Chạn vương là gì? Tại sao gọi là chạn vương?

Thảo luận trong 'Thư Viện VOZ' bắt đầu bởi Wall-E, 19 Tháng năm 2020.

  1. Wall-E

    Wall-E Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    290
    Chạn Vương là ai?

    Chạn Vương là 1 từ lóng được rất nhiều thành viên trong diễn đàn VOZ sử dụng để đặt biệt danh cho những kẻ lấy được con gái nhà giàu, có được cuộc sống nhàn hạ sung túc giàu có sung sướng mà không phải tốn nhiều công sức, không mất công lao động vất vả cày ngày cày đêm như bao anh em Vozer khác. Do đó, cách nhanh nhất chính là đi kiếm 1 cô vợ thật giàu có để làm giàu không khó. Vì vậy từ Chạn Vương có thể hiểu là những người đàn ông lấy vợ giàu và dựa dẫm vào gia đình nhà vợ để sống sung túc cả đời mà không phải lo tiền bạc nghèo đói, những kẻ may mắn này được ví giống như trong câu tục ngữ:

    Chó chui gầm chạn!

    [​IMG]

    Vì sao gọi tuấn hưng là chạn vương?

    Hưng chạn đại vương là biệt danh mà cộng đồng mạng VOZ đặt cho ca sỹ Tuấn Hưng chỉ vì anh lấy được cô vợ gia thế giàu có mặc dù nói ra Tuấn Hưng giàu có và làm ra nhiều tiền không kém gì vợ nhưng do các bạn VOZer gato nên đặt cho anh danh hiệu trên, nếu được chui chạn như Tuấn Hưng thì tôi cũng muốn là câu nói của các VOzer khi được hỏi có muốn làm như vậy không.

    Và nếu so kiểu vậy thì Tuấn Hưng vẫn chưa có cửa đứng chung với chạn thánh Thanh Bùi.

    [​IMG]

    Sự tích Chạn Vương

    Như chúng ta đều biết, đàn ông ở thời xa xưa vốn rất được xem trọng. Họ được xem là trụ cột trong gia đình, đầu đội trời chân đạp dép và chỉ làm những việc lớn tránh xa công việc liên quan đến gầm chạn bát đĩa. Tất cả mọi việc trong nhà đều do người đàn ông quyết định, họ nói một thì người phụ nữ chẳng dám cãi hai. Ở cái xã hội mà người đàn ông luôn được xem trọng thì họ cũng dần cho đó là một điều hiển nhiên.

    Tương tự như những câu tục ngữ khác, "Chó chui gầm chạn" cũng được thể hiện bằng nghĩa đen và nghĩa bóng. Về mặt nghĩa đen, đây đại ý nói con chó chui dưới gầm chạn để tránh phải ăn đòn, không dám lên tiếng cũng không thể động đậy, sử dụng cái chạn như 1 công cụ để bảo vệ bản thân, nương nhờ vào nó. Thứ duy nhất mà nó có thể làm là rên ư ử một cách đáng thương. Nghĩa bóng bao quát và sâu sa hơn, con người rơi vào cảnh khó khăn và khó có khả năng trở mình. Câu tục ngữ này thường dùng cho những trường hợp đàn ông đi ở rể.

    Thật ra, việc ở rể không hẳn lúc nào cũng khiến người đàn ông cảm thấy mệt mỏi. Nhất là nếu gia đình nhà vợ tử tế và thấu tình đạt lý thì mọi chuyện sẽ diễn ra bình thường. Người đàn ông ở rể thường nhận được cái nhìn ái ngại từ phía mọi người bởi ảnh hưởng từ quan niệm xưa cũ. Họ luôn cho rằng, người đàn ông ở rể như "Chó chui gầm chạn", không có tiếng nói, không được phép quyết định bất kì việc gì. Điều đó sẽ làm mất đi tôn nghiêm của người đàn ông nhưng sự thật thì như thế nào?

    [​IMG]

    Phận chui chạn: Trong gầm chạn có gì?

    Đến hiện tại, tôi có thâm niên ở rể hơn 2 năm. Cũng là từng ấy thời gian tôi đau đáu, trăn trở, khổ sở với giấc mơ được ở riêng. Vì sống cùng gia đình vợ, tôi như chịu một cuộc tra tấn kiểu hiện đại, từ thể lực tới tinh thần. Đầu tiên là mẹ vợ tôi. Bà ly hôn lúc cô dì út được 6 tuổi, tính tới nay đã cả chục năm. Có lẽ vì cú sốc ấy nên bà trở thành người khó tính, luôn tỏ vẻ cao đạo và xét nét với người trong nhà. Từ khi có bóng đàn ông là tôi, bà bắt đầu hướng mũi dùi "chuẩn mực" về phía con rể.

    Chiều nào đi làm về tôi cũng phải thực hiện ít nhất ba thứ công việc. Đó là phụ dọn dẹp và đứng thu tiền cho quán bún bò của bà ngoài hẻm, rồi về nhà nấu nướng cho vợ đi bộ giữ eo. Tiếp theo là tôi phải chịu đựng khoảng thời gian cả bữa cơm tối để nghe mấy mẹ con bà ăn uống, buôn chuyện trên đời. Mà nào đã hết, tôi thực hiện những điều trên như một cái máy nhưng vẫn bị bà ngọt nhạt nhắc nhở: "Anh cần linh hoạt một tí, những việc a, b, c thì phải thế này, thế kia mới nhanh được.. Cố gắng phụ mẹ một thời gian."

    Rồi thì dạy dỗ vợ chồng ăn ở với nhau sao cho đúng nghĩa phu thê: "Dạo này mẹ hấy hai đứa cứ sao sao ấy, có gì khúc mắc thì cứ thẳng thắn trao đổi. Nó - tức vợ sai gì thì con cứ nói. Đừng như ba các con - tức bố vợ, tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm vào cuộc đời mẹ đến giờ vẫn chưa hết đau.."

    Những lần như thế, tôi chỉ cúi đầu vâng dạ theo thói quen rồi xin phép bà cho lên phòng trước. Tôi làm việc thêm một tí, ngủ một giấc, sáng hôm sau lại bắt đầu màn tập thể dục bằng việc dọn hàng bún bò cho bà ra ngoài đầu hẻm trước khi đóng bộ tới công ty. Nếu quý vị từng xem phim Sống chung với mẹ chồng thì cứ lấy nhân vật nàng dâu kia nhân lên hai lần là suy ra được ra tâm trạng ức chế của tôi.

    Tiếp đến là màn coi thường chồng của vợ tôi. Chỉ nửa năm sau khi cưới, cô ấy ngoài việc tháng nào cũng vặn lương của chồng thì bắt đầu sinh ra tật mỉa mai, chì chiết người đầu gối tay ấp. Mà vợ tôi xúc phạm tôi thâm thúy y như mẹ đẻ của cô, có phần đẳng cấp hơn. Câu kinh điển của vợ tôi là so sánh tôi với bạn bè đồng trang lứa: "Anh Nam trước đây toàn phải mượn đề cương chồng soạn để đi thi, vậy mà giờ nhà cao cửa rộng, có cả đám doanh nghiệp xun xoe chờ bắt tay. Vợ chả hiểu chồng dùng cái bằng loại khá đề làm gì!"

    Rồi những lúc có chuyện bất đồng, vợ tôi không chịu trao đổi mà cứ thích đợi tới khi có mặt đông đủ cả nhà mới lôi ra kể, hỏi mọi người là tôi sai hay đúng. Những lần như thế, tôi không đủ dũng cảm để nói lên lý lẽ của mình, chấp nhận ngồi cô đơn giữa vòng vây của những tiếng "Thế à", "Sao lại vậy?", "Đã thấy chưa?", "Thôi, chuyện bé không nên xé ra to."

    Đấy là lời nói, còn công việc chung thì cô ấy tự phong cho mình vị trí tiểu thư. Nghĩa là không muốn động tay vào bất cứ thứ gì, từ quét dọn nhà, gọi điện đổi bình gas đến giúp chồng ủi bộ quần áo..

    Vâng, Tôi ở rể! Điều đó khiến tôi hiểu tâm trạng bức bí, luôn luôn muốn gây sự của bất cứ người đàn ông nào vì lý do kinh tế mà tạm trú bên ngoại.

    Nỗi khổ chạn vương đâu ai thấu hiểu

    Anh thực sự ngu ngốc

    Có rửa một cái bát cũng không xong

    Lỡ làm vợ yêu khóc

    Thế thực sự có đáng yêu không

    Anh chính là Chạn Vương

    Nhưng không ai có thể thay thế



    Quảng cáo:

    Kiếm tiền cùng diễn đàn VOZ

    *pepe 145*
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng bảy 2020