Truyện VOZ Cuộc chiến giữa Nhíp và Quần đùi hoa - Lini Thông Minh

Thảo luận trong 'Truyện VOZ' bắt đầu bởi Mộ Thanh, 3 Tháng mười hai 2021.

  1. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Tên truyện: Cuộc chiến giữa Nhíp và Quần đùi hoa

    Tác giả: Lini Thông Minh

    Thể loại: Truyện VOZ

    Nguồn: doctruyenvoz

    [​IMG]

    Chương 1:

    Tôi đặt bút viết lại câu chuyện "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi" của Minh Hoàng vì hắn ta đã bỏ qua quá nhiều chi tiết, và cả những mảng tối trong cuộc sống của tôi mà hắn không hề biết.

    Tôi viết cho những vụng dại đã qua, những cảm xúc chân thành của tuổi mới lớn, những vấp ngã đầu đời, những trải nghiệm của sự trưởng thành.

    Tôi đã sống những ngày như thế đấy!

    Còn bạn thì sao?

    #*#*#*#*#

    Tôi để ý đến chàng từ rất lâu rồi, khi tôi bắt đầu biết chú ý đến ngoại hình của mình hơn là cái việc phải làm sao phải đến lớp đúng giờ mỗi sáng, khi tôi bắt đầu thấy thích những chiếc váy xếp ly mặc kèm áo phông in họa tiết nhẹ nhàng hơn là quần jean kết hợp với áo thụng cá tính, khi tôi biết chọn mua những cái bờm và thun buộc tóc xinh hơn là thả rông mái tóc bù xù như cái chổi. Và dĩ nhiên là chàng chẳng biết điều ấy đâu, cho đến khi chàng đọc được những dòng này.

    Câu chuyện của tôi có lẽ sẽ đảo ngược hoàn toàn những suy nghĩ của chàng về tôi từ trước đến giờ. Và sau đó thì chàng có còn yêu tôi như bây giờ không? Cũng chẳng biết nữa. Tình yêu làm sao có thể dễ dàng thốt lên bằng một hai từ CÓ hay KHÔNG. Nhưng dù sao điều quan trọng nhất, là tôi đã giữ cho riêng mình một miền kí ức bí mật mà chưa có ai đặt chân vào được, kể cả người tôi yêu thương nhất.

    Trước khi chúng tôi yêu nhau, chàng chẳng bao giờ để ý đến tôi mặc dù tôi luôn tìm đủ trò gây ấn tượng như dắt lũ chó nhà tôi ra ị ở gốc cây trước cửa nhà chàng, va vào chàng mỗi khi chạy ra đổ rác, phi xe ra cổng đúng lúc chàng vừa hay đi tới, và chạy sang cho nhà chàng những món đồ ăn đặc biệt mẹ tôi làm. Mỗi lần như thế chàng chỉ ừ hữ cho qua rồi chạy tọt vào nhà, mặc kệ tôi tưng hửng đứng đó. Sau một vài lần bị đối xử "lịch sự" như thế, tôi xếp chàng vào hạng: Những động vật máu lạnh.

    Chàng vẫn hay lủi thủi ở ban công bên nhà chàng, tỉ mẩn với những cành tường vi vươn lả lơi trong gió rồi kéo gọn chúng lại với nhau, hay cẩn thận đặt bốn chậu xương rồng ra ngoài lan can mỗi khi trời nắng và cất vào phòng khi trời tối. Thi thoảng tôi thấy chàng quét nhà, gom rác vào góc ban công bên phía nhà tôi, báo hại tôi phải lụi hụi cầm mê ra hót đi cho chàng vì tôi biết rằng chàng sẽ để đấy cho đến khi rác ngập như núi.

    Chàng thích mặc quần đùi hoa! Lần đầu tiên nhìn thấy cái dây phơi quần áo sặc sỡ đến mức ong bướm cũng phải bay đến vì tưởng nhầm đó là vườn hoa cứt lợn, tôi đã nằm lăn ra cười. Không nghĩ là trên đời này lại có một người đàn ông chân chính có sở thích biến thái đến như vậy. Chàng thích nghe nhạc Moza, thích uống nước bằng ca (may mà không bằng bô) và thích ăn chuối đá (chuối chín để trong ngăn đá trong tủ lạnh đến khi cứng rẳng thì lôi ra gặm). Chiều chiều mỗi khi tôi mang xôi hay chè sang cho mẹ chàng, vẫn thấy chàng ngồi nghe nhạc Moza, uống nước bằng ca và ăn chuối đá. Cuộc sống của chàng chỉ có vậy thôi. Sáng chiều đi học, tối về hưởng thụ những thú vui tao nhã của riêng mình.

    Còn tôi, tôi là đứa thích thu mình trong vỏ ốc khi ở nhà, sống hòa đồng và cần cù chăm chỉ khi tới lớp, hội tụ đầy đủ những yếu tố mà các cô giáo chủ nhiệm thường hay ghi trong học bạ của một học sinh ngoan gương mẫu. Ngày lại ngày trôi qua, chẳng có gì đột phá. Tôi vẫn thường vặn volume chiếc piano điện trong phòng tôi lo lên hết cỡ và hành hạ hàng xóm mỗi khi đêm về. Thực tình tôi chỉ muốn hành hạ chàng thôi, nhưng khổ nỗi chàng vẫn chẳng thèm ỏ ê gì, chỉ có mấy gia đình xung quanh sang ăn vạ mẹ tôi.

    Tôi thích chàng vì cái gì nhỉ? Kể ra tôi cũng tự thấy tôi dở. Chàng cao 1m6 (thậm chí chưa đến), đầu tóc lúc nào cũng trong trạng thái 1 tháng chưa trải 1 tuần chưa gội, cận lòi mắt, mông cong, răng chuột, đen đen bẩn bẩn. Hic. Trong khi con gái lớp tôi vẫn mơ tưởng đến các ồ pa trong từng giấc mơ thì tôi lại để ý đến một thằng rất bình thường. Chàng không cao to, nhưng đen hôi thì đủ tiêu chuẩn thậm chí thừa. Chàng chẳng thông minh, không học giỏi, không biết chơi thể thao, luật bóng đá chàng cũng không biết gì hơn ngoài việc đội nào đá bóng vào goal đội kia thì thắng. Chàng chẳng có gì đặc biệt, và tôi biết chính chàng cũng tự cảm thấy mặc cảm mỗi khi đứng trong một tập thể những thằng bạn to cao lực lưỡng sáng sủa.

    Vậy cuối cùng thì vì sao tôi lại yêu chàng? Điều duy nhất tôi có thể kết luận. Đó là: Tôi là một đứa thực tế! Tôi không mong đợi gì vào một người đàn ông đẹp trai ngời ngời, vai năm tấc rộng thân mười thước cao, có chăng chỉ là những mối tình vụng trộm khi mà tôi không đủ sức phục vụ nâng niu hắn. Điều nữa, có lẽ Chúa ban tặng tôi cho chàng, một món quà giúp chàng tự tin và tự hào về bản thân mình hơn chẳng hạn. Tôi sẽ là hình mẫu tượng trưng cho chân lý rất nhân văn: Không phải gái xinh gái giỏi là sẽ yêu trai đẹp trai giàu! Dù có mù què đui chột mà vận phải cái duyên cái số thì người ta vẫn yêu nhau thôi.

    Và một điều cuối cùng khiến tôi thích chàng, là đôi mắt hiền lành của chàng có ma lực gì đó giúp tôi khẳng định, chàng sẽ hết lòng vì một người con gái khi yêu. Mà đối với một đứa con gái luôn trốn sâu trong vỏ ốc như tôi, điều đó là quá đủ. Bạn có biết không? Vì sao đi qua bao nhiêu người mà chỉ để lại thương nhớ cho một người? Là bởi vì mỗi chúng ta chỉ có một mảnh ghép vừa khít với mình, trong vũ trụ vô cùng rộng lớn này.

    Đó là tất cả những gì vẫn thường xảy ra hằng ngày, trước khi tôi và chàng chính thức lao vào cuộc chiến ẩu đả nhau!

    #*#*#*#*#

    Tôi là một cô gái bình thường lắm. Ngoại hình ở mức trung bình khá, cao có 1m5, mắt hơi xếch, mũi hơi to, ngực lép, bụng bự, mông cong, chân vòng kiềng.. Được cái thông minh học giỏi, thầy yêu bạn mến. Tuy nhiên vẫn FA. Bởi tôi khó mở lòng ra với một ai đó riêng biệt, luôn sợ rằng tôi không thể yêu thương được một người trong khi người đó lại rất yêu thương tôi. Tôi luôn sợ cảm giác nhận quá nhiều mà không thể trả lại.

    Cuộc sống của tôi luôn lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc, ngày đi học, tối về nhà. Cuối tuần học đàn. Khi buồn thì chơi với chó.

    Ở lớp, tôi kết thân với một cô bạn tên Linh!

    Linh xinh xắn và nhanh nhẹn, hòa đồng và tốt tính. Tôi thương cô ấy nhiều, bởi cô ấy cũng giống tôi. Đều là những đứa trẻ cô đơn riêng một thế giới thiếu vắng bàn tay quan tâm chăm sóc của cha mẹ, tự mình vùng vẫy trong những nỗi đau của gia đình.

    Linh yêu một anh khóa trên, tên Hưng. Cuộc sống này nhiều khi có những móc xích thật kỳ lạ. Hưng là bạn thân của Hoàng – hàng xóm tôi – người đã bước vào trái tim tôi, và làm nó nổi gió.

    Cuộc sống của tôi bắt đầu bị đảo lộn vào một ngày thứ Tư đen tối. Linh gọi điện ầm ỹ cho tôi khi trời chưa sáng. Mặt vẫn vùi trong chăn, tôi với tay lấy điện thoại:

    - Nói đi con hĩm. Rồi tao sẽ giảm án cho mày cái tội phá giấc ngủ của tao!

    - Mày lên facebook mà xem đi. Ảnh sex của mày ngập tràn facebook của bạn bè ông Hưng nhà tao này.

    - Cái gì? Ảnh sex nào? Tao có bao giờ đi bơi hay đi xông hơi công cộng đâu?

    - Lên mà xem. Lảm nhảm mãi! Nhớ mua thuốc trợ trim!

    - Chim chóc gì? Con thần kinh!

    Mò mẫm dậy bật máy tính lên xem.

    *khóc thét*

    Trên trang chủ, nick bạn bè tôi lác đác xuất hiện một hình ảnh chụp khung cảnh vô cùng quen thuộc.. ban công nhà tôi, chiếc ghế gỗ màu chàm, tôi ngồi mé cửa, gác một chân lên lan can, vô tư ngoặc đầu sang bên phải, tay trái cầm nhíp, mắt soi vào nách, nhổ!

    Phải nói là RẤT KHÙNG! Tôi có một thằng hàng xóm bệnh hoạn lại thích làm loạn. Biến thái tới mức rình con gái nhà người ta nhổ lông nách rồi chụp hình post lên facebook, tag share khắp nơi kèm theo cái caption vô cùng tưng tửng: "Mới sáng ra đã thấy em hàng xóm ngồi nhổ lông nách". Không biết hắn có não không nữa? Mà chắc là không có đâu. Nếu có thì đã không chụp lại cái hình tởm rồi đem khoe thiên hạ thế kia. Bạn bè của hắn nữa chứ. ['=. =] . Tại sao có thể lôi cái hình của mình share khắp nơi với đủ thứ bình luận: "Vãi cả nhổ", "Vãi cả lông".. Trời đất, vãi cả đàn ông. T___T

    Lật đật chạy ra giường bấm điện thoại điên cuồng:

    - Linh ơi, tao phải làm sao? Mày biết hack nick không?

    - Hack con khỉ? Sao mày không chui vào nhà tắm soi gương mà nhổ, ngồi ra ban công làm gì? >o<

    - Hôm qua mất điện! T___T

    - Tao chịu, xin lỗi mày. Chính ông Hưng là người chia sẻ cái hình của mày từ face ông Hoàng sang page của lớp ông ý.

    - Con chó, mày yêu thằng mất dậy thế hả?

    - Xin hãy thứ tha, hu hu.

    - Giờ tao phải làm gì? Phải làm gì? Trông cái hình tao ngồi oặt ẹo kinh quá.

    - Sang mà tẩn thằng hàng xóm nhà mày chứ hỏi gì tao?

    - Tẩn á?

    - Oánh bỏ mọe đi. Ông Hưng bảo lão Hoàng này hiền với nhát lắm. Anh hùng bàn phím thôi.

    - Thằng trời vật! Để tao!

    Phí công tao âm thầm trao tình cảm cho mày. Con đĩ Hoàng! Từ nay tao sẽ quẳng mày từ trái tim tao phi ra chuồng xí.

    Sao tự nhiên tôi thấy thằng điên này nó xấu xa thế. Người đã lùn, mặt thì đụt đụt ngu ngu, học thì dốt như bò, giờ lại thêm tật bẩn tính. Dù gì thì cũng phải xử, rồi xong đường ai nấy đi. Chạy vội nhà nhà tắm đánh răng, vớt nước rửa mặt, buộc lại tóc, tô ít son. Con gái dù có ra trận cũng phải xinh tươi. Sau đó chạy xuống cổng, sang nhà thằng hàng xóm bệnh hoạn, bấm chuông liên tục. Tôi đếm đủ 12 hồi chuông thì hắn mới lò dò đi xuống. Cởi trần, mặc quần đùi hoa màu vàng đỏ lá xanh, đầu tóc bù xù như cái tổ – thiếu mỗi con chim trên đầu. Hắn còn ngái ngủ, dò dẫm mở chốt cửa, thò cái mặt ngu ra hỏi:

    - Gì thế? Nhà này không có bán đồng nát đâu!

    Đồng nát cái *beep*. Nhìn bà mày giống buôn đồng nát lắm à? Bà mày mà buôn đồng nát, thì mày là thằng nhặt rác ở bến xe.

    Tôi tiến thằng vào cổng, dồn hắn vào giữa sân rồi lấy hết sức vả cho hắn một phát nát mặt. Thằng mất dậy.

    - Bệnh hoạn! Biến thái! Nghĩ sao mà làm cái trò khốn nạn đó vậy hả? Có nghĩ đến danh dự của con gái nhà người ta không? Đồ điên! Đồ đầu không não. Đồ óc toét. Khôn hồn thì tìm cách gỡ hết cái ảnh đó đi. Không thì tôi sẽ thuê xe cẩu về nghiền nát nhà anh ra. Tôi thề đấy. Con tinh tinh lai khỉ đột!

    Mặt thằng khốn cứ đực ra, mắt lồi to như mắt chuồn chuồn, chắc không hiểu chuyện gì. Nói xong bỏ về. Tiên sư bố thằng khùng. Làm phí buổi sáng quý báu của bà. Hùng hục về nhà bật bếp bắc nồi nấu mì tôm ăn. Mặc xác thằng cha hàng xóm đó muốn làm gì thì làm. Tối nay đi học về mà vẫn thấy cái ảnh của tôi thì tôi sẽ cho hắn hiểu thế nào là lễ độ.
     
    Non_La thích bài này.
  2. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 2:

    "Bấm để đọc"
    Cuộc sống nhàn nhạt của tôi như bị đảo lộn hết lên. Bạn bè tôi có nhiều người chơi thân với khóa trên, nên cái ảnh tôi ngồi ban công, gác chân lên thành ghế nhổ lông nách nhanh chóng được lan truyền từ di động đứa này sang đứa khác. Khổ nỗi tôi mặt dày và nhọn như điếu cày, vẫn sống ung dung, hiên ngang trước thị phi sóng gió. Nhưng đôi lúc xấu hổ cũng dâng ngập lên tận mỏ. Tôi càng thù càng hận lão hàng xóm đến tận xương tủy khi bạn bè thăng chức cho tôi thành GIÁO SƯ NHỔ LÔNG. ( "_ _)

    - Tao phải làm gì bây giờ hả Linh?

    - Thích mà. Đi đâu cũng có người chỉ trỏ. Chắc mai tao cũng vác ghế ra ban công nhổ lông nách quá.

    - Con điên. Ờ, nhổ đi rồi xâu lại cắm lên cằm ông Hưng nhà mày

    -

    [​IMG]

    Lôi cuốn sách Văn ra lẩm nhẩm lại bài cũ. Văng vẳng phía cuối lớp tiếng trêu chọc vọng lên:" Nhíp Hôi! Nhíp Hôi ơi ". Tự an ủi cái tên Nhíp Hôi nghe cũng dễ thương. Cái lớp này, cả năm quây quần với nhau, bộn bề sách vở, bài tập mỗi ngày chất chồng như núi, không còn thời gian mà bàn ra tán vào những câu chuyện nhỏ nhặt vu vơ. Thế mà hai ngày nay cứ ầm ỹ râm ran chuyện" nhỏ Vi ngồi ban công nhổ lông nách ". Lũ khỉ, nhổ lông nách thì có gì mà lạ, dễ bà nội bà ngoại, mẹ đẻ, dì ruột, cô họ, mợ hờ nhà chúng bay không bao giờ nhổ lông nách hả? Hả hả hả? Bực ói máu. Từ mai quyết tâm tiết kiệm tiền ăn sáng đi triệt lông miễn phí.

    - Tao điên lắm rồi nha Linh. Mày nói chúng nó nín ngay chứ còn trêu nữa tao xuống bẻ cổ từng đứa một cho coi

    - Ha ha. Nhưng tao thấy rất hứng thú với vụ này.

    - Thú con cú. Tao về đây. Nay tao bỏ học.

    - Thật á?

    - Ờ, bỏ không?

    - Ơ.. Có!

    Tôi và Linh vác balo lẻn ra đường cổng sau trèo ra khỏi trường. Tôi đi trước, Linh chạy theo sau. Nó cũng quá quen với việc nổi loạn khi tâm trạng không tốt của tôi như thế này. Hôm nay bốn tiết. Lúc đầu tôi định bụng chỉ trốn hai tiết thôi, dắt Linh đi lang thang vòng vo đâu đó rồi quay về. Nhưng thôi, đã đi rồi thì đi luôn. Cũng chẳng thế học với cái tâm trạng như có ròi bò trong bụng thế này.

    - Này Vi!

    - Nói!

    - Tao không hiểu tại sao?

    - Sao cơ?

    - Mày lại bực bội chỉ vì mấy cái lông nách?

    * * *

    Ừ nhỉ. Ngẫm đi ngẫm lại, cũng có cái gì quan trọng đâu, Tại sao tôi lại nổi khùng đến mức bỏ cả học?

    - Mày chỉ là người bình thường, không xinh đẹp, chẳng hotgirl, mấy ai biết mày đâu? Cái ảnh đó cũng không khiến nhân cách mày sứt mẻ tí nào, không giúp mày giàu lên hay làm mày nghèo đói đi. Mày làm sao phải thế?

    - Thế thôi lại quay về học đi!

    -

    [​IMG] Con điên. Hôm nay tao thích chơi! Đi thôi. Kỉ niệm ngày nhổ lông thế giới!

    Chúng tôi, hai đứa trẻ cấp 3, lưng leo balo, đầu đội nón kết, lê lết trên xe bus ra hồ Gươm chơi. Bây giờ nhắc vẫn còn nhớ ngày hôm ấy. Linh và tôi mặc áo trắng, tóc buộc đuôi gà lúc lắc sau lưng, cười đến mỏi miệng khi chậm chậm hỏi một người khách Tây:" Sir! What time is it? ", rồi người ta đưa tay lên xem đồng hồ và trả lời dõng dạc:" 9h rồi các cháu! ". Xuống bến xe mà tôi với Linh vẫn há miệng ra cười, rãi rớt tận cổ, tự thấy mình quê hết sức. Tôi dắt Linh đi bộ một vòng quanh hồ, mua kem ăn, chụp ảnh, cùng nhau lòng vòng qua phố sách Đinh Lễ, đứng coi cọp sách đến mỏi chân rồi lại dắt tay nhau lên gác 2 cafe Đinh ngồi ngắm một mảnh Hà Nội.

    Tôi gắn bó với thành phố này đã 5 năm. Đủ dài để hiểu, để cảm nhận những gắn kết với cuộc sống của mình hằng ngày. Chống tay lên lan can, dựa cằm vào, im lặng. Linh gọi cho tôi một cốc long nhãn lồng hạt sen ngọt lịm, còn cô ấy uống chanh tươi không đường, chua loét. Cái sở thích cũng giống hệt chính tâm hồn cô ấy, không hề ngọt ngào và luốn khiến người khác nhăn mặt khi nếm. Thế nhưng chỉ có tôi mới đủ bình tĩnh để trải nghiệm hương vị chanh không đường, thơm thanh khiết..

    - Mày đang nghĩ gì thế? – Linh chọc chọc

    - Lung tung!

    - Hầy, không biết hôm nay có bị ghi sổ không nữa – Linh thò tay vào cốc nước chanh rồi đưa lên mồm mút mút => TỞM!

    [​IMG] s

    - Tao nhắn tin bảo Nhật xin phép hộ rồi.

    - Đi xem phim nhé!

    - Ờ

    - Mày đang nghĩ gì?

    - Linh tinh

    - Mẹ mày! Con điên!

    - Ô?

    - Ha ha

    Linh kéo tôi đi xem phim cho đến tận tối mịt mới về. Xe đạp đã để ở trường, tôi bắt chuyến bus đi qua ngõ nhà tôi, xuống xe rồi lững thững tản bộ. Con đường nhỏ đi về nhà quen thuộc tới mức có thể đếm được từng bước chân. Một tay giữ quai ba lô, một tay đung đưa bên sườn, tôi.. hát! Thỉnh thoảng tôi như con dở, bất chấp người đi đường, cứ nghêu ngao mấy bài hát thiếu nhi từ đầu ngõ. Bà Tám đứng lum khum dưới mái hiên ở cửa hàng tạp hóa, tay vẫy vẫy gọi tôi:

    - Vi, con về muộn thế?

    - Dạ nay con học thêm giờ, bà nấu cơm chưa?

    - Ăn xong xuôi rồi. Cho này!

    Tôi chìa tay ra, bà đổ vào tay tôi vài mảnh kẹo lạc tự làm, mấy miếng kẹo lạc cứ lạo xạo trong tay. Chưa ăn mà đã thấy ngọt lịm. Ngày nào cũng như ngày nào, đi qua đây đều được bà Tám dúi cho mấy cái kẹo, bà cấu cấu hai cái má gầy nhom thịt của tôi rồi mới cho về.

    - Còn cái này nữa. – Bà đưa cho tôi một cái dây thun may bằng vải để buộc tóc. – Sao bà thấy con cứ lấy khăn đỏ buộc tóc là thế nào?

    - Dạ con thích!

    Con gái con đứa thứ gì! Lôi thôi!

    - Hì hì, con về nha bà!

    - Cẩn thận nha Vi, bà thấy thằng Tùng nó ngà ngà say rồi đấy

    - Dạ!

    - Đừng để bị đánh nữa nha con!

    - Dạ!

    Chạy nhanh về nhà. Ki đã đứng đợi tôi từ lâu rồi. Thò tay mở chốt cổng, tôi bước vào gục mặt lên vai Ki.

    - Òa, mệt quá Ki ơi!

    Ki đáp lại bằng mấy tiếng" gâu gâu ", đuôi vẫy tít mù. Ki là giống Becgie to phải gấp đôi người tôi, nên tôi thích cảm giác vùi mặt vào bộ lông bông xù to đùng của nó. Ki thè lưỡi liếm nhẹ vào tay tôi. Còn tôi thì lần xuống bụng em kiểm tra. Lép kẹp!

    - Trời ơi.. Trưa nay em không được ăn cơm à?

    Ki trả lời bằng mấy tiếng rên ư ử. Nhìn quanh sân, không có xe của mẹ, chắc hôm nay mẹ không về. Tôi mở ba lô lấy tạm cho Ki cái bánh ngọt, ngồi bệt ở góc sân nhìn em ăn xong, tháo xích và nhẹ nhàng đi vào nhà. Bố đã ngủ. Nhà sực hơi rượu. Tôi rón rén đi trước, Ki bước theo sau không một tiếng động. Vào phòng rồi đóng chặt cửa lại. Tôi ngồi xuống bên cạnh Ki, thở đều cho đỡ mệt. Thế là kết thúc một ngày phá phách. Tôi lại trở về với góc phố rêu phong của mình, với những đồ vật nhỏ xinh và những bản đàn quen thuộc.

    Mở điện thoại lướt face xem xét tình hình..

    Zời phật quỷ thần ơi. Cái ảnh tôi nhổ lông nách vẫn chình ình ở face cá nhân thằng chó Hoàng khốn khiếp, thậm chí còn được ưu ái đánh dấu sao to đùng. T___T Ức chế không chịu được, tôi mò vào comment:" Ê mày, mày rảnh như con cá cảnh vậy mày? Có mỗi cái ảnh này sao mày ngồi gặm suốt từ hôm qua được mày? ". Chưa đầy một phút sau hắn trả lời:" Ờ, sao không mày? Tức hả? "@___@ Sau đó bạn bè hắn vào comment loạn xị ngậu:" Đây hả, em Nhíp đây hả? "," Ủa cô gái nhổ lông đây hả Hoàng

    [​IMG] ". Hắn thản nhiên trả lời:" Chính y và đồng bọn, con đàn bà tay sắt "

    Đệt mọe!

    Đúng là tao tức đó, thằng óc chó. Không tức mới là lạ đấy cái mả cha mày!

    Trong lòng hừng hực lửa, kiểu này phải đi tắm cho mát. Tôi đứng dậy phi lên gác thượng rút quần áo. Vừa rút vừa nguyền rủa thằng não lợn nhà bên. Ngó sang bên trái, thấy phất phơ trên hai dây quần áo khoảng 2, 3 cái quần đùi hoa. Thằng này 1 tuần nó mới giặt quần 1 lần hay sao ấy. Khiếp, hoa hoét xanh đỏ vằn vè. Ôi.. vãi cả quần. Tôi với ngay lấy cái gậy rút quần áo, kéo kéo mấy cái quần về phía mình rồi trèo lên thanh sắt rút thật lực. Này thì quần đùi hoa hòe hoa sói. Lần này bà cho mày từ anh hùng bàn phím thành thằng bé cởi truồng luôn.

    Rút xong xuôi, tôi ôm mấy cái quần nhảy nhởn ở sân thượng nhà mình. Cái cảm giác trả thù sao mà nó sung con bà sướng thế cơ chứ. Hí hí. Đang phấn khích thì bên ban công nhà hàng xóm nghe CẠCH một cái. Giật bắn mình quay sang.. thằng hàng xóm trời vật có khuôn mặt ngu lò dò đi lên. Chắc rút quần áo. Tôi đứng nghiêm, chỉnh ngay lại tư thế thù địch. *mặt nghiêm*

    Ha ha, thằng khùng mặt đần thối ra khi phát hiện đống quần của hắn đang nằm gọn trong tay tôi. Gì hả thằng kia?" Mày tức hả "à?" Con đàn bà tay sắt "à?

    - Ơ.. Đằng ấy.. cho tớ xin! – Hắn xuống nước thỏ thẻ

    Xin cái bờ lin tin tin. Ngọt thế mày?

    - Mơ nha cu! Dám chơi chị à! *làm mặt ngầu*

    Nói xong tôi cúi xuống, nhét đống quần của nó vào ống thoát nước của sân thượng. Lúc đó chỉ ước có mấy cục cứt của Ki ở đây, tôi sẵn sàng cầm mà trét trét trét. Làm xong nguẩy mông đi thẳng, mặc cho thằng ngu kia đứng thất thần trên sân thượng. Dám chọc tức tao à, không dễ đâu mày.

    Đi xuống phòng, lấy mấy miếng kẹo lạc bà Tám cho bỏ mồm nhai rôm rốp, ôm chặt Ki vào lòng hú hét. Lúc ấy, trong lòng tôi đã lơ mơ nhận thấy, ngay cả từ lúc ghét cay ghét đắng, Hoàng đã có thể khiến tôi quên đi mọi thứ phiền muộn mà cười vui như thế nào.

    Trên face của hắn hôm nay xuất hiện stt mới:" Âu mai gót! Chỉ vì mấy cái lông nách mà mất quần đùi! T______T"
     
    Non_La thích bài này.
  3. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 3:

    "Bấm để đọc"
    Đêm hôm ấy mẹ về muộn. Nằm ôm Ki dưới sàn, tôi nghe rõ từng tiếng cãi vã, cốc chén rơi loảng xoảng. Ki ngẩng đầu lên, dỏng tai nghe, rồi thấy những âm thanh đã quá quen thuộc, em lại nằm xuống, mắt buồn buồn nhìn tôi. Tôi cười vuốt nhẹ lên tai em. Đừng sợ. Cuộc sống nhàm chán quá, bố mẹ phải đánh đấm cho vui. Cũng vì mải đi chơi nên không kịp qua chợ mua đồ ăn, tối nay tôi với Ki chỉ lót dạ bằng mấy miếng bánh ngọt, vài mẩu mì tôm Hảo Hảo sống. Cứ bỏ mồm một miếng, tôi lại bẻ cho Ki một miếng, hai chị em ngồi nhai rộp roạp, mặc kệ sự đời. Vừa ăn tôi vừa nghĩ, ở bên bức tường kia, tên hàng xóm đang làm gì? Ngồi cay cú chửi rủa tôi hay đau đớn tiếc nuối mấy cái quần? Nghĩ cũng khổ, nhìn mặt thẫn thờ của hắn, tôi cũng nhận ra mấy cái quần đùi hoa quan trọng với hắn như thế nào. Thôi thì mình cũng không phải dạng thù dai và nhỏ nhen đến mức thế. Tôi đứng dậy chạy lên tầng thượng, rút mấy cái quần từ ống thoát nước ra rồi đem xuống để mai giặt.

    Mải suy nghĩ quá, tôi chẳng để ý bố Tùng đã đi lên gác, bố đứng ở cửa phòng tôi, miệng lẩm bẩm. Tôi giật thót, chân bắt đầu run.

    - Bố.. chưa ngủ ạ?

    - Liên quan đéo đến mày? Đm con đĩ non

    Chửi hay lắm! Tôi tiến thẳng đến đẩy mạnh bố ra rồi vào phòng đóng cửa lại sau khi quăng trả một câu:

    - Xin lỗi nha, bố đừng vơ đũa cả nắm. Làm gì cũng được nhưng đừng xúc phạm tôi.

    Tôi không muốn đôi co với người say rượu, cũng không thích cái kiểu từ mẹ suy con. Nhân cách của tôi do chính tôi vẽ nên, không bị ai bôi bẩn hay làm ảnh hưởng hết. Không dạy dỗ được con cái cẩn thận thì cũng đừng có hàm hồ nói xàm. Vớ va vớ vẩn.

    Đêm hôm ấy tôi nằm mơ rất nhiều. Về bức tranh hạnh phúc tuyệt đẹp khi tôi còn bé – lúc ấy bố Tùng và tôi đều nghĩ chúng tôi là ruột thịt của nhau. Nhưng cuộc đời này lắm khi trêu ngươi quá. Trời cho trò chơi mà. Chẳng biết trách ai, cũng chẳng trách được mẹ – người đàn bà lỡ đường đi lạc, lại càng không trách được bố – người đàn ông vô tình mọc sừng. Làm sao có thể yêu thương nữa khi biết sự thật đứa con gái chính tay mình chăm bắm bao nhiêu năm lại là con của vợ mình với một người đàn ông khác. Cơ mà cũng chẳng sao, tôi thì đơn giản lắm, không yêu tôi nữa thì thôi, tôi tự yêu bản thân mình. OK?

    Hiu hiu.. Thật ra thì có lúc chẳng thấy OK như mình vẫn nghĩ, vẫn buồn, vẫn tủi, vẫn hờn vu vơ. Nhưng rồi mọi thứ lại qua đi, tôi vẫn có một gia đình, vẫn là một cô bé chăm ngoan trong mắt thầy cô và bè bạn, thế là quá đủ rồi. Tự thấy mình vẫn còn may mắn khi không bị tống ra ngoài đường, cho dù thường xuyên bị thượng cẳng chân hạ cẳng tay, luôn phải nghe chửi mắng, ăn uống cũng phải rón rén vụng trộm.. Riết thành quen. Cuộc sống vẫn lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc, ngày đi học, tối về nhà, cuối tuần học đàn, khi buồn thì chơi với chó.

    Mỗi sáng, Ki gọi tôi dậy bằng cách liếm nhẹ vào má tôi. Nếu tôi ọ ẹ khóc lóc, em sẽ im để tôi ngủ thêm chút nữa rồi lại gọi, dữ dội hơn. Đêm qua không đóng cửa sổ nên tôi tỉnh giấc sớm hơn mọi ngày vì nắng chiếu ngập phòng. Ki vẫn đang thiu thiu ngủ. Đứng dậy vươn vai, tôi ngó ra cửa sổ ngắm đường. Bất giác nhìn sang nhà bên, mắt tôi như lồi ra khi thấy tên hàng xóm đang.. tập thể dục. Nhưng mà.. tập thể dục gì mà như bọ hung cào phân, người uốn uốn éo éo như con giun đũa, cởi trần, trên người mặc mỗi cái quần đùi kẻ sọc cũ sỉn – kiểu quần đùi của các ông cụ ngày xưa. Tôi lao ngay vào giường, cầm điện thoại chạy lại phía cửa sổ, nhẹ nhàng bật camera rồi thò ra chụp cảnh tượng hùng vĩ kia. Cạnh giàn tường vi, một chàng trai ái ái đang uốn éo luyện hàng.

    - Hoàng! Có cần tao ra ban công mắc màn cho mày ngủ không? Làm cái quái gì cũng lâu thế? Mai này ăn cứt cũng không kịp chó đâu con ạ!

    Tôi cười gần chết. Dù to mồm hung hăng ở đâu thì khi về nhà cũng bé xíu dưới chân mẹ. Tôi quay vào nhà tắm, vừa đánh răng, vừa chỉnh lại màu ảnh một chút rồi post lên facebook:

    "Hôm nay trời nhẹ lên cao

    Quần đùi không sịp ra ngoài cào hoa"

    Ngày mới mát mẻ quá. Ki sủa nhặng lên chào tôi khi tôi chốt cửa đi học. Chạy tung tăng trên đường, tôi thầm nghĩ cái cảm giác trả thù dễ khiến người ta hưng phấn vậy sao? Biết bao bài học về sự tha thứ phải chăng là chỉ có ở trên sách vở? Mở máy ra nhìn thấy cái hình tên hàng xóm uốn éo là tôi lại cười như con dở. Thằng này cao có đến mét rưỡi không nhỉ? Sao trông lùn quá vậy. T___T

    Vừa tới lớp, Linh đã lôi tôi vào bàn xì xầm xì xầm. Phía cuối lớp mấy đứa gọi vọng lên: "Vi ơi, mày được lắm! Được!". Được cái mả cha chúng mày. Lũ ba phải. Linh mở mở điện thoại dí vào mắt tôi: "Này này đọc nhanh đọc nhanh, chửi lại nhanh nhanh! Thằng Hoàng này mồm mép như đàn bà!". Tôi bấm điện thoại đọc comment. Lẫn trong đống comment của lũ bạn bè cười nói trêu đùa là comment của Hoàng, dài như vạn lý trường thành:

    "Gửi cô gái nhổ lông nách bên cửa sổ! Tôi không biết cô có liêm sỉ không mà chơi cái trò trả đũa này. Nhưng điều đó càng khiến tôi và mọi người hiểu thêm về nhân cách của cô thôi. Cái loại con gái vô duyên, giữa thanh thiên bạch nhật bê ghế ra ngoài trời phơi nách nhổ lông, người ta cho một bài học nhớ đời còn không biết đường sửa đổi, lại ôm hận và tìm mọi cách trả thù. Hết ăn cắp quần đùi lại chụp hình hàng họ. Chính cô lúc trước chửi tôi não toét, vô văn hóa, giờ cô lại nghiễm nhiên chèn lên vét xe đó. Thử hỏi cô là thể loại gì? Là người thì đừng tự tay bóp dái, à nhầm, bóp vú! Nhá! Thân mến!"

    Tôi hoa hết cả mắt. Không ngờ hắn có thể viết lên những lời lẽ trơ trẽn như thế, trong khi hắn là người châm ngòi cuộc chiến mang tính chất bẩn bựa khốn nạn này. Được. Thích chửi ư? Tao sẽ không cho mày như ý đâu. Tôi lấy điện thoại đăng nhập face rồi xóa bình luận của hắn luôn. Cứ lúc lúc tôi lại vào face để xem, hắn post lại thì tôi lại xóa. Thế đấy! Làm gì được?

    Cả lớp tôi lại được phen ầm ỹ lên. Một nửa thì theo phe Hoàng, chỉ trích tôi, một nửa thì theo phe tôi, chửi rủa Hoàng. Nhỏ Linh thì chỉ biết cười hô hố. Còn tôi vẫn bình thản. Đã chơi thì chơi đến cùng. Vi chưa biết sợ gì bao giờ đâu.

    Đến buổi chiều, khi đã bị tôi xóa comment cả thảy 7 lần, Hoàng inbox cho tôi, thái độ điên cuồng hơn: "Này con điên kia? Ngày xưa mày sang face tao chửi rủa, còn lao sang cả nhà tát tao lật mặt, tao có nói gì làm gì xóa dấu vết đâu? Sao mày chơi bẩn thế? Sao mày xóa bình luận của tao?". Tôi chậm chạp trả lời: "Ô thằng điên, mày sang nhà tao ỉa bậy, tao đã không muốn bắt phạt mày phải phơi đít cho thiên hạ xem, còn lịch sự đi dọn cứt cho mày, mà giờ mày lại sang đây đòi ỉa tiếp là sao? Ngày xưa tao sang bậy nhà mày mày không dọn là việc của mày, sống bẩn thỉu quen rồi. Còn tao thì tao không chịu được mùi thối, tao xóa. Biến!". Hắn trả lời ngay lập tức: "Con đàn bà điên!". Tôi lại chậm chạp nhắn lại: "Con đàn ông điên!".

    "Đời sống được mấy mà hững hờ.." – Đó là câu hát tôi vừa cười khúc khích vừa nhẩm đi nhẩm lại suốt ngày hôm đó. Nghe tuy không liên quan gì, nhưng cứ thích kể ra. Hi hi ^_^


     
  4. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 4:

    "Bấm để đọc"
    Tối hôm ấy nhà mất điện. Tôi phải mò mẫm mãi mới mở được cửa. Ki lao vào lòng tôi nũng nịu, đòi được tôi vuốt ve xoa dịu vì bị nhốt ở nhà cả ngày. Tôi ngồi gục vào Ki hồi lâu, xua đi mọi buồn phiền mỏi mệt. Ngôi nhà tối om, bao quanh tôi một màu đen nhàm chán. Ki ngồi yên cho tôi ôm. Tôi nhớ những ngày đầu tiên Ki đến bên tôi, em nhỏ như một con mèo, bị tách mẹ quá sớm nên khóc suốt. Đêm đêm tôi ủ ấm em trong tay, bón cho em từng thìa sữa, nâng niu em từng phút từng giây. Ki lớn nhanh lắm, quấn quýt bên tôi như hình với bóng, chẳng bao giờ tách rời. Ki như chiếc đồng hồ báo thức, luôn nhắc nhở tôi những việc cần làm trong ngày; như một người bạn, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng cho tôi mượn vai để gục vào. Môi lần bị bố đánh, Ki chẳng dám can ngăn, bởi Ki hiểu bố Tùng cũng là chủ của em. Em chỉ lặng thinh chui xuống gầm bàn buồn bã, và chờ đợi. Đêm xuống, em nhẹ nhàng đi lên tầng, cào vào cửa để tôi mở ra cho em vào. Trong góc phòng, em lặng lẽ nằm cạnh, liếm nhẹ lên những vết thương. Tôi và em – như hai đứa trẻ bị cả thế giới này bỏ rơi. Ở bên. An ủi nhau cho qua ngày qua tháng.

    Hôm nay cũng vậy. Trong căn nhà tối đen, một đứa trẻ về nhà của chính nó, chẳng có lấy bàn tay nào đưa tay ra đón, một câu hỏi thăm sau những giờ phút mệt nhoài, chỉ có bờ vai của một đứa trẻ khác. Cũng cô đơn và hờn tủi như vậy. Tôi dụi sâu vào bộ lông của Ki. Tôi còn có những niềm vui khác ngoài cuộc sống, về Linh, về Hoàng, về trường lớp. Còn Ki.. ngày nào cũng như ngày nào, em quẩn quanh trong ngôi nhà lạnh lẽo chờ đợi tôi về. Chờ đợi để được vuốt ve an ủi. Giá như tôi có thể đem Ki đi học nhỉ. Mọi thứ sẽ ấm áp biết bao.

    Ki đứng dậy vùng ra khỏi vòng tay tôi. Em biết cần phải nhắc nhở tôi ăn uống cẩn thận. Tôi bám vào đuôi Ki đi vào chỗ để đèn pin, bật lên. Chắc đêm nay bố mẹ đều không về. Soi đèn vào tủ lạnh. Oa.. May quá, hình như mẹ mới đi siêu thị, có xúc xích, cá, nem, rau, củ, quả. Tôi nháy mắt với Ki: "Tiệc đêm đi!". Ki nhảy cẫng lên, vẫy đuôi tít mù. Tôi lôi đống đồ ăn ra bàn bếp rồi đi tìm hết mọi thứ nến trong nhà có, thắp lên, lung linh. Vừa làm bếp tôi vừa ngoáy mông và hát. Ki cứ nhảy loi choi với lên thành bếp chơi cùng tôi. Có những buổi tối vui đến mức cười mỏi miệng, dù ngôi nhà chỉ có một cô gái và một con chó.

    Ăn xong tôi cầm đèn chạy lên tầng thượng rút quần áo, mấy cái quần của Hoàng tôi đã giặt sạch và phơi chỗ khuất để hắn không nhìn thấy. Bỗng nghe tiếng mẹ Hoàng gọi vang vang:

    - Hoàng! Sang nhà cô Thi lấy cho mẹ cái đèn tích điện!

    Tôi áp mặt vào mấy thanh sắt nghe cho rõ, mặt hóng hớt ghê gớm.

    - Mẹ lấy giúp con đi. Con không sang cái nhà đó đâu

    - Mày sang lấy ngay cho tao đơm cái cúc quần không từ mai tao cắt mạng thì hết dùng.

    Ồ yế! Hoàng sắp sang nhà tôi. Vội ôm đống quần đùi chạy như bay xuống phòng, buộc lại tóc tai, thay quần áo đẹp, xỏ đôi guốc gỗ, cài thêm cả cái thước đằng sau mông đề phòng đánh nhau. Xong đâu đó tôi ngồi ôm đèn chờ đợi. Chỉ khoảng 10 phút sau là nhà vang lên tiếng chuông. Tôi đợi một lúc rồi mới đi ra, mặt hằm hằm:

    "Gì thế? Nhà này không có bán đồng nát đâu!"

    Hoàng lồi mắt ra nhìn:

    "Mịa.. À không! Mẹ tôi bảo sang nhà đằng ấy lấy cái đèn tích điện"

    "Đèn nào?"

    "Đang cầm trên tay đấy!"

    "Đèn này nhà tôi mà!"

    "Nhưng mẹ ấy mượn mẹ tôi"

    "Thì ấy đi mà đòi mẹ tôi"

    "Ô đệt.."

    "Gì? Nói gì?"

    "Không, đòi đèn"

    "Đã bảo đi đòi mẹ tôi mà"

    "Con kia, bố không đùa đâu nhá, trả đèn đây"

    "Con đếch trả. Sao không bố?"

    "Mịa con thần kinh. Không đưa thì đừng trách"

    Hoàng sửng cồ lên rồi dứ nắm đấm trước mặt tôi. Hờ. Như trẻ trâu dọa nhau ấy. Tôi đá đá Ki. Em nhảy sồ hai chân trước lên cửa rồi sủa gầm lên làm Hoàng sợ chạy biến ra đường. Mấy phút sau hắn lại lò dò vào, lần này mềm mỏng hơn:

    "Thôi đưa đèn đi. Tôi biết ấy không phải loại mặt dầy"

    "Nhầm! Mặt tôi dầy lắm!"

    "Mẹ, mày đưa đèn tao đây không tao vào cạo cho mặt mày mỏng bớt giờ"

    "Vào đây mà cạo"

    Tôi vênh mặt thách thức. Có cho tiền cũng không dám vào. Hoàng đứng cấu tường một lúc không làm gì được. Điên quá quay về nhà hắn hét ầm lên: "Mẹ ơi, con cô Thi bảo mẹ sang mà đòi thì nó mới trả". Ô cái thằng mất dậy. Dám nói lên sự thật. Tôi vội mở cổng bê cái đèn tích điện của khỉ nhà hắn ra. Mặt vênh lên như súng xe tăng, nhằm trúng mục tiêu, quyết tiêu diệt sinh lực địch. Hoàng có vẻ sợ, lùi lại gần gốc cây trước cổng nhà hắn. Tự dưng thấy vẻ mặt dúm dó vì hoảng hốt của Hoàng, tôi bỗng dừng lại. Ánh mắt hiền hiền kia làm tôi chợt nhớ đến cảm giác hoảng loạn của tôi mỗi khi bị bố say rượu và lôi ra đánh đập. Hoàng cũng có những biểu hiện y hệt như thế. Như con vật đáng thương bị bắt nạt và ép vào đường cùng mà không hề có ý nghĩ sẽ phản kháng lại.

    Tôi đã làm Hoàng sợ đến thế sao?

    Đứng im! Tim tôi bỗng đập nhanh liên hồi. Hoàng vẫn đứng đó, dựa lưng vào gốc cây, hai tay dứ dứ trước ngực tư thế chống đỡ. Không được! Mày đang nghĩ cái quái gì thế Vi? Nó là thằng đã chụp ảnh mất dậy rồi post lên mạng để hạ thấp danh dự mày đấy. Lắc đầu thật mạnh, rũ mấy ý nghĩ yếu đuối ra khỏi đầu. Tôi tiến tới thật nhanh trước khi tên hàng xóm kịp phản ức, cầm cái đèn tích điện tống thẳng vào ngực hắn, lấy hết sức thọi vào giữa mặt hắn một quả đấm nóng hổi. Xong xuôi. Quay gót ra đi. Hắn ú ú lớ ngớ kêu: "Mẹ ơi con cô Thi đánh con!". Tôi quay lại, lấy đà đá cho hắn một phát thẳng dóng chân. Này thì ăn vạ, hóng hớt!

    Tôi vào nhà và đóng cửa lại, chẳng thèm để ý xem sau đó Hoàng thế nào. Cảm giác trả thù không còn thích thú như trước nữa. Ánh mắt của Hoàng khiến tôi buồn. Dụi dụi vào vai Ki, tôi thủ thỉ: "Chị sai rồi phải không Ki?". Tối hôm ấy tôi không lên facebook, một phần do mất điện nên điện thoại hết pin, một phần tôi không muốn nghe mấy thằng anh hùng bàn phím cứ bâu xâu vào chửi một đứa con gái chả quen biết. Mà cuối cùng thì tôi có lỗi gì chứ? Tôi có ngồi giữa đường nhổ lông nách đâu?

    * * *

    Cả ngày hôm sau cũng diễn ra nhàn nhạt, tôi cắm đầu vào bài vở để quên đi những rắc rối của mấy ngày vừa qua. Những bài đạo hàm, tích phân kéo tôi vào thế giới của những con số. Linh ngồi cạnh tôi, cũng miệt mài với tập bài thi tiếng Anh. Đôi khi, một vài cơn gió thổi những chiếc lá bay vào cửa sổ để nhắc nhở tôi rằng, hôm nay là một ngày rất đẹp! ^_^ Vì thế dù có chuyện gì bực tức thì cũng không nên cau có. Con gái không nên cáu nhiều, máu nó không lên được não người nó lại nhão ra.

    Sẽ chẳng có gì nổi bật nếu chiều hôm ấy không xảy ra chuyện dở khóc dở cười như thế này. Đạp xe về nhà, đi về cách nhà khoảng 2 cây số, tôi nhìn thấy một cảnh tượng rất chi thi vị. Một thằng thanh niên đầu đỏ, tóc xiên xiên ngả nghiêng như rừng cây sau cơn bão, đứng bên gốc cây. Đã đái bậy thì hãy bậy một cách ý nhị và lịch sự một tí chứ? Đằng này, tháo khóa, móc được cái của đấy ra, thả tự do cho nó luôn, một tay cầm điện thoại đưa lên tai, một tay hươ hươ chém gió, mặc kệ thằng nhỏ tự giác phơi phóng. Lần đầu tiên trong đời tôi hiểu được tận cùng ý nghĩa của cụm từ: "Vãi đái".

    Linh phanh kít xe lại bên cạnh tôi, quát ầm lên:

    "Con điên, nó đứng đái mày nhìn gì thế?".

    "Mày có 5 nghìn lẻ ở đấy không?"

    "Có!"

    "Đưa tao!"

    "Làm gì? Đây!"

    Tôi cầm tờ tiền Linh đưa cho, xuống xe, đi sang bên đường, tiến đến chỗ thằng thanh niên đang đái bậy, dứ 5 nghìn trước mặt nó. Mặt thằng đó đơ ra, hạ điện thoại xuống, vẫn còn nghe được trong điện thoại tiếng eo éo nói chuyện. Tôi thản nhiên nhìn cái của khỉ bên dưới rồi lướt lên trên, hất hàm:

    "Nhà vệ sinh công cộng ngay bên đường kia kìa, 2 nghìn một lượt thôi, còn 3 nghìn thừa thì mua kẹo dừa mà nhai!"

    Quẳng tiền vô mặt nó xong đi thẳng. Thằng này chắc choáng váng lắm. Đái mà cũng không yên!

    Bạn bè trong lớp chúng nó hay gọi tôi là Vi khùng, vì đơn giản là tôi hay làm những việc rất khùng, Trên đây là một ví dụ.

    Ngẫm lại, đừng hỏi vì sao mình hay bị đánh vô cớ!


     
  5. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 5:

    "Bấm để đọc"
    Linh đưa tôi về đến gần nhà rồi rẽ về đường nhà nó. Trước khi quay xe nó còn dặn cố: "Mai nhớ trả tao năm nghìn đấy. Tiên sư, tự nhiên đái bậy mà cũng được năm nghìn"

    Tôi cười rồi đạp xe đi tiếp. Ngày hôm nay, tôi đã tặng cho nó những cảm xúc gì? Buồn bực chán nản là gam màu chủ đạo. Không biết đêm nay bố mẹ có về không. Có thể không về, nhưng hãy gọi cho tôi một cuộc điện thoại dặn dò tôi ăn uống học bài khóa cửa cẩn thận chứ? Đằng này đối xử với tôi như tôi không hề tồn tại trong cuộc sống của họ vậy.

    Mải suy nghĩ đến nỗi đạp xe đi quá ngõ nhà mình, tôi thở dài vòng lại. Hoảng hồn khi thấy thằng tóc đỏ đái bậy lúc nãy phi xe ầm ầm đến chỗ tôi cùng một thằng tóc vàng. Tôi ngoặt ngay vào ngõ, cố đạp nhanh nhanh chút để về nhà. Mừng húm vì thấy bóng dáng Hoàng đằng trước, tôi gọi với lên:

    - Hoàng ơi, Hoàng!

    Hoàng ngoảnh lại thấy tôi, mặt nhăn như khỉ:

    - Giề?

    - Cho tui đi cùng nhé! Tui bị hai thằng mất dậy bám theo! – Tôi chỉ ra đằng sau, Hoàng nhìn theo tay tôi chỉ, rồi quay lại bảo tôi:

    - Không, kệ mẹ mày!

    Hắn đi thẳng, bỏ mặc tôi với khuôn mặt đơ như trét xi măng. Tại sao lại có thể hành động như vậy chứ thằng khốn kiếp kia? Bao nhiêu suy nghĩ tốt đẹp còn xót lại của tôi dành cho tên hàng xóm trời đánh đã vỡ tan một cách tàn nhẫn. Hai tên đầu màu phi lên chỗ tôi, bắt đầu buông lời nhảm nhí:

    - Em! Cho anh xin số điện thoại.

    - [Tôi quyết im lặng, mặt như đóng băng, dù tay mướt mồ hôi vì có phần hoảng sợ]

    - Em! Cho anh xin số đê!

    - [Vẫn im]

    - Em ơi – tên đầu đỏ với tay chạm vào tay tôi.

    - Bỏ ra đồ điên. Lúc nãy đái xong đã rửa tay chưa? >_< – Tôi gào lên

    - Anh lau bằng khăn giấy thơm rồi, đây này! – Đệt, khùng mẹ nó mất rồi. Thằng tóc đỏ rút túi khăn giấy xanh xanh ra cho tôi xem và mặt nghiêm túc như muốn chứng minh điều nó đang nói là đúng.

    - Kệ mẹ anh, đừng đụng vào tôi!

    - Cho anh xin số

    - Xin xin cái *abcxyz*

    - Em thật cá tính. Anh lại càng muốn xin. Cho anh đi

    - Tránh ra tôi ra!

    - Anh không biết, lúc nãy em dám nhìn cái tế nhị của anh, phải đền bù gì đi chứ

    - Tôi không thèm nhìn cái của đen sì đó

    - Không thèm sao biết nó đen?

    Tiên sư, đời lắm thằng bệnh hoạn. Vừa tức thằng đái bậy vừa căm thằng hàng xóm. Tôi đạp xe phóng nhanh, miệng gọi to: "Bà Tám ơi con về rồi nè" để hai thằng kia nó bỏ đi. Thằng tóc vàng tự nhiên vọt lên, quay sang tôi gắt:

    - Dm kiêu vãi cức thế này mày làm quen làm đéo gì?

    Nói xong nó đạp cho tôi một cái bắn cả người lẫn xe vào góc vỉa hè, tay đập xuống đất sượt một đoạn ngắn, xước đau tê tái. Tiên sư thằng tóc màu cứt. Tao làm gì mày mà mày đạp tao? Tôi đứng dậy gọi bà Tám to hơn, ầm ỹ cả ngõ nhỏ, có mấy chú gần đó ngó ra xem. Hai thằng du côn thấy thế ngoành đầu xe lại phóng đi, để lại một mình tôi đứng cạnh cái xe đạp đổ nghiêng ngả ở góc đường. Tự nhiên nước mắt nước mũi giàn dụa. Chẳng vì gì đâu, bị bắt nạt riết quen rồi, nhưng thèm được che chở bảo vệ chứ không phải gồng mình gánh chịu một mình thế này. Tôi ngồi xổm xuống, di di mắt vào đùi để lau nước mắt, nhặt sách, vở, bút, thước kẻ bị văng vương vãi trên mặt đường vào cặp rồi dựng xe dậy dắt về nhà.

    Từ giây phút ấy, tôi tự nhủ sẽ không cần ai cả. Không bao giờ thèm nhận một chút quan tâm hay xót thương từ ai hết. Nước mắt mặn đắng của bao ngày vừa qua, một mình tôi nếm, khóc thì tôi tự lau đi, ngã thì tự đứng dậy. Lếch thếch về nhà. Tôi đếm từng bước một, chậm chạp. Tôi sẽ gục vào Ki cho quên hết mọi thứ rắc rối vừa xảy ra. Mở được chốt cổng, nước mắt tôi lại rơi vô thức, không thể nín được. Bất giác nhìn sang sân nhà bên, thấy Hoàng đứng đó, mặt thất thần nhìn tôi. Cũng biết lo lắng khi nhìn con gái khóc ư? Tôi không cần thương hại đâu, hàng xóm ạ. Tôi sẽ không bao giờ quên được mối thù ngày hôm nay đâu, tôi sẽ luôn ghi nhớ, không bao giờ quên.

    Quẳng lại cho Hoàng một ánh nhìn khinh bỉ rồi dắt xe vào nhà. Vẫn một mình. Cửa chính mở ra, tôi òa vào lòng Ki và khóc tiếp, trôi đi những tủi hận trong lòng. Con gái sẽ ổn hơn sau khi khóc. Chắc chắn thế!

    Tôi vẫn thường tặng cho mình những giấc mơ thật đẹp mỗi khi ngủ, có có tôi và Ki thôi, chạy nhảy trên một đồng cỏ xanh đầy gió, không hề có ánh mặt trời vì mây đã che cho tôi được râm mát. Ở nơi bình yên ấy, tôi hát những bài ca của mình, chạy nhảy chán thì nằm lăn xuống bỏ, bứt bứt vài nhánh hoa đồng nội lên tận hưởng vị thơm. Mọi thứ thật tuyệt vời. Tôi không thích thành phố, không thích hình thù những ngôi nhà cao chọc trời. Tôi có cảm giác nó như những nhà tù, nhốt tâm hồn và trái tim những đứa trẻ như tôi, ngày này qua ngày khác. Tôi chỉ muốn được tháo giày ra và chạy, cho đôi chân trần lướt trên nền sương mát ngọt, cho nụ cười hòa với gió.

    Sau một đêm nước mắt vẫn còn chảy trong giấc mơ, tôi thức dậy với cái mặt sưng húp. Lảo đảo lên tầng thượng rút quần áo thì hoảng hồn khi thấy hai cái áo trắng của mình bay đâu mất trong khi móc phơi vẫn còn trên dây, chạy loanh quanh khắp sân thượng, thò đầu ngó sang sân vườn nhà xung quanh xem có bị bay xuống nhà họ không, vẫn chẳng thấy đâu. Muộn học mất, sao nhiều chuyện đổ lê đầu cùng một lúc thế này. Vội chạy xuống tủ, lục tung đống đồ để tìm một cái áo đồng phục cũ, chẳng kịp là lại cho phẳng phiu, tôi mặc vội, sắp xếp quần áo, xuống bếp nấu bữa sáng cho Ki măm, cuống cuồng khóa xửa lấy xe phi đi. Thực sự là một ngày tồi tệ. Chỉ đạp được đúng một đoạn là xe tôi dở chứng, chắc chắc là do hai thằng đầu bò hôm qua. Tấp vào lề đường, dựng xe cúi xuống xem. Mùi băng phiến chống gián từ chiếc áo cũ sộc lên mũi. Tôi nhăn mặt lại. Loay hoay tìm cách tháo hộp xích ra mãi không được. Đồng hồ đã hơn 7h. Nếu tiết đầu sáng nay kiểm tra 15′ thì coi như tôi bị điểm 0. Quái quỷ. Tại sao chiếc xe lại dở chứng vào lúc này? Tại sao?

    Tôi bắt đầu ngồi bệt xuống lề đường và khóc. Tôi vẫn nghĩ tôi là một khúc gỗ, không bao giờ có điều gì khiến tôi có thể sợ hãi. Nhưng giây phút này tôi mới nhận ra, dù cố gắng nghĩ mình mạnh mẽ và giỏi giang, mình có thể xoay sở mọi thứ, thì sự thật tôi chỉ là một đứa con gái bé nhỏ, đang rơi xuống một cái hố sâu mà không có thang trèo lên. Tôi hoảng hốt và bất lực, trong thế giới đầy ắp người, tràn ngập những âm thanh lạnh lẽo. Từng chiếc lá của cuối thu rơi xung quanh tôi. Tôi nghĩ rằng mình sắp nức nở lên rồi.

    Hoàng xuất hiện! Tâm trạng tồi tệ của tôi từ ngày hôm qua khiến tôi không làm chủ được cảm xúc. Nhìn thấy hắn ta, tôi đứng phắt dậy, chuẩn bị tâm lý chống đỡ. Hoàng chẳng nói gì, tiến đến chỗ tôi, ngó cái xe rồi hỏi:

    - Hỏng xe?

    - Không liên quan!

    Đã nói là không liên quan, nhưng Hoàng mặc kệ tôi đứng đó, cúi xuống xem hộp xích, quay ra xe lấy đồ vào, ngồi xuống lụi hùi sửa. Tôi lấy vạt áo lau nước mắt. Đứng xê dịch một chút sang bên rồi im lặng ngồi xuống nhìn Hoàng lắp xích. Xung quanh chúng tôi, người vẫn cứ đi, và lá vẫn cứ rụng.


     
  6. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 6:

    "Bấm để đọc"
    Tôi đã đi qua những ngày không cảm xúc, bước chân nào cũng chậm chậm như nhau. Chưa bao giờ như lúc này, tôi ước thời gian ngừng hẳn lại, để giữa mùa lá rụng, tôi được thảnh thơi ngồi đây, bên lề đường, lặng lẽ ngắm một cảnh tượng bình yên trước mắt. Hoàng có lẽ cũng chưa sửa xe bao giờ, tôi thấy cậu ấy cứ loay hoay xoay sở cậy cậy đẩy đẩy hộp xích. Thi thoảng Hoàng càu nhàu mấy câu nho nhỏ: "Chắc tỉ năm không tra dầu quá", "Đạp xe kiểu gì méo mẹ hộp xích", "Xe đạp mua từ thời đồ đá à'.. Rõ ràng là mấy câu nói đó dành cho tôi. Tôi thì chẳng hiểu gì về xe cộ cả nên cũng im, có muốn cãi gì thì đợi hắn sửa xe xong đã.

    Hoàng sửa xe mất đúng nửa tiếng. Cái loại.. Đã không biết sửa lại còn giở máu anh hùng. Biết thế này bà mày tự cậy tự lắp còn hơn. Gió mùa hôm nay bắt đầu tràn về, tôi rét run, co ro trong cái áo đồng phục mùa hè. Lúc sửa xe xong, Hoàng đưa tay lau mồ hôi trên mặt, tạo thành một vệt đen sì kéo dài từ giữa mũi đến gần tai bên phải. Tôi suýt nữa thì cười ầm lên. Trông cậu ấy như một con mèo mới lao đầu vào đít chảo. Hoàng liếc nhìn tôi, mặt ngơ ra, rồi cậu ấy chạy ra xe, mở cốp, lôi ra trong đó một chiếc áo đồng phục mùa đông rộng thùng thình, chìa ra trước mặt tôi:

    - Mặc đi! Qua không xem dự báo thời tiết à?

    - Không!

    - Con gái con đứa..

    - Cái gì?

    - Mặc đi. Nói nhiều!

    Sao hắn có cái kiểu nói năng cộc lốc thế nhỉ? Lạnh quá! Tôi cầm áo mặc luôn. Bơi bơi trong cái áo đồng phục nam. Ấm!

    - Tôi đi học đây. Vì đằng ấy tôi muộn học rồi. – Hoàng nhăn trán nhìn rất thái độ

    - Tôi thì sớm? – Tôi nói với giọng hơi dỗi

    - Thế vì ai?

    - Nếu hôm qua ở lại giúp tôi, tôi đã không bị đánh hỏng cả xe.

    - Cái.. cái gì.. gì cơ? Bị đánh hỏng cả xe. Thế người có sao không?

    - Có chỗ cũng méo như cái hộp xích luôn.

    - Chỗ nào? Đưa xem.

    - Đồ điên. Đi học đây.

    Tôi đạp chân chống xe rồi phóng đi. Dù sao cũng đã muộn học rồi. Đến gần trường tôi nhắn tin cho Linh, đứng đợi Linh trốn học ra. Một mình tôi đứng trên vỉa hè, những mảnh suy nghĩ linh tinh lại xuất hiện tràn ngập. Tôi không hiểu sao, trong lòng tôi luôn có những khoảng trống kỳ lạ. Nó hành hạ tôi bất cứ lúc nào thảnh thơi, khi đi đường, khi lặng lẽ một mình, khi cô đơn ngồi một góc, và ngay cả lúc này – khi chẳng làm gì cả. Chân tôi cứ đạp vòng vòng, rồi mỉm cười vu vơ. Sáng nay, tên kẻ thù không đội trời chung của tôi đã sửa xe cho tôi đấy. Tôi đã có thể rút vài mảnh khăn giấy ướt trong cặp sách ra lau mặt cho hắn, nhưng sự ngại ngùng ngăn tôi lại, một chút hiếu thắng cũng khiến tôi không thể làm việc đó. Hắn sẽ đến lớp với cái mặt mèo lem nhem.

    - Dạo này mày trốn học hơi nhiều đấy? – Linh đập vào vai tôi

    - Đi đập gián đi!

    - Ừ hay đấy! Chiến luôn!

    Linh luôn là vậy. Tính tình nghiêm túc hướng thiện nhưng quá ham vui. Câu trước vênh mặt giảng dạy giáo dục công dân, câu sau gật gật gù gù coi những bài học mình vừa phát ngôn ra chỉ nhẹ bằng mấy cái lông chân.

    Chúng tôi dắt nhau ra bigC, chạy theo nhau lên khu vui chơi, cùng nhau chơi đủ trò. Thi thoảng Linh lại có những câu nói khiến tôi suy nghĩ:" Tao thấy cái lão Hoàng chiếm quá nhiều suy nghĩ của mày rồi đấy. Mày phải tỉnh táo nhận biết xem nguyên do chỉ vì xích mích cá nhân hay còn vì điều gì khác nữa? "

    Vì điều gì cơ? Chẳng phải bắt nguồn từ tấm ảnh nhổ lông nách sao?

    " Chả làm gì có chuyện vì mấy cái lông nách mà có đứa suốt ngày vẩn vơ thẩn thơ "– Linh vừa cầm búa đập bồm bộp vừa lải nhải với tôi.

    " Con điên! Mày muốn nói gì nói nhanh mẹ lên "

    " Thì ý tao là.. "

    " A! Cô bé! "

    Tôi giật nảy mình khi có người tự nhiên vòng tay khoác vai tôi.

    " Đồ thần kinh! Bỏ ra! "

    Hắn! Là hắn đấy! Cái thằng đái bậy! Sao Hà Nội nhỏ đến thế >_<

    " Anh theo dõi tôi đấy à? "

    " Ôi anh có rảnh đâu! Anh đưa con đi chơi thì thấy em thôi! "– Hắn chỉ chỉ ra thằng bé đang chơi bắn súng gần đó

    " Anh làm bố rồi á? "– Cả tôi và Linh đều trố mắt một cách vô duyên

    " Cứ có con là phải làm bố à? Triết lý hay thế em? Người rụng răng thì không ăn xương, nhưng mà người không ăn xương thì không hẳn là người rụng răng "

    "

    [​IMG] Anh đúng là thần kinh thật rồi! Chó hay gặm xương, nhưng không phải cứ gặm xương thì là chó "

    " Ha ha, triết lý gặm xương. À mà.. Trả em này! "

    Thằng khùng đưa cho tôi tờ tiền năm nghìn đã được gập hình hai trái tim đôi.

    " Cái gì đây? "

    " Tiền của em! Trả đấy! Anh không thích nhà vệ sinh công cộng, anh thích đái ngoài đường hơn "

    Trời đất, không hiểu thứ gì có thể đo độ dày của cái mặt hắn nữa. Chưa kịp làm gì, hắn giật mạnh túi sách của tôi, thò tay vào lấy điện thoại, bấm bấm số một cách nhanh gọn như dân trộm cắp.

    " Tôi không cho số điện thoại, anh làm gì thế? "

    " Anh lấy số điện thoại, không cho là việc của em "

    " Anh làm nghề móc túi ở bến xe à? >_< "

    " Em nói bé thôi, người ta nghe thấy hết bây giờ! "

    " Thế anh làm nghề móc túi thật à? "– Linh thỏ thẻ, giọng bé đi hẳn. Tôi cười rũ ra khi nhìn thấy cái mặt nghệt của nó.

    " Ờ, ngoài ra anh còn đi tưới cây thuê! Hi hi "

    Hắn nháy mắt tôi. Thằng dở người, tôi giật lại điện thoại, túi sách.

    " Tôi sẽ thay số điện thoại! "

    " Nếu em thay số và nhất quyết không chịu giữ liên lạc với tôi, tôi sẽ đến thẳng nhà em, đón em đi học ngày ngày tháng tháng "

    " Anh còn hăm dọa tôi, tôi sẽ.. sẽ bóp chết con anh! "

    Nói xong tôi nhảy ra chỗ thằng bé đang chơi súng con anh ta, dùng hết sức bế nó lên, một tay đỡ, một tay ấn lên cổ bé giả vờ bóp bóp.

    " Anh có tin không? "

    Hắn cười bò ra bàn đập gián, còn tôi với Linh thì chẳng hiểu gì. Thằng bé trên tay tôi bắt đầu khóc gọi bố. Một người đàn ông cao lớn cất giọng ồm ồm sau lưng tôi:

    " Làm cái gì thế? Sao lại dọa trẻ con như thế? "

    Tôi và Linh cùng quay sang, sợ đến mức chân run lẩy bẩy. Vội đặt thằng bé xuống. Trông người đàn ông xăm hình vằn vè ở bắp tay đã thấy kinh rồi, nghe giọng của ông ta còn kinh hơn. Trong lúc tôi đang ú ớ, tên đái bậy thì vẫn cười đằng sau, Linh đã vội đẩy ngược tình thế:

    " Tại chúng cháu thấy con chú bị thằng này nó bắt nạt nên chúng cháu cứu ạ! "– Linh chỉ chỉ ra phía sau. Tôi thấy thế cũng hùa theo:" Đấy, thằng này này chú, nó giật súng của em bé.. "

    Tên đái bậy nó còn cười to hơn. Quê quá! Chả hiểu chuyện gì. Mãi đến lúc người đàn ông xăm trổ ôm thằng bé đi rồi quát:" Thằng kia mày trông cháu cho cẩn thận không thì khác được ", thì tôi và Linh mới hiểu ra. Nhảm nhí! Đi chơi xả stress cũng không xong. Sao trên đời lắm loại đàn ông khiến đàn bà phát điên thế. Tôi cầm tay Linh lôi đi, chỉ mong nhanh chóng thoát khỏi cái khu vui chơi quỷ ám này. Đi được một đoạn thì bị tên khùng kia đuổi theo kéo lại:

    " Em tên gì để anh lưu số? "

    " VI "– Tôi gào vào mặt hắn. Được rồi, muốn tôi bước vào cuộc đời anh thì tôi sẽ để cho anh toại nguyện, rồi anh sẽ phải hối hận. Tôi thề đấy!

    " Cái gì?'ĐIÊN' á? Em tên ĐIÊN á? Sao tên hợp người quá thế! "

    Trời ơi, ma theo quỷ ám à? Con Linh ôm bụng dựa vào tường cười ngặt nghẽo, còn tôi đứng đó, tức sì khói. Lúc này có ai đem trứng đập lên đầu tôi có lẽ ốp lếp được đấy.

    " Cuối cùng là anh muốn gì? Muốn gì? "– Tôi gào to, bao nhiêu người trong khu vui chơi nhìn ra tò mò.

    " Muốn yêu em! "

    " Hả? "

    " Hả? "

    " Cái gì? Tôi nghe không có được rõ. Nhắc lại cái coi! "

    " Muốn ĂN KEM! Nghe rõ chửa? "– Hắn gào to hơn cả tôi.

    " Não Nhật Bản à? Biến! "

    Tôi giật tay Linh đi thẳng. Yêu kem con khỉ. Đột nhiên tôi ước, đàn ông trên thế giới này bị chuyển lên Sao Hỏa sống hết. Như thế thì hay biết mấy!


     
  7. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 7:

    "Bấm để đọc"
    Tôi và Linh đạp xe về nhà được nửa đường thì trời mưa như trút. Mưa thành phố toàn bụi bặm khí thải, đắng nghét. Linh ngồi sau tôi hét như con rồ. Nó luôn hoang dại như thế, mỗi khi gió to là đứng trên tầng cao nhất của trường đập ngực hú như Khỉ đột, đêm nào trăng sáng thì đứng tru như Chó sói lên cơn. Phát sợ. Xung quanh tôi toàn những người không được bình thường. Ngay cả tôi cũng thế.

    * * *

    Đã mấy ngày bố mẹ đều không về, tiền cũng không để lại. Thức ăn trong tủ lạnh hết dần, mì tôm Hảo Hảo cũng chẳng còn một gói, tôi và Ki ôm nhau đi lục đồ ăn khắp các ngóc ngách trong nhà. Đến khi chẳng còn gì ăn được nữa, đến miếng bánh quy ăn dở vứt ở ngăn bàn, ỉu mềm oặt ra rồi mà đói nên vẫn ăn ngon lành. Tôi mở cửa phòng ngủ của bố mẹ. Nó không khóa. Căn phòng với bốn bức tường trống không. Đã có điều gì khác lạ. Cúi xuống gầm giường, tôi lôi ra được một thùng bìa lớn, trong đó là những mảnh vỡ của khung ảnh cưới, những bức ảnh gia đình cùng chụp khi tôi còn bé. Trong đó có lẫn rất nhiều bức ảnh tôi chụp cùng bố Tùng đã bị vò nát. Bố bế tôi khi tôi mới sinh, ôm tôi khi tôi nhú lên những chiếc răng đầu tiên, đón tôi trên những con đường tôi chập chững tập đi, bế tôi mỗi khi đưa tôi tới lớp.. Bức ảnh nào cũng đều có hai nụ cười hạnh phúc ấm êm.

    - Bố à.. Nếu có một điều ước, Vi sẽ ước Vi không bao giờ lớn.

    Nước mắt lại bắt đầu không nghe lời, tràn ra khắp khuôn mặt méo mó của tôi. Mệt, lạnh, đau, và đói nữa. Bố mẹ ơi..

    1300186839-tam1

    Tôi không biết đã thiếp đi bao lâu, chỉ đến lúc nghe thấy tiếng chuông ầm ỹ dưới nhà mới lơ mơ chịu tỉnh giấc. Ngồi dậy không thấy Ki đâu, tôi lết xuống nhà mở cửa. Chẳng ai khác, Hoàng đang đứng dưới đấy. Có chuyện gì không biết? Đòi tiền công sáng nay sửa xe à? Tôi mở cửa, ngắn gọn:

    - Nói đi!

    - Ơ, nói gì?

    - Thế sang đây làm gì?

    - Thì thấy con chó nhà nhỏ sủa ác quá nên sang hỏi có chuyện gì?

    - Nó đói thì sủa.

    - Cho nó ăn đi, điếc tai!

    - Tôi.. đói!

    Không biết cái gì đang xảy ra nữa. Lúc này tôi thực sự rất mệt. Tay run lên và chân không đứng vững nữa rồi. Hoàng nhìn tôi ngỡ ngàng rồi đi về thẳng. Tôi đứng tựa mặt vào cánh cổng. Ôi chẳng còn sức mà đi vào nhà nữa. Giờ mà bảo tôi ngồi ngoài đường ăn xin chắc tôi cũng làm mất. Đói thế này thì chỉ có ngủ cho quên đi thôi. Lại lê lết từng bước lên phòng, nằm vật xuống giường, đếm một hai ba cho dễ ngủ.

    - Này này! "Cộc cộc cộc"

    - Cái gì thế?

    - Mở cửa ra tui bảo!

    - Cửa nào?

    * * *

    - Ban công. Đồ con nhỏ điên

    - Mày là ai? Trộm cắp à?

    - Mày có muốn ăn cơm không?

    Ôi.

    Trời tối dần, tôi rửa sạch hộp cơm của Hoàng khi ăn xong. Vừa làm vừa hát. Một lát thì có điện thoại của Linh:

    - Mày onl ngay tao gửi cho mày cái này!

    Lại gì nữa? Ngán ngẩm bật máy. Những gì tồi tệ nhất đã xảy ra suốt thời gian gần đây rồi, giờ mà có ảnh tôi cởi truồng khỏa thân thì cũng bình tĩnh thôi. Linh gửi cho tôi một đoạn chat của Hoàng với ông Hưng – người yêu nhỏ:

    - Mẹ, tao mới sang cho con Nhíp hộp cơm. Nhìn nó như sắp chết đói. Đéo hiểu bố mẹ nó nghĩ gì mà để như thế?

    - Tao mà như mày là tao kệ bà nhà nó, tát bố lật mặt xong còn làm hại đủ trò, ăn nói thì ngoa ngoắt chanh chua cay nghiệt. Không thể chấp nhận được một loại đàn bà như thế.

    - Thôi, có hộp cơm chứ to tát gì, bố thí nó chút. Mình là người tốt mà.

    - Cứt! Mày rảnh vãi.]

    Tiên sư! Các cụ dạy miếng ăn là miếng nhục cấm có sai. Sao tôi với cái thằng này cứ được một tí cảm tình là lại có lý do gì đó quẳng cái cảm tình đấy xuống hố cứt. Bố thí á? Mày làm như miếng cơm nhà mày to lắm. Tôi gọi lại cho Linh:

    - Tao nói thật tao chẳng yêu quý gì lão người yêu mày đâu. Nói năng đ' phải đàn ông

    - Tao xin lỗi, nhưng Hưng tính phổi bò lắm, nói xong quên ngay chứ không để bụng đâu, anh ý tốt tính lắm

    - Tốt tốt cái *beep*

    Điên người. Tôi cảm thấy nhục nhã quá. Đang ngồi ủ rũ thì điện thoại lại rung. Chẳng buồn nhìn màn hình xem số, cầm điện thoại lướt lên tai nghe:

    - Nói!

    - Xin chào cô bé! Cô bé ăn cơm chưa?

    - Nhầm số rồi cha nội!

    Cụp máy, nó lại gọi lại, số lạ!

    - Uầy cô bé nhanh tay quá. Anh đây!

    - Anh nào? Không quen ai tên Anh hết!

    - Anh là.. Đái Bậy!

    [​IMG] )) Suýt nữa cười rú lên.

    - Có số tôi thì đừng gây phiền nhiễu, không rảnh đâu.

    - Nick em là Sad Violin phải không?

    - Sao anh biết?

    * * *

    - Anh mới kết bạn với em hôm qua. Nick anh là Sư Tử Gầm Trong Gió

    - Cái gì? Sư Tử Gầm Như Chó á?

    - Ô cái ***.

    - Anh chửi thề trước mặt tôi đấy à?

    - À anh quên mất, với phụ nữ thì phải mềm mỏng, nhất là với xinh đẹp Lady như em, chỉ nên đánh bằng cái khăn mùi xoa, bên trong gói thêm cục gạch.

    -

    [​IMG] Anh muốn gì? Không có gì quan trọng thì biến!

    - À, anh muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ sau khi lần mò nick bạn bè và được chiêm ngưỡng cái ảnh ngồi ban công nhổ lông nách của em.

    - Ôi cái ***

    - Em chửi thề đấy à?

    - À tôi quên mất, với đàn ông thì cần dịu dàng, nhất là với "Lịch Sự" Men như anh, chỉ nên đánh bằng bịch bông, bên ngoài thêu chữ "Cấm Đái Bậy" - Ha ha, anh thích chữ "Cứ Đái Bậy" hơn.

    - Anh ăn gì mà mặt anh dày thế?

    - Bánh dày em ạ!

    Mai tôi tặng anh cái bàn là, anh đem về là cho mỏng bớt đi.

    - Cảm ơn em, mấy ngày nay mặc quần nhăn đi làm ngại quá.

    - Không có chuyện gì cúp máy nhé!

    - Ờ! Chào cô bé, tôi sẽ gọi lại cho em

    - À này!

    - Gì?

    - Con trai ghét con gì nhất?

    - Bếp nhà em có gián không?

    - Có nhiều!

    - Hãy tặng nó vài con gián. Chúc em may mắn!

    Cụp máy! Tôi bắt đầu thấy thằng Đái Bậy này thú vị rồi đấy. Cầm điện thoại lưu số hắn, tôi bật đèn cầu thang đi xuống bếp. Cần phải trả Hoàng cái áo đồng phục sáng nay hắn cho mượn, và khuyến mại thêm vài con gián!

    * * *

    Vì vừa làm việc tốt, nên Hoàng không đề phòng gì tôi cả. Tôi cũng cố giữ vẻ mặt ngây thơ vô tội khi ra ban công ngắm sao cùng Hoàng, hỏi nhau vài câu qua loa, chia sẻ cho nhau nghe mấy bài hát hai đứa thích, trao trả hộp cơm "bố thí" lúc tối. Hoàng có vẻ ngại, cứ khổ sở gãi đầu cật lực, tay run run vì ra ngoài trời lạnh mặc mỗi cái áo cộc. Thời cơ tới, tôi ngước mắt lên tròn xoe:

    - Lạnh à, đợi tui lát!

    Xong chạy ngay vào nhà lấy đồ đạc đã chuẩn bị sẵn ra, lại ngước mắt long lanh:

    - Trả Hoàng nè! Cảm ơn chuyện hồi sáng nha!

    Tên hàng xóm nhăn nhở cầm áo mặc luôn, đóng khóa cái roẹt, thọc tay vào túi áo cái phụp, nhe răng cười làm duyên với tôi. Nhưng chỉ cười được khoảng 30 giây, Hoàng bắt đầu nhận ra biểu hiện lạ trong áo, hắn ngoặt người gãi lưng, rồi vội giật khóa cởi áo ra, mặt tái xanh như đít nhái khi nhìn thấy một con gián vọt ra bò lổm ngổm trên sàn. Tôi đứng cười nham hiểm bên ban công nhà tôi, nghe hắn hét thất thanh gọi mẹ. Thứ gì, đàn ông con trai mà đụng độ tí hiểm nguy là la má ầm ỹ là sao.

    - Con điên kia? Mày chơi gì kì vậy?

    - Tao thích! Sao không?

    - Con chó, sao Chúa trời lại tạo ra mày, loại cặn bã xã hội.

    - Đồ mắm thối, im đi. Mày cũng không hơn gì tao đâu, nhân cách mắm tôm.

    Tôi và Hoàng chửi nhau ầm ỹ một trận cho đến khi mẹ Hoàng lên thì tôi chạy tót vào phòng, để mặc hắn bị mẹ kéo tai chửi rủa. Đáng đời đồ đàn ông nhỏ mọn. Tôi hứng chí gọi lại cho Đái Bậy, giọng hào hứng:

    - Em mới nhét gián vào áo thằng hàng xóm!

    - Ui zời thế cũng khoe, hồi xưa anh xúc cứt chó vào hộp sữa dán lại rồi đưa cho thằng đầu gấu xóm ngoài hút.

    -

    [​IMG] ) Rồi anh bị đánh đến mức không phân biệt được gốc cây và nhà vệ sinh công cộng đúng không?

    - Này này, có mỗi cái chuyện tế nhị đấy thôi sao em nhắc đi nhắc lại nhắc tái nhắc hồi thế?

    - Thì thôi không nói nữa.

    - Bố mẹ đâu mà em hét to thế? Ở nhà một mình à?

    - Vâng!

    - Buồn không? Anh hát cho em vui nhá!

    - Vầng

    [​IMG] )) Chuẩn bị tinh thần sẵn đây

    - Xin kính chào quý khán giả, con là Đái Bậy, sau đây con xin hát 1 liên khúc nhạc thiếu nhi xin mời các cô các chú cùng nghe ạ! Từng từng từng tưng! Một con vịt xòe ra 2 con thằn lằn con đùa nhau cắn nhau đứt con chim non trên cành cao hót líu lo hót líu lo, em yêu chim cô giáo em miệng hay cười vì mắt cô long lanh, cô yêu bố, bố là tất cả bố ơi bố ơi, Bố là 1 con vịt xòe ra 2 con thằn lằn con đùa nhau cắn nhau đứt con chim non trên cành cao hót líu lo hót líu lo..

    Từ buổi tối hôm ấy, Đái Bậy được tôi ưu ái cho vào danh sách Những chàng trai điên!


     
  8. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 8:

    "Bấm để đọc"
    Cả ngày hôm sau Hoàng không dám ỏ ê gì trên facebook. Hắn hiểu tôi đã nắm được hai điểm yếu của hắn: Gián và Quần đùi hoa. Hắn còn dám làm trò gì hãm hại tôi, tôi sẽ cho hắn biết mặt. Đái Bậy vẫn nhắn tin cho tôi luôn luôn, kể cả trên facebook và điện thoại. Dai như một con đỉa. Tôi đã cảnh cáo hắn mấy lần. Tối nay điên quá, sau khi cứ 15′ hắn lại nhắn tin hỏi: "Bé Vi ăn cơm chưa?", "Học bài chưa?", "Học xong chưa?", "Đi ngủ chưa?"..

    Tôi hằm hằm gọi lại và gào lên:

    - Đồ điên, tôi ăn rồi, học rồi, chưa ngủ, tắm rồi, giặt rồi, đánh răng rồi, rửa mặt rồi, đi ỉa luôn rồi! Anh muốn gì?

    - À thế em.. chùi chưa?

    - Thần kinh à?

    - Đi chơi với anh đi! Anh đang buồn!

    - Không!

    - Anh ở gần nhà em này!

    - Biến!

    Cụp máy xong, nghĩ đi nghĩ lại, tôi bấm máy gọi lại cho Đái Bậy:

    - Đi đâu?

    - Đi ăn bánh khoai, bánh ngô, nem chua rán nhé!

    - Đến đón tôi đi!

    Dù gì cũng đang đói. Tôi mở tủ chọn đại lấy một cái váy ra mặc, cột tóc, rửa mặt rồi ra ban công ngồi đợi. Phòng Hoàng không có ánh đèn, chắc vẫn đang ăn tối với mẹ dưới bếp. Tôi cầm cốc nước tưới tưới mấy chậu xương rông Hoàng đặt ngoài ban công. Linh nhắn tin hỏi tôi làm bài chưa, tôi nhắn lại cho nó thông báo tôi sắp đi chơi với Đái Bậy, nó gọi cho tôi rồi gào trong điện thoại: "Mày rồ à? Nó lừa bán mày cho quán mại dâm thì sao? Hoặc nó lôi bào bụi rậm abc xyz thì sao?". Con dở người, tôi chẳng mang thằng đó đi bán cho hội Gay thì thôi, dám làm gì tôi? Lo bò trắng răng.

    Đái Bậy đến sau 10′. Tôi dặn dò Ki mấy câu rồi khóa cửa ra ngoài. Đái Bậy đi cái xe máy nhìn lạ lắm, nó có cái bình xăng đằng trước giống xe kích ghẻ Simson thập niên 90, nhưng đẹp hơn, có cái gương vòng, to và tròn, lồi như mắt chuồn chuồn. Ngồi trên cái xe ấy không khác gì con nhái ôm củ măng.

    - Cái xe gì trông thấy gớm vậy? Xe Min à?

    - Ớ em cũng biết à? Minsk! Tình yêu của anh

    Đàn ông con trai, loanh quanh mấy thú vui game với xe. Chỉ có mỗi Hoàng là có sở thích khác người là cuồng Quần Đùi Hoa thôi. Trèo lên xe, đội mũ bảo hiểm, Đái Bậy chờ tôi ngồi yên một lúc mới phóng đi. Anh đi chậm, chẳng nói gì. Tôi cũng im lặng vì trong lòng đang có chuyện buồn. Bố mẹ vẫn bặt vô âm tín, tiền ăn đã hết, đồ dự trữ không còn, tiền học phí sắp hết hạn nộp, tiền quỹ lớp.. Đau đầu quá. Nhưng trên cả nỗi buồn phiền do thiếu tiền, là sự tủi thân khi có cảm giác mình bị bỏ rơi. Mà người bỏ rơi mình không ai khác chính là người mình từng tin tưởng và yêu thương nhất.

    Đang đi bỗng Đái Bậy phanh kít lại, chỉ sang bên vệ đường

    - Vi Vi, 5 nghìn đâu? Nhanh lên!

    Tôi chẳng hiểu gì, quay sang, nhìn thấy con chó đang ghếch chân đái vào gốc cây.

    - Đồ khỉ, thôi đi!

    - Ha ha, anh tưởng em là nữ hiệp sĩ bảo vệ gốc cây.

    - Việc đó không phải là bảo vệ gốc cây, mà là cho anh biết mức văn hóa của anh đấy

    - Nói thật hôm đó anh mót quá không chịu nổi, chứ nhìn thấy nhà vệ sinh bên đường là anh đã vào rồi đấy

    - Đừng có ngụy biện.

    - Mà sao em dám đi chơi với anh? Không sợ người xấu à?

    - Ui giời. Anh đem tôi đi đâu giết đi hộ cái. Chán sống bỏ mẹ

    - Này này, đừng nói thế! Giết em xong anh cũng không sống được.

    - Cái gì?

    - Cái tù tì. Anh bảo thiếu em anh không sống được.

    - Đừng có lải nhải.

    - Em đói lắm rồi à? Chưa ăn gì à?

    - Cả ngày nay được 2 miếng bánh mì!

    - Thế đi ăn cơm!

    Đái Bậy đưa tôi đi ăn cơm. Lạ cái là hắn chỉ gọi đồ ăn cho tôi. Còn hắn ngồi nhìn. Tôi vốn sống hoang dại, chẳng câu nệ lễ nghĩa, nên cũng mặc kệ, cắm cúi ăn.

    - Em chỉ ăn được đậu và rau thôi, anh ăn những thứ còn lại đi.

    - Em ăn chay à?

    - Có chay nhưng không thuần chay, thi thoảng em cũng ăn thịt.

    - Vậy ăn đi.

    - Hôm nay em không muốn. Anh không ăn à?

    - Anh không đói, không muốn ăn. Lát nữa gói lại mang cho con chó nhà em cũng được.

    - Anh biết nhà em có chó á?

    - Hôm nọ mò qua đấy theo dõi em bị nó khợp cho phát. Đây này!

    Đái Bậy gác chân lên ghế vạch ống quần lên. Đúng là có vết chó cắn thật. Nhưng tôi không tin Ki nhà tôi lại cắn càn người lạ như thế.

    - Này anh? Đi đái bậy tranh chỗ chó nên bị nó cắn rồi về đổ thừa cho chó nhà em đúng không?

    - Sao em biết?

    - _

    - Thật á?

    - Điên!

    - Thế anh bị làm sao?

    - Ờ, anh trèo tường vào nhà người yêu.

    - Hả cái gì?

    - Em nói bé thôi. Cả quán đang nhìn.

    - Anh mà cũng có người yêu á?

    - Giờ thì độc thân rồi.

    Tôi lại cắm cúi ăn. Vì nhìn thấy ánh mắt của Đái Bậy cụp hẳn xuống. Với một đứa sống với đống cảm xúc buồn thảm như tôi rất dễ nhận biết tâm trạng người khác. Đái Bậy im lặng chờ tôi ăn xong thì đưa tôi về. Trên đường, vì chúng tôi chẳng có gì để nói với nhau. Nên tôi đã hát. Tôi rất ngây ngô, không mấy khi biết ngại ngùng và xấu hổ. Mà tôi hát to lắm, mọi người trên đường ai cũng nhìn. Một lúc lâu Đái Bậy mới mở miệng:

    - Dễ người ta tưởng anh đang chở con bò quá. Rống suốt. Kinh chết!

    - Thế anh kể chuyện cho tôi nghe đi chứ. Cứ để tôi ngồi không mãi à.

    - Chuyện gì?

    - Chuyện tình! Thích nghe chuyện tình thôi. Chứ chuyện đời đau đầu lắm

    Nói đùa vậy, nhưng Đái Bậy kể cho tôi nghe thật. Chậm chậm và nhẹ nhàng.

    - Anh vẫn hay gọi cô ấy là Củ Cải, đó là cái tên những ngày đầu anh dùng để giao dịch bán hàng với cô ấy. Mà ngẫm thì cô ấy cũng giống một cây củ cải thiệt.. bé bé, và ngọt một cách rất nhạt, không đắng quá, nhưng cũng dễ nhăn mặt khi ăn. Anh gặp Củ Cải lần đầu tiên cách đây hai năm, khi anh còn làm partime tại tiệm mỹ phẩm của chị. Ngày ngày anh ship hàng tới những địa chỉ trong nội thành Hà Nội. Hôm ấy là chiều thứ ba, chỉ có một đơn hàng duy nhất, của một bạn gái có nick tên Củ Cải, đặt một lọ sơn móng tay và 1 son dưỡng môi. Địa chỉ nhà ở Hào Nam.

    Chiều đợi tắt nắng, anh dắt xe, gói hàng rồi mang đến địa chỉ nhà Củ Cải. Gọi lần 1, gọi lần 2, lần 3, không thấy nhấc máy. Trời hè nóng, mồ hôi ùa ra ướt hết lưng áo nhưng cuối cùng gọi điện cũng không có ai nghe. Bực mình phóng về. Vừa đi vừa nghĩ con nhỏ này không biết có phải dạng óc heo không. Hẹn rõ ràng như vậy rồi mà đi đâu không thèm cầm điện thoại. Không có một chút ý niệm nào về kế hoạch và tôn trọng người khác. Bắt người ta đạp xe hơn bốn cây số để đi về không công. Vừa mất thời gian vừa mất sức lại thêm bực vào người.

    Tối hôm ấy, Củ Cải nhắn tin xin lỗi rối rít. Bảo lúc đó không cầm điện thoại vì đi.. tắm! Cái lí do còn không thể gọi là lí do. Củ Cải hẹn chiều mai 3h ship lại và chịu thêm tiền ship. Ừ thì 3h chiều mai! Tối hôm ấy trước khi đi ngủ, Củ Cải còn nhắn tin chúc anh ngủ ngon. Đọc xong anh quẳng luôn điện thoại xuống cuối giường. Thiết nghĩ, không phải do thấy có lỗi nên mới nhiệt tình bắt chuyện chứ?

    Buổi chiều hôm sau nắng gắt hơn, 3h chiều anh lại dắt xe đạp sang nhà Củ Cải, trước khi đi không quên nhắn báo trước một tin rằng: "Tôi đang đến rồi nhé!". Vậy mà không hiểu Củ Cải là loại người gì, khi đến anh phải đứng đợi 15′ như một thằng ngốc dưới ngõ, cầm điện thoại đi tới đi lui mà cái điệp khúc tuyệt vọng vẫn vang đi vang lại trong điện thoại: "Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được". Lúc ấy anh chả hiểu, con người này có quả tim không vậy? Vô tình hay cố ý đùa cợt quỹ thời gian quý báu của người khác? Không có lần thứ hai đâu, lật đơn hàng xem địa chỉ nhà khách. Số nhà 17! Anh đạp xe phóng thẳng vào trong, tìm đúng nhà 17 rồi bấm chuông. 3h30′ chiều, đứng dưới nắng chờ đợi. Mặt đường bỏng như đang làm giầy anh chảy ra. Đợi một lát trong nhà mới có người ra mở cửa. Một người đàn ông trung niên. Hơi hoảng, không biết tên thật của Củ Cải, chả biết hỏi gì.

    - Mày gọi cái gì thằng kia?

    Choáng váng! Đó là người câu đầu tiên người đàn ông ấy nói với anh đấy. Là bố của Củ Cải đấy em. Đứng cách nhau cái cổng sắt, Anh vẫn còn ngửi thấy nồng nặc mùi rượu. Vôi lắp bắp:

    - Cháu.. cháu mang đồ đến cho Củ Cải!

    - Củ Cải là cái mẹ gì? Đồ gì? Phân bón à?

    - Dạ cháu xin lỗi, cháu nhầm nhà!

    - Nhầm thì biến!

    Anh.. biến luôn. Ra khỏi cái ngõ quái quỷ này. Nó cướp mất của anh 2 buổi chiều quý giá mà tôi có thể ngồi ở cửa hàng quạt mát và đọc sách, chìm trong thế giới của riêng mình chứ không phải đạp xe mấy cây số đến đây để về không công. Việc đầu tiên khi bước vào cửa hàng, anh bật máy và thông báo hủy đơn hàng của Củ Cải. Thật là kỳ quặc hết sức. Thởi buổi này, ở thành phố này, trong một ngôi nhà sang trọng và có vẻ giàu có như thế, mà lại có một ông bố vô văn hóa và một đứa con thiếu ý thức tôn trọng người khác như vậy.

    Tối đến, Củ Cải lại nhắn tin xin lỗi, nhưng không còn rối rít như hôm qua. Cậu ấy chỉ hẹn mai sẽ tự đến lấy chứ không cần anh đến ship hàng.

    - Anh bảo: "Ừ mai phiền cậu đến cửa hàng, tôi cũng không có ý định đi ship hàng cho cậu lần nữa!" – Mà giọng anh nghe nói hơi gay gắt

    - Nếu có thể, tôi trả tiền ship 2 lần cậu đến mà không gặp tôi. – Giọng Củ Cải có vẻ ỏ ê lắm

    - Anh bảo: "Không cần đâu, chỉ hi vọng mai cậu không lỡ hẹn!"

    - Củ Cải trả lời: "Ừ, cảm ơn! Tôi sẽ đến đúng giờ"

    Lúc tắt máy, có gì đó trùng hẳn xuống. Củ Cải như có điều khó nói. Cậu ấy không giải thích rằng tại sao lại lỡ hẹn, chỉ xin lỗi thôi. Điều đó làm anh khó chịu, vì cảm giác có lỗi. Khi bực tức qua đi, người ta có thời gian nhìn nhận lại. Củ Cải không giống một người lừa đảo cho lắm. Có lẽ là cậu ấy có chuyện gấp thật.

    Và Củ Cải xuất hiện, đúng giờ! Không chệch một giây luôn đó em. Buổi chiều hôm sau khi đang ngồi trông hàng, anh ngỡ ngàng khi nghe Củ Cải gọi:

    - Cà Rốt! Đồ của tôi đâu?

    Trước mặt anh, Củ Cải đứng đó, lấp ló sau tủ kính. Củ Cải thấp quá, bị đồ đạc che hết, kiễng chân lên mới ngó được cái đầu cho anh nhìn thấy. Anh chạy ra mở cửa ngách để Củ Cải vào.

    - Của cậu, ở trong này! – Anh bảo

    - Cậu vẫn giữ cho tôi à? – Mặt Củ Cải ngơ ra

    - Cậu trả tiền rồi, nên hàng phải giữ cho cậu chứ.

    - Cảm ơn!

    - Không có gì!

    Anh mở ngăn tủ dưới lấy hàng cho Củ Cải, tay cứ run run mà không hiểu vì sao. Thật dễ dàng để nhìn thấy một vài vết bầm tím trên mặt Củ Cải cho dù cậu ấy đã cố gắng xòa tóc ra giữa mùa hè nóng bức để ngụy trang.

    - Cậu bỏ mũ ra đi! – Anh đưa hàng, nói nhẹ

    - Gì cơ? Ừm.. Tôi đi luôn bây giờ mà, không cần đâu.

    - Cái chỗ này, chảy máu rồi! – Anh chỉ lên trán Củ Cải. Như thế này này. Đấy, đúng khoảng cách này.. (Lúc này Đái Bậy bắt tôi nhìn theo hướng chỉ tay của anh)

    Cuộc hội thoại không ăn nhập một chút nào. Củ Cải giật mình đưa tay sờ lên đuôi lông mày. Rõ ràng là ý thức được vết thương của mình.

    - Ngồi xuống đi tôi băng cho rồi về, để mồ hôi vào là xót lắm! – Anh bảo.

    Nói vậy mà Củ Cải nghe thật. Cậu ấy lúng túng tìm ghế ngồi và.. bỏ mũ ra. Mồ hôi trên trán chảy xuống ướt má. Anh thấy hơi nhói trong tim khi nhìn thấy khuôn mặt tròn trĩnh kia có đôi mắt sưng đỏ và những vết thương mang dấu hiệu của một trận bạo hành khủng khiếp. Xâu chuỗi những chi tiết của ngày hôm trước, anh đoán rằng bố Củ Cải say rượu, và Củ Cải bị bố đánh!

    Chấm chấm chút thuốc bằng bông tăm rồi nhẹ nhàng xoa vào chân lông mày cho Củ Cải. Cậu ấy ngồi im không kêu ca. Nhưng cái nhăn mặt của Củ Cải khiến anh biết cậu ấy đau như thế nào. Tay anh càng run hơn khi Củ Cải nhắm tịt mắt, tay nắm chặt ngoan ngoãn đợi anh tra thuốc xong. Lúc ấy anh nghĩ, anh và Củ Cải không hề quen nhau, chỉ nói chuyện vài ba lần, mà lại ngồi đây, làm cái việc chăm sóc nhau như hai người bạn đã thân thiết từ lâu.

    Xong xuôi, Củ Cải hé mắt, rồi làm động tác chớp chớp. Có lẽ thấy không đau, Củ Cải nhoẻn miệng cười toe:

    - Hay quá, mát lịm, cảm ơn cậu nhé Cà Rốt!

    - Trả tiền tra thuốc đây! – Anh trêu

    - Ơ.. – mặt Củ Cải đơ ra làm anh cười lớn:

    - Ha ha, đùa thôi, giữ gìn vết thương cẩn thận!

    Củ Cải lại cười. Chiều hôm ấy, Củ Cải ngồi lại với anh đến khi tắt nắng. Bọn anh chia sẻ cho nhau những cuốn sách hai đứa thích, những bài hát mỗi đứa hay nghe, những câu chuyện trường lớp. Đó là buổi chiều đầu tiên từ khi đi làm, anh không thấy nhàm chán khi ngồi trong cửa hàng nhìn ra ngoài đường ngắm lá vàng rơi. Củ Cải có điệu cười trong trẻo như tiếng chuông gió, đôi khi lại gẫy gập và loảng xoảng như tiếng thủy tinh vỡ. Hai sắc thái đấy cứ trộn vào nhau, đôi khi không phân biệt được rõ cậu ấy cười vui hay cười buồn..

    * * *

    - Gì vậy? Kể tiếp đi chứ?

    - Đến nhà em rồi..

    Tôi nhìn quanh quất, Đái Bậy đưa tôi về nhà lúc nào không biết. Tôi phụng phịu vì muốn nghe nốt câu chuyện Đái Bậy đang kể. Nó thực sự chân thành và báo hiệu nhiều đau đớn.

    - Nhưng em muốn đi chơi tiếp.

    - Về đi, hôm nào anh đón!

    - Anh tên gì?

    - Đái Bậy đó!

    - Em hỏi nghiêm túc mà.

    - Huy!

    - Em gọi anh là Cà Rốt nhé!

    - Đừng, chỉ cô ấy mới được gọi anh như thế.

    - Ừ thì..

    - Cứ gọi anh là Đái Bậy!

    Ừ, Đái Bậy! Đột nhiên mắt Đái Bậy lóe lên như nhìn thấy một điều gì đó. Anh vòng tay kéo tôi lại ôm chặt, tay thì ôm vậy nhưng đầu thì cứ hướng đi phía khác. Tôi hoảng quá hét ầm lên. Gì thế? Tôi nhìn nhầm người à? Dạng người này là thể loại biến thái như thế sao. Đang hoảng loạn thì thấy Hoàng tự nhiên xuất hiện, phi từ bên kia đường sang, tay cầm bình nước trống không, đập bồm bồm lên đầu Đái Bậy, vừa đập vừa quát:

    - Thằng này mày làm gì thế? Bố tao là Tổ trưởng tổ dân phố nhá!

    Hét xong Hoàng lại vác bình nước lên đập tiếp. Đái Bậy buông tôi ra, cười cười rồi vẫy tay chào tôi xong phóng đi. Còn lại tôi với Hoàng đứng đó. Hoàng lúc này nhìn thấy tôi hằm hằm, ôm vội bình nước vào ngực, giữ thế thủ:

    - Làm cái gì thế? Sao đánh bạn tôi? – Tôi hét!

    - Cái gì? Bạn nhỏ? Thằng đi Min khừng đấy á?

    - Ờ!

    - Thế nó ôm sao nhỏ còn hét? Tưởng bị hiếp ra cứu chứ sao.

    - Hiếp con khỉ!

    - Ừ thì đúng là hiếp con khỉ mà.

    Tôi cầm túi sách vạng cho Hoàng 1 phát vào đầu rồi đi vào nhà.

    - Đi đổi nước thì đi đi. Lắm chuyện thấy ớn.

    - Từ lần sau con gái thì đừng có ra đường khuya

    - Liên quan gì đến đằng ấy? Biến!

    Chạy vào nhà rồi đóng cửa lại. Vô bếp tìm bát đổ xương ra cho Ki ăn. Điện thoại tôi reo lên tin nhắn. Của Đái Bậy:

    "Thằng đó là thằng tốt đấy em!".

    "Đừng mượn cớ thử thằng đó mà lợi dụng em"

    "Ha ha, ngủ đi bé! Anh ngủ đây. Cả ngày đi đái bậy mệt quá. Ngủ đi rồi nao anh kể tiếp chuyện cho nghe"

    "Ừ, ngủ đi.. Huy"

    "Hãy gọi anh là Đái Bậy"

    Tôi phì cười. Tôi không biết Đái Bậy từ đâu, bước vào cuộc sống của tôi, là người tốt hay xấu, nhưng trái tim tôi đã tự coi anh là một người bạn đặc biệt. Ngoài ban công, Hoàng đang lúi húi kiểm tra mấy chậu xương rồng, chắc chắn hắn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy chúng đã được tưới nước.


     
  9. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 9:

    "Bấm để đọc"
    Đái Bậy giúp tôi vực lại tinh thần những ngày sau đó, cũng cùng đường sang Bách Khoa, anh hay rẽ sang đưa tôi một đoạn đến trường. Thi thoảng anh vẫn trêu tôi cái vụ nhổ lông nách. Mỗi lần bị trêu như vậy tôi lại thẩm chửi tên hàng xóm vừa lùn vừa xấu vừa bẩn tính của mình. Có hôm gặp Hoàng trên đường đi học. Hoàng nhìn tôi nhếch mép, kiều khịt mũi ý ý rằng: "Nứt mắt ra đã yêu đương, lại còn đưa nhau đi học! Vãi!". Nhưng tôi kệ xác hắn, tâm trạng của tôi tôi còn chưa thể quan tâm được hết, làm sao có thời gian đi quan tâm cảm xúc của người khác?

    Tôi đếm từng ngày mong bố mẹ về. Không phải chỉ là nhớ nhung yêu thương, mà còn vì.. đói! Ăn trực mãi nhà bà Tám cũng ngại, tôi vay tiền Linh ăn mỳ tôm qua ngày. Nhưng còn Ki nữa, tôi chịu đói được, nhưng để em lả suốt thì tội nghiệp. Những vụ việc rắc rối xảy ra xung quanh tôi càng ngày càng khiến tôi nhận ra, tôi với lão hàng xóm là oan gia. Tối thứ Bẩy, lão Hoàng ăn KFC xong quẳng xương thừa ra ban công. Bình thường tôi chẳng để ý làm gì, nhưng mấy ngày rồi Ki ăn uống khổ sở, thương quá nên tôi ngó ngó xung quanh, đánh liều trèo sang ban công nhà hắn để đem túi xương về. Vừa mới chạm tay vào đống rác thì Hoàng từ trong phòng hắn lao ra, cứ như hắn rình tôi sang rồi lao ra bắt vậy.

    - Ăn trộm!

    - Trộm cái gì? Sịp rách à?

    - Không biết! Tự nhiên trèo sang đây chi? Mẹ ơi trộm!

    - Im đi!

    - Mẹ ơi iiiiii!

    Hoàng vồ lấy tay tôi giữ lại, sợ tôi chạy về. Hắn gọi mẹ hắn lên bằng được. Tôi thì chẳng sợ, ăn trộm có túi xương thì cũng chẳng vào tù. Bác Ngọc chạy lên sau đó chưa đầy một phút, tay cầm cái ống sắt dài ngoằng, vừa đi vừa gõ vào tường coong coong để dọa:

    - Đâu? Trộm đâu?

    - Đây! Nó mò sang nhà mình lén lút ngoài ban công! Con bắt được. Mẹ cứ bênh nó đi.

    - Con chào bác! – Tôi nhỏ nhẹ ỏn ẻn

    - Con làm gì ở đây thế? – Bác Ngọc thở phào, hạ ống nước xuống, tôi được thể tấn tới:

    - Hoàng vứt rác ra ban công, nó bốc mùi bay sang nhà con, con sang dọn mà. Hoàng đổ tội oan con vậy tội nghiệp lắm bác. Nhà con có thiếu gì đâu mà trộm cắp làm gì?

    - Nói điêu, mày đang thiếu cơm..

    Chưa nói hết câu, bác Ngọc phi ra vả Hoàng cái đốp, rùi chửi ầm lên:

    - Cái thứ mất nết, dám nói con gái nhà người ta như thế. Xin lỗi em rồi đi vào nhà ngay!

    Hoàng ôm má trợn mắt nhìn tôi. Tôi bình thản nhìn lại, tay vẫn cầm túi xương gà. Dù thế nào nhất quyết phải mang về cho Ki. Đợi bác Ngọc đi xuống nhà, tôi nhìn Hoàng cười nhẹ:

    - Đúng! Thiếu cơm thì có thể đi xin, đi ăn cắp! Còn thiếu tình người, thì tìm trên trời!

    Xong xuôi bỏ về! Tất cả mọi thứ tốt đẹp về "anh hàng xóm" chính thức sụp đổ hết, toe toét như bè cứt trâu bị người ta cán đi cán lại ngoài đường luôn. Ánh mắt thẫn thờ pha chút hối lỗi của Hoàng cũng chẳng cứu được sự thất vọng của tôi về hắn.

    Cái sự buồn của tôi chỉ được một lát thôi. Nhìn Ki ăn no, lòng tôi lại chộn rộn, tôi nhắn tin kể cho Đái Bậy nghe chuyện vừa xảy ra. Anh không quan tâm đến hàng xóm tôi như thế nào, anh gọi ngay lại hét lên:

    - Mấy ngày nay em ăn uống thế hả?

    - Ơ. Vầng!

    - Chó!

    - Ô.

    - Đợi tí anh mang đồ ăn sang cho!

    Anh cụp máy ngay tức khắc. Tôi xoa xoa bụng. Ừ cũng đói lắm rồi. "Sao mình như một đứa trẻ 7 tuổi thế này?"

    Đái Bậy đến cổng gọi tôi xuống lấy cơm. Chẳng hiểu sao, và cũng chẳng biết mình nghĩ gì, tôi mở cửa cho anh và buông lơi một câu: "Anh muốn vào nhà không?". Anh vào thật, rất tự nhiên và không câu nệ rằng nhà có mỗi tôi là con gái. Tôi lấy hộp đổ cơm ra, gọi Ki rồi đưa anh lên gác thượng nhà tôi. Đái Bậy rất thích những chai thủy tinh nhỏ đã được vẽ sơn xanh đỏ tôi treo trên đó, anh nghịch chỗ này chỗ kia một chút trong lúc tôi ngồi khoanh chân xúc cơm ăn.

    - Này! Em khóc đấy à?

    - Không!

    Tôi vội gạt nước mắt. Nó cứ vô thức chảy ra một cách vô duyên.

    - Em không có gì ăn sao không bảo anh?

    - Em không đói!

    - Còn dám cãi?

    Kể chuyện em nghe tiếp đi!

    Và Đái Bậy đến bên ngồi cạnh tôi, anh vừa nhìn ra phía xa, nơi những ngôi sao lấp lánh lấp lánh, vừa nhẹ nhàng hỏi:

    - Thế nhưng anh nói đến đoạn nào rồi nhỉ?

    - Chị Củ Cải đến lấy hàng và anh chấm thuốc cho những vết thương của chị ấy!

    - Ừ..

    - Rồi sao ạ?

    - Chiều hôm đó anh đã nhận ra có một sự khác lạ trong trái tim mình. Em đã yêu bao giờ chưa? Em biết đấy, thật khó để tìm được một người có thể khiến trái tim ta bình yên. Và lại còn những điều bất chợt nữa. Chiều hôm ấy đột nhiên mưa to. Mà chưa bao giờ anh thấy mưa đẹp đến thế. Củ Cải đang ngồi thử sơn móng tay, thấy mưa cô ấy chạy ngay ra cửa, làm vệt móng tay đỏ quệt dài trên ngón tay trỏ. Cử chỉ đáng yêu khủng khiếp. Tim anh cứ đập loạn nhịp, khó khăn lắm mới giữ được nó bình thường. Củ Cải kéo anh ra cửa, ngồi đung đưa chân bên cạnh anh, ngắm nhìn những hạt mưa rơi vỡ òa xuống mặt đường.

    - Em chẳng bao giờ muốn qua phố một mình

    Trong cơn mưa như chiều nay đấy

    Người ta bên nhau cứ cố tình khiến em trông thấy

    Tự nhiên thấy buồn vì.. họ có đôi!

    - Cậu lảm nhảm cái gì vậy? – Anh quay sang sau khi nghe Củ Cải lẩm bẩm trong miệng

    - À không có gì đâu! Hì

    Củ Cải lại cười. Ngoài trời ngớt mưa, anh đứng dậy, lấy hết dũng cảm chìa tay ra ý muốn kéo Củ Cải đứng lên:

    - Đi! Tôi đưa cậu về!

    - Ơ, tôi tự về được!

    - Về kiểu gì? Đi bộ à? Tôi ngó thấy ví tiền của cậu rồi. Không đủ tiền đi xe bus đâu!

    Củ Cải cúi mặt xuống, lầm lì như xấu hổ khi bị bắt thóp.

    - Làm sao? Hay mông cậu có nhọt không ngồi được xe đạp à?

    - Cậu nói cái quái gì thế! Đi!

    Củ Cải đứng phắt dậy vẻ giận dỗi, chạy ra đường trước. Dưới những hạt mưa còn xót lại, tay Củ Cải khum khum trên đầu che mưa. Hình ảnh ấy cứ ghi dấu trong lòng anh mãi. Đèo Củ Cải sau lưng, trong lòng vui như hát. Thi thoảng anh lại ngoái lại xem Củ Cải đã bị rơi chưa, vì Củ Cải nhẹ quá, ngồi đằng sau mà như không. Anh vừa đi vừa trêu cô ấy:

    - Cậu mà bị rơi thì nhớ hét lên để tôi quay lại nhặt nhé!

    - Có cậu bị rơi ấy, làm như tôi là chó mèo không bằng.

    - Dùng sơn móng tay ít thôi nha, hại lắm!

    - Ơ, bán hàng mà nói thế ai mua.

    - Nói đúng thì nghe đi, cãi nhiều!

    Hai đứa anh chành chọe nhau trên suốt đường về. Hà Nội mưa xong, mát dịu những cảm xúc không tên.

    Và như thế, Củ Cải bước vào cuộc sống của anh mà không hề báo trước. Bất ngờ như một cơn mưa mùa hạ. Ào một chút, nhưng đủ làm ta ướt hết tóc và vai áo. Củ Cải mang đến cho anh những niềm vui nho nhỏ, những điều thú vị cậu ấy trải nghiệm hằng ngày. Củ Cải nhiều khi ngây ngô đến mức quá đáng, những lúc bọn anh hẹn nhau đi ăn kem, ngồi sau xe đạp, cậu ấy vẫn hay lải nhải những câu hỏi vô nghĩa, có khi đần độn như thế này:

    - Hôm nay tớ nhặt được một cái kẹo mút, tớ có nên ăn nó không hả Cà Rốt?

    - Ừ, cậu nên ăn bằng mũi!

    - Con tê giác lội xuống nước sẽ thành con hà mã, đúng không nhỉ?

    - Sai, nó thành con.. ngựa!

    - Khi Cà Rốt chưa chín, nó có màu xanh không?

    - Nó màu đen!

    - Đen cái mặt cậu ấy

    - Mặt cậu thì có.

    Cứ thế, anh và Củ Cải thân thiết với nhau hơn. Ngày ngày, anh rẽ qua nhà đón Củ Cải đi học thêm rồi quay về cửa hàng làm việc, chiều đến lại đạp xe đón Củ Cải về, để nghe Củ Cải lảm nhảm mấy câu ngu ngu, quát Củ Cải nếu cô ấy quên mang mũ, đánh vào tay Củ Cải nếu cô ấy vẫn giữ cái tật cho ngón tay lên mồm gặm dù nó bẩn hay sạch.. Những ngày Củ Cải buồn, cô ấy trầm lặng hơn. Khi ấy anh lại là người phải nói nhiều hơn, để Củ Cải quên đi những nỗi buồn trong lòng. Anh rất sợ những khi Củ Cải yên lặng. Bởi khi ấy, đạp xe dưới những vạt nắng của mùa hạ, mà trong lòng anh, mưa như kéo đến dội ướt trái tim.

    Thế nhưng cái gì cũng hữu hạn Vi à. Củ Cải ở bên anh suốt mùa hè năm ấy. Bọn anh chia sẻ cho nhau một góc trái tim của hai đứa. Trong ấy chứa những kỉ niệm, những cảm xúc vu vơ lượm lặt, những câu chuyện trường lớp bạn bè, những ký ức buồn về gia đình. Bố Củ Cải nghiện rượu, lúc nào cũng say khướt và đánh đập mẹ con cô ấy. Củ Cải chẳng ngại anh tí nào. Cô ấy luôn mua thuốc phóng đến cửa hàng anh làm việc, vén ống tay áo lên để anh xoa thuốc cho. Nhìn Củ Cải, trong lòng anh xót như xát muối. Nhưng cô ấy luôn cười, mặc dù vết thương đau tê tái đến toát mồ hôi.

    - Không đau mà, thật đấy!

    - Im đi. Nghĩ tôi mất cảm giác chắc. Ngồi yên cho tôi xoa thuốc. Mà sao bố đánh không biết chạy?

    - Chạy làm gì? Đánh chán thì thôi

    - Củ Cải ngu!

    - Ơ! Mấc zậy!

    - Hừm

    Củ Cải rất thích ngồi bên anh ngắm mưa. Mùa hạ hầu như ngày nào, chiều nào cũng có, đến nhanh thôi, đủ ướt mặt đường rồi tạnh. Những giây phút hiếm hoi anh thấy Củ Cải không cười, lặng yên ngẩng lên mái nhà nhìn những giọt nước trong veo rơi xuống.

    - Cà Rốt nè. Mưa đẹp nhỉ!

    - Ừ đẹp, nhưng ngậm mồm vào đi, rãi rớt đến cổ rồi đấy

    - Đồ điên, nước mưa mà.

    Củ Cải đấm anh lia lịa, còn anh cười. Những hạt mưa rơi xuống mặt đường, lấp lánh, trong veo..

    * * *

    Hết mùa hè năm ấy, Củ Cải sang Nhật học. Những ngày trước khi bay, Củ Cải kéo anh đi ăn khắp nơi, vòng vèo cùng nhau khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Anh đạp xe nhiều đến mức tối về nhà chân mỏi nhừ, cơ đau đến mức không co chân thay được quần. Củ Cải thì vẫn khúc khích cười trong điện thoại.

    - Cậu là con sên, Cà Rốt ạ.

    - Ờ, thế lần sau đi chơi thì đèo thử đi nhé!

    - Sau này về Việt Nam, tôi sẽ chở cậu bằng xe máy. Nhé!

    Gió cứ thổi những lời hứa vu vơ bay ra xa..

    Ngày Củ Cải đi, anh vẫn phải làm việc ở cửa hàng. Không đi tiễn. Mà có đi cũng không được, anh có là gì đâu, đến đứng giữa gia đình, anh em, bạn bè của Củ Cải thì vô duyên lắm. Củ Cải nhắn cho anh một cái tin: "Ở nhà mạnh khỏe nha Cà Rốt, đừng để con thỏ nào ăn cụt tai nghe chưa". Anh cười buồn, không nhắn lại vì biết cô ấy nhắn xong sẽ tắt máy.

    Thế là chia tay, chẳng ai nói với ai một câu ràng buộc. Củ Cải đến bên anh rồi đi. Nhẹ nhàng, tự nhiên như cơn mưa mùa hạ, rơi rồi tạnh.

    Anh giữ liên lạc bằng những mail ngắn. Thi thoảng mới gửi, vậy mà ngày nào cũng như ngày nào, anh đều lướt qua lướt lại hộp thư đến để xem Củ Cải có bất chợt gửi một cái mail lạ cho anh không. Có những lúc bài tập, công việc mệt mỏi, anh chỉ gửi một cái mail cụt ngủn: "Củ Cải à!". Thế là đêm hôm ấy, hai đứa anh ngồi chat video với nhau đến gần sáng. Củ Cải kể chuyện, hát cho anh nghe, anh múa cho Củ Cải xem, Củ Cải cười như điên trong headphone. Để rồi sáng hôm sau đi học, cả hai đứa đều vật vờ như cú và tự nhủ từ nay chừa chat đêm.

    Thời gian trôi, khi anh bắt đầu chìm vào thời gian ôn thi cuối cấp, thì Củ Cải đã hoàn thành xong chương trình học cần thiết cơ bản bên đó và về nước nghỉ một kỳ. Anh mong ngóng Củ Cải từng ngày một. Có hôm đi lang thang, anh chọn được cho Củ Cải một hộp hoa khô. Anh nghĩ có lẽ Củ Cải sẽ thích lắm.

    Sáng sáng dậy đi học, mẹ anh nhìn anh rồi bảo:

    - Huy cao nhanh nhỉ. Cao quá vạch mẹ vạch trên tường rồi kìa.

    Anh giật mình quay sang nhìn. Đúng là đã cao quá mức mẹ dự đoán. Tự nhiên nghĩ về Củ Cải. Sau ba năm, không biết cô ấy có lớn thêm chút nào không. Nếu cô ấy vẫn nhỏ bé như cũ, thì chắc cô ấy đứng đên vai anh.

    "Củ Cải nè, cậu có cao thêm chút nào không? Tôi đã cao thêm 10cm đấy"

    "Hu hu, tôi không cao thêm chút nào cả, thậm chí còn lùn đi"

    "Củ Cải ngộ độc phân bón nên mới vậy"

    "Còn Cà Rốt ngấm thuốc tăng trưởng"

    "Sớm về, tôi sẽ nhường cho cậu chút thuốc tăng trưởng để cậu lớn thêm ha"

    "À, tôi mún giới thiệu 1 người cho cậu biết"

    "Ai hả? Lại một cây Củ Cải lùn tịt à?"

    "Không, anh ấy không lùn"

    Như có một cơn mưa rào dội tới ập lên đầu anh vậy. Anh đủ thông minh để hiểu ra rằng Củ Cải có bạn trai. Hộp hoa khô anh nắm chắc trong tay, nát vụn.

    Anh có là gì đâu? Có gì ràng buộc anh với cô ấy? Những cơn mưa mùa hạ chăng? Những hộp thuốc trị thương? Những lần cùng nhau vi vu trên chiếc xe đạp trên khắp những ngõ ngách Hà Nội? Chẳng có gì cả!

    - Sao thế? Anh kể tiếp đi chứ?

    -..

    - Huy..

    - Đã bảo không được gọi tên anh cơ mà? – Huy quay ngoắt sang tôi trợn mắt.

    - Giật cả mình. Sao anh đang kể lại im vậy?

    - Buồn..

    - Buồn á? Cái, cái gì? Chả lẽ hai người chia tay cho đến tận giờ? Chả ra làm sao cả. Chuyện buồn như cức mà cũng kể em nghe

    - Đồ điên. Im tao kể tiếp coi.

    - Tao không nghe nữa, truyện như rồ. – Tôi cầm cổ Đái Bậy lắc lắc.

    * * *

    - Chúng mày đang làm gì ở nhà tao thế?

    Tôi giật bắn, toàn thân run rẩy. Bố Tùng đã về. Giọng bố khin khít kẽ răng. Đái Bậy bần thần đứng dậy không biết phải làm gì?

    - Mày đang làm gì ở nhà tao? Cút!

    Bố Tùng khật khưỡng đi về phía Đái Bậy. Tôi đẩy anh xuống cầu thang.

    - Đi về đi anh.

    - Cút!

    Bố Tùng cứ chạy theo tôi. Đái Bậy vừa đi vừa hỏi: "Em sẽ không sao chứ? Em liệu có ổn không?". Tôi quát: "Anh về nhanh đi thì em sẽ ổn!". Đưa Đái Bậy ra cổng, mẹ vừa về tới, mẹ nhìn tôi rồi đi thẳng vào nhà. Tôi chỉ kịp mở cổng cho Đái Bậy rồi vào luôn không kịp chào.

    Đêm tối! Một nam một nữ trên gác thượng! Nghe thì lãng mạn, nhưng cái lãng mạn đó trong suy nghĩ của người lớn thì thật khủng khiếp và bậy bạ. Bố Tùng đẩy tôi vào góc bếp, cứ thế rút thắt lưng mà đánh. Từng vệt thắt lưng vụt tới tấp lên mặt, lên tay tôi nóng rát. Tôi co ro ngồi im chịu trận.

    - Khốn nạn! Anh định đánh chết nó à?

    - Đĩ mẹ! Đĩ con!

    Đánh tiếp! Đầu, cổ, tay, vai, lưng, chân.. Chỗ nào cũng bỏng rát như bị xé, bị tước từng mảng thịt.

    "Vi! Không được khóc! Không được khóc." – Đã vạn lần tôi tự hứa với mình như thế.

    Mẹ lao vào đỡ cho tôi. Tai tôi ù đi, nghe âm u những câu chửi rủa. Bố Tùng túm tóc tôi lôi lệch xệch lên từng bậc cầu thang. Tôi trườn theo từng mét một. Cũng chỉ có điệu tống tôi vào phòng rồi khóa cửa lại mà đánh!

    Ngoài cửa mẹ vẫn gào thét đập ầm ỹ đòi vào cứu tôi. Trong phòng bố vẫn ra sức dùng chân đạp, tay tát tôi liên hồi.

    Tôi chịu đựng! Trong lòng cố gắng nghĩ đến viễn cảnh tươi sáng ở tương lai phía trước.

    Nỗi đau, có ý nghĩa gì đâu? Khi trái tim đã biến thành băng giá!


     
  10. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 10:

    "Bấm để đọc"
    Mặt trời vẫn mọc đằng Đông và lặn đằng Tây, trẻ con vẫn cắp sách đến trường vào buổi sáng, các cụ già vẫn ra bờ hồ tập thể dục, các đôi vẫn ôm hôn nhau trên ghế đá công viên, và tôi vẫn thức dậy chào đón ngày mới sau những cơn đau dai dẳng. Ki liếm nhẹ vào má tôi, nơi đã sưng tấy ửng đỏ lên vì những cái tát. Ngồi dậy mà đầu óc chao đảo, chỉ kịp nhắn cho Linh một cái tin nhờ xin phép nghỉ học. Lết ra ban công mở cửa hứng nắng, cảm giác chân tay rời rã hết rồi. Bố mẹ đã đi khỏi nhà, không cần biết tôi còn sống hay đã chết.

    Vào nhà tắm múc ca nước ra tưới cho mấy chậu xương rồng, tiện tay với sang tưới luôn cho xương rồng nhà Hoàng nữa. Đầu óc tôi cố tỉnh táo lại để nhớ ra đêm qua mọi chuyện tiếp diễn như thế nào nhưng chịu không nhớ nổi. Lắc đầu thật mạnh để rũ đi những ký ức khủng khiếp. Có những thứ nên quên thật nhanh. Cánh cửa bật mở, Hoàng phi từ trong phòng ra nhìn tôi, chắc lại định ăn vạ gì đó. Tôi mệt quá không thèm đáp lời, cố sức tưới nốt chậu cây rồi quay vào nhà.

    - Này nhỏ! – Hoàng gọi tôi gấp gáp

    - Gì cơ?

    - Mặt nhỏ..

    - Mặt sao? Mới dậy, chưa rửa

    - Mặt nhỏ có máu đấy!

    - Máu thì sao? Chưa nhìn thấy máu bao giờ à? Có thích nhìn không tôi lấy dao xỉa cho phát?

    - Sao nhỏ kì vậy? Vệt máu khô ấy. Má sưng nữa.

    - Nhiều chuyện!

    Lết vào phòng rồi nằm vật xuống giường. Chỉ muốn đứng dậy nhảy tưng tưng như mọi ngày mà không được. Giấc ngủ lại muốn kéo đến khép hai mí mắt nặng trịch lại.

    - Vi ơi!

    Lão Hoàng thì phải. Tôi hé mắt nhìn rồi lại nhắm tịt. Mệt thế này còn mò sang làm phiền nữa. Lại định cho hộp cơm rồi đi nói xấu người ta chứ có làm được gì hơn?

    - Nhỏ ngất rồi à?

    - Có im cho tui ngủ không thì bảo? – Tôi ngỏng đầu lên gào to

    - Ừ thì cứ ngủ, việc tui tui làm.

    - Làm gì?

    Hoàng kiếm đâu ra cái khăn ướt lau lau mặt cho tôi. Cái con người này, lúc ghét thì ghét cay đắng, lúc thương thì thương nhiệt thành. Thiệt chẳng hiểu nổi. Hoàng không biết là nếu giờ bố Tùng mà nhìn thấy cảnh này thì hai đứa tôi chết chắc. Hoàng chấm chấm thuốc vào vết thương bên khóe môi, chậm chậm xoa khắp trán, vừa làm vừa hỏi vì sao ra nông nỗi này, nhưng tôi còn sức đâu mà trả lời. Chỉ biết sau đó, tôi không ngại ngần chìa tay ra cho Hoàng để Hoàng lau và tiếp tục xoa thuốc lên những vết thương. Tôi bỗng nhớ đến bạn Củ Cải – cô gái của Đái Bậy, và thấy ấm áp trong lòng. Con gái, cho dù miệng cứ ra rả rằng chẳng cần ai quan tâm, nhưng nếu có người chăm sóc thì vẫn thấy hạnh phúc.

    - Xong rồi! Thuốc tui để ở bàn nha! Đau thì lại ra xoa.

    - Ừ!

    - Nhỏ ăn gì chưa?

    - Ăn rồi!

    - Ăn gì?

    - Cơm cá rán!

    - Sáng đã dậy nấu được rồi á?

    - Không, ăn hôm qua!

    - Đồ điên. Đợi tui về lấy cơm cho ăn.

    - Tui không ăn cơm của ấy đâu. Rồi ấy đi nói với bạn tui là con đói.

    - Tui.. xin lỗi!

    - Có lỗi gì đâu, là sự thật mà. Tui là 1 con đói cơm!

    - Thật ra tui không có ý gì, chỉ là hai thằng con trai nói chuyện với nhau, nói xong quên thôi.

    - Tui có nói gì đâu?

    - Thì tui vẫn phải xin lỗi. Xin lỗi xong rồi, tui về lấy cơm nhá!

    Hoàng chạy về. Tôi nghiêng mình cuộn tròn trong chăn, thuốc mát lịm trên má. Những vết thương đã bớt đau đi phần nào, và những giận hờn cũng tan biến hết. Mọi thứ như được gỡ bỏ.

    Những ngày đầu tiên của tuổi trưởng thành, cuộc đời tặng cho tôi sự xuất hiện của hai chàng trai, bên tôi những khi tôi đau đớn nhất. Hoàng và Huy, mỗi người một tính cách, nhưng đều giống nhau ở một điểm chung, là có một trái tim ấm nóng và chân thành. Định mệnh khiến tôi mắc nợ họ rất nhiều. Không biết vì lí do gì mà có quá nhiều điều trùng hợp trên thế giới này. Mãi đến thời gian sau này tôi mới biết, cả anh Hàng xóm và anh Đái Bậy đều có một gia đình không hạnh phúc, bố Hoàng thì bỏ mẹ con anh đi với người phụ nữ khác, bố Huy mất sớm. Nhiều khi tôi tự hỏi liệu có phải những đứa trẻ thiếu vắng tình thương như chúng tôi đã được số phận đưa đẩy đến bên nhau?

    Hoàng chăm tôi hai ngày sau đó. Chúng tôi hay cãi nhau, sỉ vả nhau vì những xích mích vốn có từ trước, nhưng rồi lại cười xòa. Hoàng tối tối lại trèo sang cho tôi ăn cơm, bắt tôi xoa thuốc, giảng bài cho tôi hiểu những kiến thức còn trống vì những buổi nghỉ học. Tôi cười thật nhiều và cảm thấy cuộc đời này thật bình lặng. Những ngày ấy tôi hay lặng lẽ nhìn Hoàng cười. Cái mặt Hoàng ngố ngố, thi thoảng đang kể chuyện cho tôi hắn lại nghệt ra hỏi: "Ơ quên mẹ rồi, tui đang kể đến đâu rồi nhỉ?". Còn tôi thì có bao giờ để ý đến những câu chuyện của Hoàng? Một phần vì bận ngắm sự dại khờ trong đôi mắt ấy, một phần thì Hoàng kể chuyện ngu lắm.

    Tôi đi học trở lại. Cô giáo có gặp riêng tôi để hỏi thăm tình hình sức khỏe.

    Cô bảo: "Nếu thậm tệ quá, Vi có thể nói với cô để cô đến trò chuyện cùng bố mẹ".

    Tôi trả lời cô: "Không phải như cô nghĩ đâu. Em chỉ bị ngã thôi mà".

    Cô giáo xoa nhẹ lên những vết bầm tím trên mặt rồi cho tôi về lớp. Những ngày nghỉ học, Linh chép bài cho tôi đầy đủ. Nó không hỏi tôi rằng đã xảy ra chuyện gì. Tôi kể cho Linh nghe câu chuyện của anh Đái Bậy, nhưng cứ gạt phắt đi. Nó đã có ác cảm rồi thì khó có thể làm thay đổi. Nố vẫn gắt tôi: "Tao không hiểu sao mày lại có thể chơi với một thằng đái đường?". Còn tôi thì chỉ cười.

    Thực ra chơi thân với ai cũng được, chỉ cần người ta tốt và thật lòng với mình. Tôi chợt nhớ đến một câu chuyện hồi còn học cấp 2: Ngày xưa tôi rất nhút nhát, không bao giờ dám bắt chuyện với ai. Ngày ngày đến lớp cũng chỉ thu lu một xó, học hết thì xuống lấy xe đi về. Con gái trong lớp ghét tôi, nói tôi chảnh chọe kiêu căng, tôi cũng kệ, con trai nói tôi bị câm, tôi cũng lặng im thay cho cách trả lời. Mọi thứ cứ bình lặng như thế cho đến một ngày, khi đang ngủ gật trong giờ ra chơi, một tên nghịch ngợm trong lớp lấy bật lửa bật bật đốt đuôi tóc của tôi. Nó không hề biết rằng tóc là thứ dễ bén lửa, vì vậy mà mới tách tách một cái mà nó xòe 1 phát lên đến đỉnh đầu, khét lẹt! Tôi đứng phắt dậy lao ra góc lớp cầm xô nước ụp vào đầu để tóc bớt cháy, rồi hằm hằm tiến về thằng kia. Lúc ấy mắt tôi nóng ran, đỏ lõi. Tôi nói chắc nịch: "TAO SẼ GIẾT MÀY". Trông tôi lúc đó chắc rất đáng sợ. Tay cầm cái bút đi, đuổi theo thằng bạn. Tôi nghĩ lúc đó túm được nó, tôi nhất định sẽ chọc mù mắt nó. Thằng bạn thấy bộ dạng điên khùng của tôi, cộng hưởng với nỗi sợ hãi về mái tóc cháy, nó chạy như ma đuổi. Tôi rượt nó mấy vòng quanh sân, nghĩ lại chẳng hiểu hôm đó ăn gì mà sức khỏe thần thánh vậy. Chạy riết, thằng nhỏ mệt quá nghĩ ra cách chui tọt vào nhà vệ sinh nam. Nó chẳng ngờ tôi chạy vào theo, giữ một nhúm đàn ông đang đứng úp chim vào tường đái, tôi len lỏi túm bằng được thằng kia. Nó vừa giãy rụa vừa khóc ròng ròng. Tôi lấy hết sức, cầm gáy nó ụp mặt nó vào bể nước dội bồn cầu rồi đi ra ngoài. Không chọc mù mắt, cũng không giết chóc chi hết! Chỉ là lúc bắt được thằng đó, mọi hận thù bay đi đâu, trong lòng đã hả giận phần nào.

    Tôi nổi tiếng trong trường từ vụ đánh nhau trong nhà vệ sinh nam như thế luôn. Bọn con gái bớt nói xấu tôi, sợ tôi ra mặt. Bọn con trai cũng bớt cạnh khóe. Riêng thằng bạn đốt tóc tôi kể từ bữa đó thân với tôi hẳn. Không hiểu vì sao. Còn tôi thì ngộ ra một điều. Ở trên đời này không có ai là yếu ớt, khi cần người ta sẽ vùng dậy thôi. Con giun xéo lắm cũng quằn, con người xéo lắm cùng bằng con giun.

    - Vi đang nghĩ gì thế?

    - Ủa, giật mình, không có gì, Nhật ạ! – Tôi nhìn thằng bạn đã từng đốt tóc tôi, cười tươi.

    - Đau không? – Nhật chỉ vào mặt tôi.

    - Không đau!

    Nhật cười, rồi chạy ra hành lang chơi với Linh. Có những người bạn ấm áp như nắng, giúp một ngày của tôi không còn ảm đạm.

    Hôm ấy Đái Bậy đón tôi ở cổng trường. Tôi trố mắt khi nhìn thấy ảnh.

    - Anh làm cái quái gì thế?

    - Gì thế này? Mặt em làm sao vậy hả?

    - Em đấm nhau với thằng cùng lớp

    - Thằng nào? Chỉ nó cho anh!

    - Anh làm gì?

    - Đấm lại!

    - Em về đây! Anh đi mà tìm!

    Đái Bậy phóng xe đi theo tôi, chỉ đi theo không nói gì. Được một đoạn thì Hoàng lao vọt đến tách tôi và Đái Bậy ra. Tôi bất ngờ quá nên trừng trừng nhìn Hoàng. Hoàng lườm đái bậy rồi quay sang bảo tôi:

    - Sao nhỏ cứ đi cùng cái thằng hiếp dâm này thế?

    Hiếp dâm? Đái Bậy hình như nghe thấy, cười phá lên rồi lại vọt lên, chen vào tách tôi với Hoàng ra. Hoàng thấy thế lại tìm cách tách lại. Cứ thế mấy lần. Tôi chẳng hiểu hai người này có bị rồ không nữa.

    - Làm cái gì vậy Hoàng?

    - Mẹ tui dặn phải coi nhỏ cẩn thận khỏi người xấu.

    - Mẹ đằng ấy?

    Chẳng biết bác Ngọc dặn dò gì Hoàng mà Hoàng lại thế nữa. Đái Bậy rồ ga lên chèn Hoàng rồi giọng trêu đùa:

    - Đừng có cái gì cũng nói toẹt ra thế anh bạn!

    - Kệ mẹ tôi!

    - Thì chả kệ chứ tôi làm gì được mẹ bạn?

    Nói rồi Hoàng đi sang phía bên tôi, nắm tay tôi kéo xe đạp đi nhanh, Đái Bậy lúc nào không đuổi theo nữa. Còn tôi thì cứ cố gắng dằng tay ra khỏi tay Hoàng. Tên rồ này, thái độ thay đổi chóng mặt.

    - Tui chẳng hiểu nhỏ nghĩ gì nữa? Bạn tốt thì chẳng thấy đâu. Giao du với toàn người xấu.

    - Ơ hay, bỏ tay ra.

    - Không bỏ!

    - Khùng hả?

    Rồi lại thêm một bất ngờ không mong đợi nữa. Bố Tùng chặn đầu xe hai đứa tôi, chỉ vào mặt tôi quát:

    - Đi về nhà ngay. Còn thằng này, bỏ tay nó ra.

    Tôi chết trân. Hoàng cũng vậy. Bố nhìn thấy cảnh con gái nắm tay trai đi giữa đường. Trời đất. Bố Tùng không đôi co thêm, vèo xe về trước. Lúc này trong tôi, sợ hãi tràn lên tận cổ. Trận đòn hôm trước vẫn còn khiến tôi hoảng hốt. Hoàng vẫn chưa buông tay, thậm chí còn nắm chặt hơn. Hắn thấy mặt tôi đơ ra nên hươ hươ trước mặt cho tôi định thần lại. Tôi ngước sang Hoàng, gần như mếu:

    - Hoàng ơi! Hoàng có chỗ nào trốn được qua đêm nay không?

    Hoàng nhìn tôi sững sờ. Nước mắt tôi lại bắt đầu chày dài trên má. Lúc ấy chỉ ước Hoàng đưa tôi đi đâu cũng được, chui rúc bến xe, ngủ gầm cầu, bới rác ăn cũng được. Chỉ cần không về nhà để chịu đòn. Hoàng dùng tay còn lại lấy cái áo ba lỗ trong cặp ra cho tôi lau nước mắt rồi kéo tôi đi sang con đường khác. Chưa rõ là đi đâu. Chỉ biết từ lúc ấy, con đường mà tôi đi, luôn có Hoàng nắm tay bên cạnh.


     
Từ Khóa:

Chia sẻ trang này