Bitcoin có hợp pháp ở Việt Nam không?

Thảo luận trong 'Đầu Tư Kiếm Tiền' bắt đầu bởi Wall-E, 12 Tháng mười một 2022.

  1. Wall-E

    Wall-E Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    291
    Những quy định về pháp luật liên quan đến tiền điện tử.

    Sống trong thời đại công nghệ như hiện tại, việc tối ưu hóa các công cụ giúp đỡ cho cuộc sống con người luôn là nguồn đề tài bất tận cho các nhà nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Nhắc đến xã hội là không thể không nhắc tới các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Instargram.. còn nhắc đến kinh tế, chắc chắn phải kể đến đó là lĩnh vực tiền điện tử.

    Hiện nay, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định khác nhau về tiền điện tử, có quốc gia cho phép, có quốc gia không cấm nhưng cũng không thừa nhận trong đó có Việt Nam và cũng có quốc gia hoàn toàn cấm tiền ảo. Chẳng hạn như kể từ giữa năm 2021, El Salvador, một nước nằm ở Trung Mỹ đã chấp nhận đồng tiền Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp và trở thành quốc gia đầu tiên chính thức chấp nhận đồng tiền này. Ngược lại, đất nước gần 1, 5 tỷ dân - Trung Quốc là một trong những quốc gia có số lượng người "đào" tiền ảo đông nhất thế giới. Tuy nhiên, giới chức trách Trung Quốc vừa có quyết định cấm tổ chức tài chính ở quốc gia mình không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến tiền ảo và cảnh báo không được giao dịch tiền ảo. Chỉ thị này được đưa ra dựa trên nhận định thống nhất của ba tổ chức tài chính của Chính phủ Trung Quốc là Hiệp hội Tài chính Internet quốc gia Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc, cùng Hiệp hội Thanh toán và Bù trừ Trung Quốc về những mối nguy hiểm cũng như rủi ro mà tiền ảo sẽ mang đến cho ngành tài chính.

    Qua đó cho thấy, tùy vào đánh giá, nhận định về tiền điện tử mà mỗi quốc gia sẽ có chính sách khác nhau đối với đồng tiền này. Vậy, tiền điện tử chính xác là gì? Có những vấn đề liên quan đến pháp luật nào đáng chú ý xoay quanh tiền điện tử? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!


    [​IMG]

    Tiền điện tử là gì?

    Theo Wikipedia, Tiền kỹ thuật số/ tiền điện tử là tiền hoặc các tài sản tương đương tiền được lưu trữ, quản lý và trao đổi trên các hệ thống thiết bị điện tử kỹ thuật số, đặc biệt là qua mạng Internet. Tiền kỹ thuật số có thể được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu phân tán trên Internet, trong cơ sở dữ liệu máy tính điện tử, trong tệp kỹ thuật số hoặc trong thẻ có giá trị lưu trữ. Ước tính đến nay, thế giới đã có hơn 5400 loại tiền điện tử.

    Vào năm 2014, Ngân hàng trung ương Châu Âu đã định nghĩa tiền ảo là "đại diện kỹ thuật số của giá trị không phảo do Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn với tiền định danh hay còn gọi là tiền tệ fiat, nhưng được các thể nhân hoặc pháp nhân chấp nhận như một phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử".

    Tiền ảo chỉ có sẵn ở dạng điện tử. Nó chỉ được lưu trữ và giao dịch thông qua phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động hoặc máy tính hoặc thông qua ví điện tử chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua internet thông qua các mạng chuyên dụng, an toàn.


    [​IMG]

    Tiền mã hóa

    Tiền mã hóa là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi, sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản.

    Tính năng đặc biệt và được cho là sức hấp dẫn chính của của tiền mã hóa là bản chất phi tập trung. Tiền mã hóa không được ban hành bởi bất kỳ tổ chức hay Ngân hàng trung ương nào, điều này khiến về mặt lý thuyết nó miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao túng của Chính phủ.

    Bitcoin được ra đời năm 2008, là loại tiền mã hóa đầu tiên và cho đến nay, đây cũng chính là loại tiền mã hóa phổ biến và có giá trị nhất. Ngày nay, có hàng ngàn loại tiền mã hóa thay thế với các chức năng hoặc thông số kỹ thuật khác nhau.


    Quy định của pháp luật về tiền điện tử/ tiền mã hóa.

    Hiện tại, tính hợp pháp của tiền mã hóa vẫn còn đang là vấn đề cần cân nhắc và suy xét.

    Xét về bản chất, tiền mã hóa tại Việt Nam là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử và được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức là ví điện tử (do Ngân hàng nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng) và thẻ trả trước (do ngân hàng cung ứng) và ví di động.

    Quy định tiền mã hóa nhằm phát triển các sản phẩm thanh toán cung cấp dưới dạng tiền điện tử và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại điện tử, loại trừ các thể loại tiền số, các công cụ sử dụng như phương tiện thanh toán mà không chịu sự quản lý của cơ quan quản lý..

    Theo quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 thì tiền số không phải là một loại tài sản và theo quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng thì tiền điện tử không phải là một loại tiền và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

    Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ ngày 1/1/2018, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền số khác làm phương tiện thanh toán là không hợp pháp và bị cấm tại Việt Nam

    Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền số tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật dân sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bên cạnh đó, việc sử dụng các giao dịch liên quan đến tiền số nhằm mục đích rửa tiền còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về "Tội rửa tiền" quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    Tuy nhiên, quy định không đề cập tới việc mua / bán Bitcoin trên các sàn giao dịch quốc tế, cũng như việc sở hữu tài sản Bitcoin của mỗi cá nhân, tổ chức.


    [​IMG]

    Đó là những điều các bạn cần chú ý khi quyết định trải nghiệm cung đường tiền ảo này. Chúc các bạn sớm thành công với lĩnh vực tiền ảo đầy tiềm năng này nhé!