


    Mi cò yêu tau không? Có ì nói có Ko yêu thì để tau quẹt khu tau về.

    Chami chơ răng nhìn mi dúng người iêu tau hịnh.

    Mi có chịu về làm du mẹ choa không?

    Nhìn mi răng giống bà của tau rứa.

    Thanh Chương quê nhút anh này. Yêu đi để mệ chọn ngày đón du!

    Rứa m có ưng lấy gấy hmai choa không?

    Dừ mi muốn t tán hay là tự đổ.

    Yêu không để tau không.. đi tán đứa khác không mất thời gian đi lại.

    Chỉ bằng cấy gật trốc, xin cha mệ về bên anh.

    Đưa ra ngoài rọng, bựt cho mấy tát, ả nói anh ưng mần chi thì mần chơ tỏ tình chi!

    Tán mi tử tế mi nọ chịu. Vô tình mạ mẹ mi lại yêu.

    Cha mi có muốn mần thông gia với cha tau không?

    Mi yêu tau mà mệ choa mới nạt cấy mà mi đạ xách dép chạy rồi tê nạ.

    Mi yêu được thì yêu không yêu tàu cụng bắt yêu: Một là yêu, Hai là cút rấp đi.

    Cha mi chơ. Nhìn má mi giống má cha mi thật. Đẹp thì có lẹ.

    Nhìn Cí trốc cha mi nưng mặt câng câng tau lị múc cho luôn dừ.

    Xương cha mả mẹ nhà mi! 1 là yêu 2 là cút rấp cha mi đi ngứa hết mòng đóc.

    Nhà tau nghệ An. Mi có về mần rể hôg rứa.

    Từ lần đầu gặp mi tau đã yêu mi rồi ô khuôn mặt lạnh lùng như rất đôi xinh tươi tô thắm trên một bờ môi một trái tim màu đỏ.

    Công nhận nhìn mi vẩn giống mẹ của con tau đò, thử đẻ cho tau ỳ đứa tau coi thử mồ.

    Quẹt khu mấn. Yêu đương chi tầm ni. Nhà bao việc.
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng sáu 2024

Chia sẻ trang này