Truyện VOZ Cuộc chiến giữa Nhíp và Quần đùi hoa - Lini Thông Minh

Thảo luận trong 'Truyện VOZ' bắt đầu bởi Mộ Thanh, 3 Tháng mười hai 2021.

  1. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 21:

    "Bấm để đọc"
    Sáng hôm sau Hữu Nam đến lớp đã thấy ngay bộ mặt hầm hầm của Hoài An. Tới giờ ra chơi, nhỏ tiến tới chỗ cậu ta.

    - Ê, Hữu Nam. Có chuyện này tui muốn nói với cậu.

    - Chuyện của Bích Chiêu phải không?

    - Cậu cũng biết rồi à? Chúng nó toàn là bạn cậu đấy, bây giờ cậu định thế nào? Cái bọn ấy.. tôi và Khánh Hưng không phải lúc nào cũng ở bên nhỏ được, lỡ như.. `

    - Được rồi, tôi biết rồi, cô đừng lo, tôi hứa chuyện này sẽ không xảy ra nữa đâu.

    Nói rồi Hữu Nam đứng dậy đi qua bàn Bích Chiêu và nắm tay nhỏ kéo dậy.

    - Ê.. làm cái gì đó?

    - Lên sân thượng với tôi một chút.

    - Làm gì? Tiết sau kiểm tra mười lăm phút rồi đó.

    - Nhanh!

    Hoài An mắt chữ o mồm chữ a đang định ngăn cậu ta lại thì Khánh Hưng đã níu nhỏ lại.

    - Cậu ta..

    - Mình tin Hữu Nam cũng không muốn Bích Chiêu gặp rắc rối đâu.

    - Những mà hai người đi với nhau như thế..

    - Đừng lo, hôm qua mình đã gặp Kỳ Liêm rồi.

    - Rồi cậu ta nói sao?

    - Cậu ta nói sẽ không để ai gây rắc rối cho Bích Chiêu nữa.

    - Tớ quá thất vọng về cái Hội này rồi..

    Khánh Hưng nhẹ nhàng mỉm cười với Hoài An, nhỏ lập tức mỉm cười lại với cậu, trong lòng nhỏ cậu vẫn là một nhân vật siêu cấp, chỉ cần cậu mỉm cười nghĩa là mọi chuyện sẽ ổn thôi.

    Lại nói đến Bích Chiêu bị Hữu Nam kéo lên sân thượng, nó xoa xoa cổ tay đồng thời cau mày hỏi.

    - Tự nhiên kéo tôi lên đây chi vậy?

    - Hôm qua bọn họ còn làm gì cậu nữa không?

    - Tôi.. không..

    - Tại sao hôm qua cô vẫn giấu tôi?

    - Bởi vì.. bởi vì tội không muốn cậu phân tâm, cậu bị bệnh, tôi chỉ muốn cậu mau chóng bình phục thôi, tôi sợ..

    - Cô thiệt là ngu, sợ cái gì chứ, cô làm như vậy thì chỉ có cô bị thiệt thôi! Bọn nó có đánh cô không? – Hữu Nam vén tay áo của Bích Chiêu lên thì nó đẩy cậu ta ra.

    - Ờ tôi ngu vậy đó! – Bích Chiêu bật khóc. – Vì tôi ngu nên mới rỗi hơi đi lo cho cậu, sợ nói ra cậu sẽ suy nghĩ không học bài được, sợ cậu sẽ mệt thêm, tôi biết cậu ghét tôi mà, đáng lí tôi phải nói cho cậu vui chứ gì, đồ tôi!

    Nó đưa tay lau những giọt nước mắt nóng hổi trên má, thật ra nói những lời cay độc với cậu ta như vậy nó cũng không đành lòng nhưng bao nhiêu ức chế dồn nén nếu còn giữ trong lòng chắc nó sẽ nổ tung mất. Thấy Bích Chiêu khóc Hữu Nam bỗng thấy hối hận vì thái độ của mình, khó khan lắm cậu mới nói.

    - Tôi xin lỗi. Cô đừng khóc nữa.

    -..

    - Thôi được rồi, cho đánh cái nè, đừng khóc nữa mà. – Hữu Nam đưa má ra đồng thời nhắm mắt lại.

    - Cậu đang dụ con nít hả? – Bích Chiêu bị cậu ta chọc cho phì cười.

    - Vậy không khóc nữa nhé.

    - Ừ biết rồi.

    - Cũng đừng nghỉ dạy nhé.

    - Ừ, dù sao cũng sắp thi rồi.. tôi sẽ không thấy chết mà không cứu đâu.

    - Xí, ai chết mà cậu đòi cứu hả?

    - Ai đêm qua đứng trước nhà gào lên "hay là cô thấy chết mà không cứu?". – Bích Chiêu nhái giọng cậu hôm qua làm Hữu Nam đỏ mặt.

    - Ờ, rồi sao, đồ nhà quê. Tôi đã nói mẹ tôi rồi, mẹ tôi đồng ý mướn cô làm gia sư cho tôi.

    - Cái gì? – Bích Chiêu há hốc miệng.

    - Mặt vậy là ý gì? Được làm gia sư cho người vừa đẹp trai vừa thông minh như tôi là phước mười đời cho cô đó.

    Nhìn gương mặt vênh váo của Hữu Nam nó suýt mắc nghẹn.

    - Chắc mười kiếp trước tui không tu nên mới đụng phải loại như cậu thì có. – Nó cong môi trả treo rồi quay lưng đi xuống, Hữu Nam cười hì hì chạy theo sau vẫn không ngừng ca ngợi về bản thân chọc cho Bích Chiêu cười.

    Hai người đi rồi từ phía sau nhà kho trên sân thượng có một bóng người bước ra. Chuyện này rõ ràng không bình thường chút nào.

    Hai người đi trên hành lang lúc ngang qua lớp 12A1 Hữu Nam đột nhiên lo lắng liếc Bích Chiêu thì thấy nó vẫn tỉnh bơ, hình như nó không hề biết những người học A1 đã gây ra rắc rối cho nó.

    - Ê Hữu Nam.

    Một cậu bạn từ trong lớp A1 chạy ra vỗ vai Hữu Nam, cậu ta đang định nói gì đó thì liếc nhìn thấy Bích Chiêu đi canh, nét mặt và thái độ lập tức thay đổi.

    - Con nhỏ quê mùa đó vẫn bám theo cậu à.

    Bốn chữ "con nhỏ quê mùa" như gáo nước lạnh dội thẳng vào đầu Bích Chiêu, nó mở to đôi mắt ngơ ngác nhìn cậu ta, niềm vui mới đây đã bị câu nói kia chùi sạch.

    - Không..

    Hữu Nam đang định mở miệng nói thì ngừng lại, nét mặt vô cùng khó xử, lúc cậu nhìn Bích Chiêu thì nó đã cúi mặt bỏ đi.

    - Này, bị con nhỏ đó bám theo cậu đúng là xui mười đời.

    Hữu Nam cau mày nhưng không nói gì, nhìn bóng dáng của nó từ từ xa dần cậu bỗng cảm thấy vô cùng có lỗi, vì cậu mà nó mới bị người làm tổn thương. Hữu Nam bỗng gạt tay cậu bạn kia ra và đi về lớp. Cậu bỗng cảm thấy không vui, cậu cũng chẳng hiểu tại sao nữa.

    - Gì dzậy?

    Về tới lớp chuông cũng vừa reo, thầy dạy lý bước vào lớp và yêu cầu mọi người lấy giấy ra kiểm tra.

    - Hú hồn. – Hữu Nam thở phào một cái, may mà tối qua đồ nhà quê dạy lại, không thì..

    Hữu Nam liếc nhìn sang phía Bích Chiêu thì thấy nó đang ngồi đề tên lên giấy, trông tội nghiệp làm sao.

    - Ê.

    Gọi tới hai lần Bích Chiêu mới biết là người ta đang gọi mình.

    - Sao?

    - Xin lỗi chuyện hồi nãy nha.

    - Không sao, kệ người ta. Lo làm bài đi. – Nó trả lời kèm theo một nụ cười gượng gạo xấu không thể tả. – Sau này tôi sẽ không đi gần cậu nữa đâu.

    Cái câu "Sau này tôi sẽ không đi gần cậu nữa đâu." cứ như một nốt lặng tan vào trong không khí, Hữu Nam định nói thêm cái gì đó rồi lại thôi, cậu chúi mũi vào tờ giấy và tiếp tục làm bài kiểm tra.

    Hoàng đưa tôi về quê nội, vùng quê có những con đường cắt ngang qua đồi, xẻ đồi ra làm hai nửa. Tôi thích thú ngắm nhìn những hàng thông lá bông bông ở lưng chừng đồi giữa nền trời xanh ngắt, trong khi Hoàng vẫn mặc sức nấu cháo dinh dưỡng xanh đỏ bên cạnh. Sáng nay không biết ăn gì chưa mà nôn dữ. Tôi vỗ vỗ lưng Hoàng dỗ dành:

    - Khổ, đằng ấy nôn ra cả ruột gan phèo phổi rồi đấy!

    - Nhỏ là trâu hay là người thế? Còn cả cái xe khách này nữa, nèn khách như xe chở lợn, lắc với rung còn hơn cả máy giặt.

    - Công nhận, hình như cái xe này sản xuất từ thời Pháp thuộc. T___T

    - Về nhà tôi có mỗi chuyến này thôi. Mai này tôi làm chủ tịch nước, tôi sẽ điều hẳn chục chuyến về đây mỗi ngày.

    - Xì, Hoàng hợp với cái chức Cục trưởng Cục phân cục thôi.

    - Nhỏ này thôi đi.. Ọe..

    Trời đất! Tôi cảm tưởng tôi đang ngồi cạnh cái máy xay cám lợn. Quang cảnh hai bên đường đã thay đổi. Đi qua quãng đường xẻ đồi thì đến đoạn đường bạt ngàn lúa. Tôi không kiềm chế được sự thích thú. Mảng màu xanh mướt trước mắt khác hẳn với những ngôi nhà vuông chen nhau ở thành phố. Mặc kệ Hoàng vật vã với đống túi nilong, tôi kéo hé cửa kính để gió tràn vào, mùi đồng quê thơm thơm. Trên xe mỗi người một câu chuyện khác nhau, có người đi làm xa nhà về, có bác đi buôn, có cô đi thăm con trên thành phố. Chỉ có tôi và Hoàng hình như ít tuổi nhất. Tôi ấn tượng nhất với cô phụ xe tên Lan. Cô nói từ khi tôi bước lên xe cho đến khi xuống mà không ngừng nghỉ, kể hết chuyện này đến chuyện khác, từ chuyện ở nhà cô có con chó biết múa, con cô đi học hay cắn bạn.. đến chuyện hôm nọ có hai thằng ngổ ngáo đi xe máy nó cứ chèn ô tô, cô phi xuống cầm tông lào vả cho mỗi thằng hai phát. Có đoạn truyện Hoàng vừa nôn vừa sặc cười. Tôi choáng nhất là cách nói chuyện tự nhiên phát ngôn khi có một bác nào đấy gọi, cô cứ tự biên tự diễn: "A lô? Ai đấy? Hả? Ai? Nói to lên xem nào? Anh nào? Em đéo nghe thấy anh nói gì cả? Ô! Đm cái điện thoại", sau đấy cầm điện thoại gõ vào thành xe cồm cồm, lại đưa lên tai nói chuyện tiếp: "Alo nghe được chưa? Anh bị điếc à?". Rồi có một bác khách béo béo lên xe, cô đứng vẫy tay chào: "Hê nhô em là cô gái hay thùng phi? Em có cổ hay không có cổ?". Đến mức bác lái xe không chịu được phải quay ra cằn nhằn: "Lan ơi em nói nhiều như thế thì bao giờ em mới chết được?". Tôi chỉ ngồi cười khúc khích. Lần đầu tiên tôi được đi chuyến xe thú vị như thế này.

    Điểm đỗ của tôi và Hoàng là một đoạn đường, bên phải là đồng lúa, trên kia là một con đường nhỏ rẽ vào làng. Hoàng vẫn chưa hết mệt, cứ dúi đầu vào đống rơm nhà ai cất lên bên lề đường. Tội quá. Trên đời này chắc không có thằng con trai nào say xe như hắn. Tôi chạy lại túm cổ hắn lôi đi, miệng không ngừng cằn nhằn:

    - Nôn thế thôi. Cứ ọe ọe nữa là phọt ra cả mật đấy.

    - Nhỏ cõng tôi được không?

    - Cái gì nữa hả? Đứng dậy đi đi.

    Đồ mất nết! Hoàng cứ ngồi lì ở bên đường, mặt tái xanh tái xám. Tôi không làm cách nào dựng dậy được, hắn mệt nên tôi phải chịu trách nhiệm đeo cái balo đồ đạc to gấp đôi người. Túng quá tôi cũng ngồi bệt xuống cùng hắn luôn.

    - Làm thế nào giờ? Vi đói quá!

    Nhìn đôi mắt long lanh cộng cái bụng đang kêu ọc ọc của tôi, Hoàng đứng phắt dậy, giật ba lô đeo lên lưng rồi cầm tay kéo tôi đi. Tôi lũn cũn chạy theo cậu ấy trên con đường mòn đầy ổ gà dẫn vào làng.

    Nhà bà nội nằm ở giữa xóm. Đường vào nhà bà có những bụi dứa dại bên đường, cổng nhà có giậu hoa râm bụt to. Hoàng đứng ở cổng gọi bà mãi không thấy ai thưa, tôi với tay hái hoa râm bụt đưa lên miệng mút mút ở cuống, vị hoa ngọt như mật ong. Bỗng nhiên thấy mình như được trở về cái ngày trẻ thơ vài tuổi, thơ thẩn với những hàng cây chụm rụm quanh nhà.

    Ở làng quê, mỗi khi xuất hiện người lạ thế nào cũng là mục tiêu tấn công của lũ trẻ con. Trong lúc đứng đợi bà ở cổng, có một túm trẻ quanh quẩn ở đấy, thằng trèo cây, thằng núp đống rơm, thằng ngồi trên bờ tường.. Chúng nó ngó tôi và Hoàng như nhìn người ngoài hành tinh. Tôi thấy hơi sợ nên nép vào cánh tay Hoàng. Nhìn nhau chán, phán đoán tình hình chán, có một thằng mặt mũi sáng nhất ra gần chỗ chúng tôi hỏi:

    - Mấy người tìm bà Út à?

    - Ờ! – Hoàng trả lời ngắn gọn.

    - Là ai? Sao chưa nhìn thấy bao giờ? Đến đòi nợ à? – Thằng bé dò xét.

    - Chúng tôi là cháu, nợ nần gì ở đây? Bà tôi nợ ai?

    Đích thị là đòi nợ rồi! – Một thằng cao to đen (chưa đứng gần nên không biết hôi hay thơm) từ đống rơm nhảy sổ ra hằm hè chúng tôi.

    - Không thì là ăn trộm! – Một thằng nữa nhảy từ bờ tường xuống, tay vân vê vạt áo

    - Dở à? Đòi nợ với ăn trộm cái gì? Chúng tôi là cháu về thăm bà! – Tôi vẫn đứng sau Hoàng, thấy Hoàng không phản kháng gì nên thò mặt ra phân bua

    - A, giọng điệu con này giống y một con điên nguy hiểm!

    "Con điên nguy hiểm"? Lần này cả lũ trẻ tràn ra vây quanh chúng tôi làm tôi với Hoàng sợ chết khiếp, tưởng sắp bị đánh hội đồng. Nhưng cả lũ vẫn đứng im đó, chỉ nhìn nhìn chờ đợi. Mặt Hoàng thộn ra như ị đùn, chắc cũng chẳng hiểu được tình hình. Tôi hít sâu rồi đứng lên nói giọng trịnh trọng:

    - Chúng tớ về thăm bà nội. Đây là cháu trai, tớ là cháu gái. Chúng tớ không phải côn đồ trộm cướp đòi nợ ăn cắp gì đâu!

    - Ừ thì có ai nói là côn đồ đâu? – Một thằng phân bua

    - Cũng có ai bảo trộm cướp? – Thằng nữa đế theo

    - Ai vu cho là ăn cắp đâu? – Thằng nữa cũng hóng được một câu

    - Có ai bảo là đòi nợ đâu? – Cả lũ cùng đốp lại.

    Ôi tôi chết mất!

    * * *

    Phải nói cái gì với chúng nó bây giờ?

    - Vậy có ai biết bà tôi ở đâu không?

    - Kia kìa!

    Nhìn theo hướng chỉ tay của thằng cao to đen, quay sang bên trái, một cụ bà đang chậm chậm tiến về phía chúng tôi. Hoàng chạy vội về phía ấy, để tôi còn đứng lại một mình. Lũ trẻ vẫn cứ nhìn tôi chăm chú. Tôi đứng.. nhìn lại! Cảm giác mình đang là một tên tử tù đứng giữa những nhân chứng lạnh lùng quyết đoán. Người tôi như có kiến bò.

    - Cha trời thằng mất nết, mày còn nhớ bà với cái nhà này hả con?

    Bà nội sau khi nhìn thấy Hoàng vừa khóc vừa đánh Hoàng. Hoàng như một con cún đi lạc bao năm giờ tìm được mẹ, khuôn mặt cậu ấy đầy yêu thương và tội lỗi, đứng chịu những cái tát của bà. Bà vừa đi vặt đỗ về, rổ đỗ cầm trên tay rơi vung vãi mặt đường. Lũ trẻ đang đứng quanh tôi chạy vội tới, mỗi thằng nhặt một ít để lại vào rổ. Tôi đứng im chờ đợi. Chờ đợi sự đón nhận của một người bà dành cho đứa trẻ xa lạ này..

    Lũ trẻ lúc này đã biết chúng tôi đúng là cháu bà nên tản đi chỗ khác chơi. Bà nội tiến lại gần tôi, dắt tôi vào nhà. Cử chỉ ấm áp quá. Bà thấp hơn tôi chút xít, tóc đã bạc được vấn quanh đầu, bà mặc áo nâu, quần nái đen và khoác một tấm áo len bên ngoài. Ngày sau khi bà buông tay tôi ra để mở cửa, tôi nhảy cẫng lên giữa khoảng sân rộng nhà bà. Lần đầu tiên tôi được hít thở một luồng không khí thơm đến vậy ở một nơi đẹp như thiên đường. Tôi chạy chỗ này một tí, chạy chỗ kia một tí, ngó góc này một tẹo, nhìn góc kia một tẹo. Hoàng cứ vẫy vẫy gọi tôi vào nhà nhưng tôi không nghe. Làm sao có thể cưỡng nổi sự thích thú và tò mò trước mọi thứ lạ lẫm như thế này.

    - Này, sao nhỏ như con chó sổng chuồng thế hả?

    - Tôi tát cho phát giờ? Cái thùng kia là cái thùng gì thế?

    - Không được đụng vào cái thùng đó. Đừng..

    Muộn rồi! Kết quả là tôi phải ngồi hẳn một tiếng đồng hồ ở giếng cùng bà gội đầu vì tội thò mặt vào chum tương.

    * * *

    Làng quê, bà nội, giếng nước, ao nhỏ, vườn rau.. đem đến cho tôi niềm vui vô cùng lạ lẫm. Bà nội hiền và ấm như một tấm chăn bông. Bà bảo tôi bà không có cháu gái, sự xuất hiện của tôi giống như một nhánh cỏ bốn lá giữa cánh đồng. Tôi kể cho bà nghe về tôi, về bố mẹ, về em Ki, về trường lớp, và về Hoàng. Câu chuyện nào cũng thú vị và đáng yêu như nhau. Bữa trưa bà nấu cơm cá kho, tôi ngồi ăn tận 5 bát, trong khi bà cứ giục tôi ăn nữa thì Hoàng ngồi gườm gườm thầm thì: "Nhỏ là lợn hay là người thế?". Quá đáng!

    Chiều đến khi nắng đã nhạt bớt. Hoàng xin bà cho chúng tôi đi chơi. Sau khi đứng đợi bà dặn dò cẩn thận tỉ mỉ đừng chơi ở chỗ nào đừng hái cây vặt quả đái bậy ở đình chùa hơn 10 phút tôi và Hoàng mới được đi. Đúng lúc ấy có một thằng bé cao tướng nhưng mặt còn non choẹt vào nhà bà xin ổi, bà gửi gắm tôi và Hoàng luôn cho nó rồi đội nón đi trước. Tôi nhìn Hoàng dò hỏi, Hoàng thì đứng nhìn người bạn mới mãi không biết nói gì. Cho đến lúc thằng bé đi đến trước mặt chúng tôi, hất hàm hỏi:

    - Ăn ổi không?

    Hoàng sựng lại một lúc rồi gật gật:

    - Có, có!

    - Có thì vào góc nhà cầm cái gậy ra đây!

    Hoàng cun cút làm theo, tôi chạy theo bạn mới ra gốc ổi góc ao. Đi một đoạn bạn mới lại kéo tay tôi rẽ rẽ bước chân theo đường riêng của bạn ý.

    - Cẩn thận dẫm phải cứt đấy! Tôi toàn vào vườn bà ỉa bậy thôi.

    Tôi trợn mắt nhăn mũi nhìn. Thằng điên này đã ỉa bậy lại còn la làng. Hoàng cầm cái gậy chọc ổi chạy theo sau. Vừa đi vừa hét vì dẫm phải "ấy". Trong khi tôi cầm mũ đứng hứng ổi thì Hoàng ngồi bờ ao cọ dép. Quang cảnh thi vị hết sức. Lúc đầy một mũ ổi, bạn mới nhảy từ trên cây xuống, đưa hai đứa "bạn mới" của "bạn mới" men theo rìa ao đi ra đường.

    - Mày học lớp mấy rồi? – Bạn mới vừa nhai ổi hỏi

    - Tớ lớp 8 – Hoàng nói dối

    - Tớ cứt! Xưng tao mày mẹ đi.

    - Tao lớp 8!

    - Tao với mày khéo bằng tuổi đấy. Tao đúp học 2 năm mà.

    - Ừ.

    - Mày tên gì?

    - Hoàng! Trần Minh Hoàng!

    - Mẹ, hỏi tên chứ hỏi họ đéo đâu mà nói. Tên đẹp như cứt. Ở đây trẻ con toàn tên lởm thôi.

    - Thế mày tên gì?

    - Tao tên Học. Bố tao đẻ 2 thằng, đặt tên Đại với Học. Thế mà bọn tao đi học bị đúp suốt. Mai này đẻ con tao sẽ đặt tên chúng nó là "Bị Đúp" để chúng nó đỗ đại học.

    Hoàng quay sang tôi nhe răng cười, tôi thì cố nín cười đến nỗi đỏ cả má. Bạn mới nói chuyện thật thà dã man.

    - Ở nhà bố hay gọi anh tao là Cu, gọi tao là Buồi. Tao cứ đi đâu là ông đi khắp làng tìm, gặp đứa nào cũng hỏi "Mày biết Buồi bác đâu không?". Có lần bị chúng nó trêu "Buồi bác trong quần ý". Ha ha

    Đến lúc này thì tôi cười phì hết cả hạt ổi đang nhai trong miệng ra. Hoàng thì cười hô hố. Bạn mới đứng há mồm cười hềnh hệch.

    - Buồn cười lắm phải không? Hê hê

    - Không! Đáng yêu lắm!

    Tôi trả lời Học. Bạn ấy tự nhiên đỏ mặt rồi đứng gãi gãi đầu thật lực.

    - Mày làm sao thế? Nhìn mặt tự nhiên đần thối như ngỗng ỉa thế? – Hoàng đập bộp vào vai Học hỏi

    - Đéo đâu, lần đầu tiên được con gái khen "đáng yêu" nên thấy đụt đụt.

    - Vãi

    [​IMG] ))

    Tôi ôm rổ ổi đi trước vì không muốn ngoác mồm cười trước hai người con trai. Từ cổng nhà bà rẽ sang phải đi một đoạn là có một con mương to nước trong vắt chảy qua. Tôi đứng dưới bậc đá các cô làm đồng về hay xuống rửa chân, cảm nhận dòng nước mát lịm đang xoay vòng vòng quanh cổ chân. Học và Hoàng đứng trên đường đợi tôi một lúc rồi gọi tôi lên. Học hỏi:

    - Con bé này có thích xem đá bóng không?

    Tôi hất hàm sẵng giọng:

    - Xưng mày tao mẹ đi, con bé con to cái gì?

    - Đệt, tao lịch sự với phụ nữ nhưng mày đéo muốn thì thôi.

    Tôi lại cười phá lên.

    - Thôi tao muốn được bình đẳng như thằng Hoàng.

    - Nhưng mà thằng Hoàng vừa bảo tao mày kém nó 2 tuổi mà. Con này láo vãi.

    - Kệ mẹ tao.

    - Đm tao du mẹ mày xuống mương giờ.

    - Mày du đi!

    Nói thế mà thằng Học nó làm thật. Tay nó cầm vai tôi rồi đẩy ra bờ mương. Tôi sợ quá xin lỗi rối rít nó mới tha. Khốn nạn quá. Lúc ấy Hoàng không ngăn còn đứng cười ha ha mới mất dậy. Tôi tức nên đi trước không thèm nhìn mặt hai thằng chó ý. Lúc sau thấy im im quay lại thì hai thằng đã mất mặt ở đâu. Rẽ chỗ nào mà không gọi tôi.

    Tôi chạy vòng trở lại, từ chỗ mương đến chỗ đứng của tôi lúc nãy chỉ có một nhà. Chắc Hoàng với Học vào đó rồi. Tôi đứng ngoài cổng ngôi nhà có giàn sắn dây xanh xanh ngó vào gọi nhỏ nhẹ:

    - Hoàng ơi.. Học ơi!

    Mới gọi được hai câu thì có hai con chó lông vàng chạy sồ ra. Tôi hốt quá hất tung rổ ổi rồi chạy mất dép. Vừa chạy vừa khóc thét. Làng quê nguy hiểm vãi đạn. Thằng chó Hoàng giờ đang ở đâu? Tôi mà bị chó cắn thì nó chết với tôi. Điền kinh được một đoạn thì nhớ lời bà Tám dặn, nếu bị một con chó không to lắm đuổi thì mình cứ đứng nghiêm, khi nào nó đến gần thì ngồi thụp xuống, tay vơ mấy hòn gạch đá gần đó. Chó sẽ sợ và dừng lại giữ thế thủ. Tôi giảm tốc độ rồi quay đầu lại chợn mắt, ngồi thụp xuống rồi vơ một cây củi gần đó. Hai con chó dừng lại thật, đứng gằm gè chờ đợi tôi sơ hở để lao vào cắn. Lúc này mới thấy Hoàng, Học và một ông cụ chạy ra xua hai con chó về. Nước mắt tôi lúc này đã tuôn ra ướt má. Sợ gần chết luôn!

    - Mày có bị cắn không? – Thằng Học đứng ngó ngó chân tôi

    - Cút! Tao đi về không chơi nữa.

    - Ừ về đi!

    - AAAAAAAAAAA

    Thằng chó con không biết dỗ con gái. Hoàng đứng xoay xoay người tôi một lúc, biết chắc tôi không bị thương gì mới an ủi tôi:

    - Không sao, không sao. Tui xin lỗi nhỏ!

    - Xin lỗi đéo gì, con bé làm đổ cả rổ ổi tao vặt kia kìa.

    - Mày thì ăn cứt ý! Tao suýt bị chó cắn vì mày đấy biết không? – Tôi gào lên với thằng Học.

    - Sao lại tại tao? Tao có huấn luyện chó cắn mày đâu?

    - Nhưng tao là người lạ, mày có trách nhiệm bảo vệ bọn tao chứ. Bà gửi gắm bọn tao cho mày rồi mà?

    - Vãi cả gửi gắm. Ừ được rồi. Giờ đi ra bãi đá bóng thôi. Cứ yên tâm núp vào đít tao.

    - Mẹ màyyyyyyyyyyyyyy!

    - Ha ha, núp sau lưng tao. Ha ha..

    Tôi vừa đi vừa đấm Hoàng vì không đấm được thằng Học. Thằng này nó thẳng tính, đấm nó là nó vả lại ngay bất kể trai hay gái. Hoàng vừa cười vừa dỗ tôi cho tôi nín. Đoạn đường rẽ ra bãi bóng đá, tôi va phải mấy đứa con gái đang chơi kéo xe cải tiến. Vì chúng nó đi sai cộng với đúng lúc tôi tức nên tôi gào lên chửi mấy câu. Lúc ấy có ngờ đâu, chỉ vì một phút mất bình tĩnh mà sau đó tôi lãnh nguyên hậu quả khủng khiếp không bao giờ quên.


     
  2. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 22:

    "Bấm để đọc"
    - Bây giờ thằng Hoàng cởi áo ra đá bóng với bọn tao. Còn con bé này thì đứng chỗ kia với bọn con gái cổ vũ nhé. Mà mày tên gì? Nãy quên mẹ mất không hỏi.

    - Vi! Lê Hoàng Vi

    - Tên đẹp như cứt. Gọi mày là Ti nhé! Giống tên con chó nhà tao.

    - Mẹ mày!

    Tôi lao đến định đấm thằng Học nhưng có một thằng bé cản lại rồi lôi tôi đi về phía khán giả đứng góc bãi. Đằng sau tôi, Hoàng bắt đầu cởi áo và làm thân với mấy thằng trẻ con trong làng. Thằng bé đi cạnh tôi khá béo, lùn và trắng trẻo hơn lũ bạn, mặt búng ra sữa và cái môi trề trề dưới mũi.

    - Thằng Học bảo tớ trông bạn. Mà bạn bao tuổi?

    - 17!

    - Hả thật á?

    - Ừ!

    - Thế thì là chị rồi, hơn em mấy tuổi lận.

    - Ừ!

    - Chị đứng ở đây cạnh em, đừng đứng gần bọn con gái nhé! Chúng nó mất dậy khốn nạn mưu mô xảo quyệt thâm ngầm độc địa tồi tệ xấu xa tàn bạo vô nhân đạo lắm!

    Tôi bật cười rồi hỏi lại:

    - Em tên gì?

    - Giới!

    - Rất vui vì được làm quen với em!

    Tôi cười rồi vòng tay bá vai thằng bé với tình cảm chân thành nhất. Thằng bé hơi choáng nhưng rồi cũng cười đáp trả, ngây ngô hết sức. Trận bóng diễn ra giữa 12 thằng trẻ con, mỗi đội 6 thằng, một bên mặc áo một bên cởi trần, có một cụ già làm trọng tài, chạy loanh quanh sân bắt lỗi tuýt còi. Tôi lần đầu tiên được xem một đội bóng sống trước mắt nên cổ vũ nhiệt tình, nhảy nhởn bên phải bên trái trước sau, hô ầm trời. Thằng Giới thì cứ đứng sau tôi xua xua tay:

    - Chị ơi, đứng vào đây! Đừng như thế! Chị ơi, đứng trong này, chị đang giẫm lên biên rồi..

    Kệ mẹ, biên giới gì? Tôi dõi theo chân Hoàng để cổ vũ cậu ấy. Hoàng có vẻ không giỏi bóng đá lắm. Cứ dẫn bóng được vài giây là bị đội bạn cướp mất. Thằng Học có vẻ cay cú, định đấm mấy lần. Giữa trận, vì quá hăng nên tôi giẫm phải chân một đứa con gái đứng gần. Nó hét toáng lên rồi vồ lấy tôi ngay, chửi lấy chửi để:

    - Con điên, mắt mày lác à?

    Thấy con bé quá láo, tầm lớp 6 lớp 7 mà nói hỗn quá nên tôi cũng gào lại:

    - Ờ, mắt tao lác đó, sao không?

    - Con chó!

    - Gâu gâu gâu!

    Nghe tôi sủa nhại tiếng chó trêu ngươi xong, con bé mím môi mím lợi đi về phía đồng bọn, thì thì thầm thầm to nhỏ. Thằng Giới chạy ra ngay chỗ tôi dọa dẫm:

    - Chị đừng dây vào con Huyền Cóc. Con này chuyên đi bóp cổ trẻ con. Nó như bị điên ấy

    - Chị chả sợ. Thích thì đánh nhau. Thằng Học chắc chắn sẽ bảo vệ chị.

    - Ôi thằng Học sợ con này bỏ mẹ. Con này chuyên mách lẻo với bố nó tội nó được 1 Toán. Với lại con này riêng đã đánh nhau nó không ngán đâu. Nó nuôi móng tay đấy. Nó sẽ cào vào mặt chị. Mặt chị sẽ xước như thế này này.

    Nói xong thằng Giới ngồi xuống kiếm viên gạch vỡ vẽ vẽ cho tôi cái mặt đầu lâu xương chéo. Đến lúc này tôi cũng thấy hốt hốt. Mình mới về đây, chưa hiểu địa hình, chưa hiểu tính người, làm liều cũng hơi kinh. Nhưng giờ ra xin lỗi thì nhỏ kia lại càng được thể vênh mặt.

    - Thế thì em phải đứng cạnh chị đấy. Không được bỏ chị một mình.

    - Em không chắc đâu đấy!

    - Này, nhà vệ sinh ở đâu nhỉ?

    - Ở đây làm gì có nhà vệ sinh? Vòng ra đằng sau bụi cây kia rồi đi xuống bờ mương.

    Tôi ngó xung quanh rồi bảo thằng Giới đưa đi. Có lẽ do buổi trưa uống nhiều nước quá. Ven bãi đá bóng có vài bụi dứa dại to, đi xuống hai mét là thấy bờ mương rộng. Chắc chỗ này lũ trẻ hay tám táp rửa chân mỗi khi chơi xong. Tôi vừa mới đặt chân xuống bờ mương, chưa kịp hành động gì thì đã thấy hai đứa con gái lạ mặt nhảy vù xuống theo. Phía trên thằng Giới la hét: "Chúng mày đột kích à? Chơi đéo gì mà bẩn bựa thế? Tao gọi cả lũ con trai ra đây đấy". Đứa con gái lúc nãy bị tôi giẫm chân ra lệnh: "Con Ốc Ngọ với Thu Đồng bịt mồm nó lại. Nó mà còn nói nữa thì dí đầu nó xuống mương". Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì hai đứa vừa nhảy xuống túm lấy tay bẻ ngoặt ra đằng sau, còn con bé tên Huyền Cóc thì xông đến bôi bôi cái nhựa gì đó vào cổ và tay tôi. Nó chét chét thật nhanh rồi hình như chưa thỏa mãn, nó làm lấn tới:

    - Lột áo nó ra!

    Tôi sợ quá nên gào khóc. Khốn nạn bỏ mẹ. Ai ngờ đâu bọn trẻ con chúng nó bạo lực đê tiện đến mức này.

    - Ê mày ơi, con này nó còn mặc cả áo vú.

    - Bỏ ra. Mẹ mày! Hoàng ơi!

    Tôi lấy hết sức gạt tay con nhỏ đang bịt mồm tôi rồi gào thật to. Cũng từ lúc đó, cổ và tay tôi bắt đầu thấy ngứa rát do thứ nhựa con Huyền Cóc bôi vào bắt đầu ngấm. Tôi dùng chân đạp con bé phi xuống mương, sau đó quay ra vật nhau với hai đứa còn lại.

    - Lũ điên. Tao làm gì chúng mày mà lao vào đây đánh hội đồng, lũ bám đít

    - Tao thích đánh mày đấy. Ai bảo mày trắng hơn bọn tao

    - Mẹ mày, bỏ tao ra!

    Hai nhỏ cá mắm vẫn lao vào vật tôi thật lực. Người tôi lúc này nóng ran và ngứa kinh khủng. Tay thì bị khóa, gãi không được. Con Huyền Cóc bị tôi đạp xuống mương giờ lóp ngóp xông lên, tay vẫn cầm nhúm quả đầy nhựa. Tôi gào tên Hoàng lên một lần nữa rồi định phó mặc cho số phận. Thằng Giới từ trên bãi lao xuống xô trúng người nhỏ Huyền làm nó rơi tủm xuống mương lần nữa. Thằng Học lúc này mới xuất hiện, nhìn nhỏ Huyền cười hô hố:

    - Chết cha mày chưa con điên. Tủm một phát như cục cứt rớt từ đít tao luôn.

    Hai con nhỏ đang vật tôi thấy thế yếu, buông tay lỏng ra nhưng vẫn đứng đó thách thức:

    - Chúng mày hứa như thế nào rồi? Bọn tao không mách điểm của chúng mày thì chúng mày cũng không được xía vào chuyện của bọn tao.

    - Mày câm mẹ cái mồm thối đi. Thích thì mách. Hôm nay mẹ tao đéo có nhà.

    Một thằng bé đứng cạnh thằng Giới nói câu đó xong lao đến đẩy cả hai con nhỏ kia xuống nước. Phía trên bãi, hai đứa Ốc Ngọ với Thu Đồng bịt mồm thằng Giới lúc nãy cũng nhảy xuống cãi cọ nhưng bọn con trai không dám làm gì cả. Dường như hai đứa nắm được điểm yếu của lũ con trai nên bọn này có phần e dè. Tôi ngứa quá, không rõ là bị bôi gì vào người, nhưng càng gãi càng ngứa hơn, chỉ muốn xé thịt ra mà cào cào. Lúc Hoàng chạy về phía tôi thì nhỏ Huyền phi lên kéo tay tôi lao xuống mương, sau đó túm gáy tôi dìm đầu tôi xuống nước. Tôi sợ phát khiếp. Cảm giác như nhỏ này nhất quyết muốn giết tôi ngay. Thằng Học và Hoàng nhảy xuống tách 2 đứa tôi ra. Thằng Học giơ quả đấm trước mặt nhỏ Huyền và dọa:

    - Bố đấm thật đấy, đừng đùa!

    - Đấm đéo gì. Tao không dìm nó thì bọn mày cũng phải dìm thôi thằng ngu!

    Nói xong con bé nhảy lên bờ đi thẳng lên bãi. Tôi ngơ ngác nhìn theo. Rồi thằng Học đột nhiên túm cổ tôi và dìm người tôi xuống nước lạnh. Tôi vừa ôm chặt lấy tay Hoàng vừa khóc. Còn Hoàng thì ra sức can ngan. Thằng Học bị vướng víu quát ầm ỹ:

    - Ơ đm bỏ ra! Con đĩ Huyền nó bôi nhựa móc vào người con Vi rồi, không rửa đi thì ngứa đến mai.

    Nghe thấy thế, tôi tự động ụp mình xuống nước, hớt nước lên vai và mặt để rửa nhựa. Dù không biết quả móc là gì nhưng cơn ngứa đã khiến tôi tự hiểu ra độ nguy hiểm kinh khủng của nó. Hoàng ngồi ụp xuống nước giúp tôi, ánh mắt lộ rõ vẻ tội lỗi và lo lắng. Trời khá lạnh nên tôi run cầm cập. Mấy đứa trẻ chưa làm quen mỗi đứa cho tôi mượn một mảnh áo để quàng tạm tránh gió trên đường từ bãi về nhà.

    Ngày đầu tiên về đây đã gây truyện rồi rước họa vào thân, thật đen đủi như chó mực, xui xẻo không để đâu cho hết.

    - Đỡ chưa? - Một thằng bé khá đẹp trai hỏi tôi. Tôi gật đầu. Lũ trẻ đã tản ra vườn nhà bà chơi. Chỉ còn tôi, Hoàng, Học, Giới và thằng bé vừa hỏi.

    - Mấy đứa nó tuy thích gây sự vậy thôi nhưng cũng không có xấu lắm đâu. Nó thích dọa người lạ để thị uy vậy đó.

    Tôi vẫn im. Thị uy quái gì mà hành người ta như chó vậy. Vai với tay tôi vẫn còn hơi rát dù đã đắp lá nha đam bà trồng đầu bờ giếng. Bọn này tôi nhất định phải trả thù cái tội láo toét nhỏ mọn.

    - Thằng này tên Đạo! Còn mấy thằng ngoài kia thì tí nữa để chúng nó tự giới thiệu.

    - Ờ. – Tôi đáp lại cộc lốc

    - Cứt! Tao nói thật nhé! Nhìn mặt mày là muốn đấm rồi. Không lạ khi bị bọn Huyền Cóc nó đánh đâu.

    - Tao làm gì mày? – Tôi vênh mặt lên chửi thằng Học – Tao còn chưa hỏi tội mày đâu. Đồ học dốt!

    - Tiên sư..

    - Có sai đéo đâu, chép bài cũng đếch xong. Chả hiểu mày chép bài của thằng Đạo kiểu gì mà nó được 10 còn mày được một? – Thằng Giới chen vào nói

    - Tao có biết gì đâu? Nó viết thế nào thì tao chép vậy mà.

    - Thằng chó, tao hiểu vì sao mày đúp lại lớp 7 hai năm mà vẫn không lên được lớp rồi. Tao viết ký hiệu âm vô cực với dương vô cực. Nó thấy số 8 nằm ngang, nó chép lại cứ dựng đứng hết lên. Thế thì chả được một. – Thằng Đạo làm mặt cằn nhằn

    - Biết đéo đâu!

    - Biết cái đầu mày. Không lo học hành đi. Mà tao nghĩ giờ mày phải quay lại lớp 1!

    - Chúng mày đừng xát muối vào vết thương. Mà nghĩ tao lại điên hôm kiểm tra sử. Con Ốc Ngọ, đm nó. Nó viết "nhân dân nổi dậy, cách mạng không thể thành công". Tao cũng chép y nguyên nó, không ngờ con đê tiện ấy cuối giờ nói mới giấu tao, soát lại bài viết và viết thêm thành: "Nhân dân nổi dậy, cách mạng không thể không thành công". Chúng mày có thấy nó quá thủ đoạn không? Làm bố mắc bẫy một cách nhục nhã.

    Tôi cười phá lên. Đi học với thằng bé này như một cơn ác mộng, lúc nào cũng nghĩ cách đối phó. Thằng Giới cứ đứng vân vê tà áo, mặt nghĩ suy gì đó. Hoàng ngồi thay lá nha đam cho tôi, cặm cụi cặm cụi đến đáng yêu. Tôi thấy đỡ đỡ rồi nên lại đòi đi chơi. Cả lũ trẻ lại rủ nhau đi ra vườn trạm điện ăn trộm ổi. Tôi chạy theo. Vừa đi tôi vừa nhẩm tên từng thằng mà Học giới thiệu, anh em họ Lực, Sỹ, anh em Biên, Giới, Huỳnh. Mỗi thằng có một vẻ riêng, thằng lầm lỳ thằng hay nói, thằng thông minh thằng ngây ngô.

    Lần này đi chơi, Hoàng nắm chặt tay tôi, dặn dò tôi phải đi bên Hoàng không được tách ra để bị đánh như lúc nãy. Hoàng cốc cho tôi một cái vào trán vì tội vênh váo để bị dằn mặt. Tôi nhăn mặt phụng phịu. Ở quê, từ chó đến con gái, ai cũng nguy hiểm. Cái số mình hình như sinh ra để bị bắt nạt, dù trốn đi đâu cũng không được yên.

    - Vi có đói không? – Hoàng hỏi tôi.

    - Không đói lắm! Cũng hơi hơi buồn mồm.

    Hoàng móc túi đưa cho tôi một ít quả mâm xôi Hoàng đã hái từ bao giờ. Mâm xôi đỏ và nhỏ li ti. Tôi đưa tay hứng rồi bỏ vào miệng, vị mâm xôi chín nửa chát nửa ngọt. Tôi nhìn Hoảng nhoẻn cười.

    - Ngon không?

    - Ngon lắm!

    - Còn đau không?

    - Hết đau rùi!

    - Ngoan! Nhớ là không được gây sự với lũ con gái nghe chưa? Tôi nghe nói con Huyền Cóc chuyên gia bóp cổ trẻ con đấy!

    - Tôi phải trẻ con đâu.

    - Nhỏ lớn với ma à!

    - Xì..

    Hoàng cốc cho tôi một cái nữa, rồi Hoàng im lặng nghĩ một lúc, tôi ăn hết đám mâm xôi thì Hoàng nói tiếp.

    - Mà Vi hỗn thật! Kém tôi 2 tuổi mà cứ mày tao tí tớ hoài.

    - Cứ thế! Lè lè

    - Gọi anh đi!

    - Hêm gọi!

    - Láo quá!

    - Cứ thế! Lè lè

    Hoàng nhăn mũi rồi trêu tôi:

    - Này! Nãy tôi có nghe thấy một đứa con gái hét là.. Là nhỏ mặc áo vú?

    Tôi tiện tay đập cho Hoàng luôn một cái. Thô thiển quá đi mất. Hắn không sợ, thậm chí còn trêu tiếp:

    - Thế cơ đấy. Còn mặc cả chíp cơ đấy.

    - Đồ điên, im đi. Sao đằng ấy có thể nói ra những thứ đó được?

    - Ha ha, tự nhiên tôi thấy hình ảnh nhỏ ngồi nhổ lông nách với hình ảnh cái áo chíp nó liên quan vãi cả ra.

    [​IMG]

    Tôi bực quá bỏ đi trước, sốc lại ngực, vừa đi vừa lẩm bẩm chửi. Tên biến thái! Thằng Học quay đầu lại hóng hớt:

    - Tao vừa nghe thấy cái gì mà nách với vú thế hả Hoàng?

    Cả lũ cười ầm lên. Tôi thì đỏ mặt và thấy hơi giận. Trêu đùa kiểu gì kỳ cục vậy. Tôi không thích. Thằng Học thấy tôi hằm hằm mặt thì chạy lại bá vai an ủi:

    - Thôi đừng giận. Có làm sao đâu. Có vú thì sau này mới cho con bú được chứ. Mày hơn đứt bọn con gái ở đây rồi đấy, đứa nào đứa nấy dậy thì rồi mà ngực cứ như cái thớt thái thịt. Xu chiêng đéo biết mặc, chỉ giỏi đánh nhau.

    - Kinh quá! Bỏ tao ra!

    Tôi đẩy thằng Học ra rồi chạy. Phía trước, vườn ổi của trạm điện cứ ngày một gần trước mắt. Có một vài đứa con gái lúc nãy đánh nhau với tôi đang chơi gần đó. Tôi đi chậm lại đợi Hoàng và bọn con trai. Cả lũ trẻ vẫn cười. Tiếng cười vang vọng, mắc lơ lửng trên những ngọn tre xào xạc.


     
  3. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 23:

    "Bấm để đọc"
    Trạm điện của xóm nằm trên một vùng đất cao hơn mặt bằng chung, bờ tường bao quanh cắm toàn mảnh sành nhọn hoắt chỉ lên trời. Lũ trẻ con xóm đã dùng gạch mài rồi nhổ bớt một góc tường để lấy chỗ leo trèo vào hái trộm ổi. Từng thằng một, thằng nào thằng nấy cũng nhảy thoăn thoắt như siêu nhân nhện, tôi sợ không dám leo theo nên đứng ở ngoài bờ tường trông. Từ trong trạm, tiếng máy chạy cứ u u như vọng từ một miền tăm tối xa xôi vang tới làm tôi cảm thấy rùng mình.

    Hoàng sợ lũ con gái chơi gần đấy làm hại tôi lần nữa nên đứng ngoài cùng tôi. Cậu ấy cúi xuống bứt cỏ gà cho tôi chơi chọi gà. Đằng xa, mặt trời đang chuẩn bị đi ngủ.

    - Vi có mệt lắm không?

    - Ưm, không mệt lắm. Hoàng thì sao?

    - Hoàng quen rồi nên cũng không mệt, sợ Vi không thở được không khí làng quê thôi.

    - Thơm mà! – Tôi tít mắt cười.

    - Lần đầu có người khen làng quê thơm đấy, thơm mùi cứt trâu à?

    - Luyên thuyên. Không biết nữa, nhưng tôi thấy rất bình yên, cho dù mới bị tẩn cho một trận sợ gần chết.

    - Bọn trẻ con ở đây có trò bôi nhựa mắt mèo đó thôi, chứ chúng nó không dám đánh đâu. Gây thương tích là bị nhốt vào nhà kho hợp tác xã mà.

    - Thật á? Vậy đi gây sự ngay, tôi muốn chúng nó bị nhốt vào nhà kho.

    Nói xong tôi cầm nắm cỏ gà đi thẳng ra chỗ lũ con gái. Hoàng giật tay tôi lại, mặt vô cùng nghiêm túc:

    - Nhỏ điên hả?

    - Sao? Bị đánh riết quen rồi, không đau đâu.

    - Thần kinh à? Nhỏ sinh ra là để gây sự hả? Hãy để tôi sống những ngày ở quê thật bình yên đi. Cuộc sống ở thành phố cạnh nhà nhỏ đã khiến tôi đủ chết rồi!

    - Thật sao?

    Tôi tiến đến đứng sát vào Hoàng, ngước mắt nhìn lên thẳng vào mắt Hoàng, còn cố hết sức làm cho nó có thể long lanh lóng lánh nữa chứ. Lê Hoàng Vi quả là một đứa con gái quá thủ đoạn:

    - Có thật là sống cạnh tôi mệt mỏi lắm không? – Tôi nhấn mạnh từng chữ

    - Hở..

    - Đúng không Hoàng?

    - Ôi zời ơi, xê tui ra đi, nhìn nhỏ sợ vãi.

    Tôi che miệng cười, cứ mạnh mồm đi rồi khi đối mặt lại ngại ngùng trốn tránh. Tôi cúi xuống bãi cỏ nhặt một viên sỏi nhỏ ném xuống con dốc trước mặt và ngắm nó lăn lăn, trong lòng vu vơ nghĩ đến những niềm vui nỗi buồn đang chờ đợi những ngày tiếp theo. Mọi thứ đều đang ở phía trước, tương lai là một thế giới quá nhiều điều thú vị đáng chờ đợi.

    Bất chợt muốn nghịch ngợm chút, tôi vơ vơ nắm sỏi quay lưng vứt vào trong trạm điện, miệng hét lớn: "Có người trong trạm, có người trong trạm!". Tức thì vài giây sau, từ chỗ góc bờ tường quen thuộc, từng đứa trẻ phi ra, thằng nào cũng bay vèo vèo như khinh công trong phim chưởng, vù một cái, vút một cái, tiếng chân nện xuống bãi cỏ thình thịch. Vừa tiếp đất cái là đứng phắt dậy chạy về phía tôi và Hoàng trong khi chúng tôi đứng cười rũ.

    - Mẹ chúng mày! Làm bố vứt bao nhiêu ổi trong ý.

    - Tiên sư. Tao còn đập cả đầu vào tường.

    - Còn thằng nào không?

    - Còn thằng Giới đang ỉa đéo kịp chùi đít. Vào kéo nó ra đi.

    - Cái thằng. Đã yếu còn ra gió.

    Bạn Huyền Cóc xinh đẹp của tôi đứng nhìn cả bọn con trai bằng ánh mắt khinh khỉnh rồi buông một câu rất ngọt:

    - Đúng là một lũ điên!

    Thằng Học nó sửng cồ lên ngay:

    - Ê con chó kia, mày sủa cái gì đấy?

    - Mày ăn cứt à Học? Sao cứ há mồm ra là thấy thối thế?

    - Đm, mồm mày thì thơm?

    - Về lấy đá kỳ răng đi! Nhé! Rồi hãy nói chuyện với tao.

    Thằng Đạo gạt vai thằng Học rồi nói giọng an ủi:

    - Thôi mày chấp con đấy làm gì. Nó bị dại mà.

    - Đéo hiểu sao nó cứ phải hằm hè bọn mình thế không biết. Nhìn nó là tao chỉ muốn úp cái bàn là vào mặt.

    - Thôi đi ra sông chơi đi. Buộc trâu cả ngày ở đấy cũng tội

    Chúng tôi đi qua lũ con gái rồi rẽ đường khác, tôi đi chậm chậm để đợi thằng Giới, thấy nó lũn cũn chạy sau cùng, đưa cho mấy đứa con gái một túm ổi. Con Huyền Cóc không ăn nhưng mấy đứa khác thì thi nhau lấy. Lũ trẻ con thật lạ. Tôi để Hoàng đi trước, đứng đợi thằng Giới bắt kịp mọi người.

    - Em làm cái gì thế hả?

    - Cho con Ốc Ngọ mấy quả ổi chị ạ. Nó thích ăn ổi nhất đấy

    - Trưa nay nó mới nhét giẻ vào mồm em, em không nhớ à?

    - Ừ nhỉ? Em quên.

    - Em thích nó hở?

    - Chị điên à?

    - Nói chị nghe đi.

    - Không!

    Thằng bé cắm mặt chạy đi để trốn câu hỏi của tôi. Bọn quỷ này, mới nứt mắt ra đã yêu với đương, chẳng khác gì mình.

    [​IMG]

    Tôi và Hoàng chơi cùng lũ trẻ bên bờ sông, nơi có bãi cỏ rộng và bắt đầu ngả màu nâu úa khi thu đến. Bãi cỏ này ngăn cách những cánh đồng xa xa bằng một đoạn đường đầy những hố phân lũ trẻ đào để bẫy bọn trẻ làng bên cạnh. Tôi và Hoàng vào được đến đây bảo đi sát theo gót thằng Học, vậy mà Hoàng vẫn bị lạc bước và thụt xuống hố cứt trâu phải xuống sông gột dép và quần.

    Bọn trẻ con ngồi kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống làng quê, đồng ruộng, về những trận tranh chấp đánh nhau với trẻ con làng bên, về bao trận đòn oan từ bố mẹ, về những tật xấu của đứa khác. Có nhiều thứ buồn cười nhưng cũng có nhiều câu chuyện buồn vu vơ. Tôi tự nhủ trong lòng mình rằng chẳng có đứa trẻ nào sống cuộc sống hạnh phúc hoàn hảo cả, ai cũng đều giống tôi và Hoàng mà thôi, có thứ được, có thứ mất.

    - À, con bé Vi có học giỏi không? – Thằng Học quay sang hỏi Hoàng rất nghiêm túc.

    - Ừ, giỏi. Sao thế?

    - À, thằng Học định nhờ nó tìm thơ chứ gì? – Cả lũ trẻ nhao nhao lên phát biểu.

    - Đúng rồi hay là nhờ Vi đi, chứ bọn con gái chúng nó éo giúp mình đâu.

    - Nhưng mà cái gì cơ?

    Tôi ngơ ngác tìm câu trả lời, thằng Đạo giải thích:

    - Sắp tới ngày Nhà giáo rồi, cuối tuần trước lớp tớ bốc thăm xem ai phải chuẩn bị tiết mục văn nghệ thì thằng Học trúng. Khổ cái thằng này không có tài gì, không biết hát, không biết đóng kịch. Chúng tớ định cho nó đọc thơ tặng thầy cô nhưng chưa tìm được bài nào. Cậu có giúp được không? Tối mai là phải diễn rồi

    - Thơ tặng thầy cô à? Ừ có tớ biết nhiều. Các cậu thích thể thơ gì?

    - Cậu cậu tớ tớ nghe tởm vãi xoài, mày mày tao đi bố xem nào. – Thằng Học dí vai tôi một cái mạnh đến mức tôi ngã sang bên, hai tay chống xuống đất sượt 1 đoạn rát bỏng.

    - Đm thằng này, đã nhờ còn vả. – Hoàng tức lên đẩy thằng Học lại. Cả lũ trẻ lao vào ngăn vì biết tính thằng Học nóng nảy.

    - Thôi có gì đâu. Bài này có được không?

    Tôi nhẩm nhẩm lại rồi đọc thử cho chúng nó nghe một bài:

    Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

    Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

    "Các con ráng.. năm nay hè cuối cấp.."

    Chút nghẹn ngào.. bụi phấn vỡ lao xao.

    Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

    Con nao nức bước vào trường trung học

    Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc

    Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

    Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?

    Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?

    Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi

    Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

    Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao

    Vai áo bạc như màu trang vở cũ

    Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ

    Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

    - Nghe giả tạo vãi. Tao thích thơ như thế này:

    Học trò ngày nay quậy tới trời

    10 thằng vô lớp 9 thằng chơi

    3 thằng vô lớp 2 thằng ngủ

    Còn lại thằng kia cũng gật gù

    Việc học ngày nay đã khác rồi

    10 thằng vô lớp 7 thằng ngu

    3 thằng vô lớp 2 thằng ngủ

    Còn lại thằng kia chẳng biết gì

    - Cái dm mày câm mồm đi. Thế thì lớp mình được cái giải rút.

    - Thế nó mới thực tế. Náo nức với chả ươm mầm.

    - Bài thơ của Vi hay đấy, tối nay Vi chép cho tớ rồi bọn tớ bắt nó học thuộc nhé.

    Tôi nhìn thằng Đạo gật đầu. Ngó thấy mặt thằng Học nhăn nhúm lại như cái giẻ lau đến là tội. Tối hôm ấy tôi xin bà giấy bút rồi chép cho lũ trẻ bài thơ tôi đọc lúc chiều. Những câu thơ về trường lớp cứ chạy theo tôi trong những giấc mơ.

    Sáng hôm sau Hoàng dậy rất sớm. Tôi tỉnh giấc khi nghe thấy tiếng chặt củi phập phập. Bà nội ngồi nấu xôi, Hoàng lúi cúi ở góc sân xếp củi vào góc hiên để bà dùng dần.

    - Gái dậy rồi à? Thằng cu nó bảo bà đồ xôi bằng nồi cơm điện nhưng điện ở đây điện yếu, và bà thấy nấu bếp củi thơm hơn. Gỗ xoan từ năm trước còn chưa dùng hết.

    - Dạ!

    Tôi túm vài lọn tóc buộc lên rồi ngồi cuống cạnh bà, gục mặt vào đùi bà. Bà vừa tiếp củi, trông lửa, vừa xoa đầu tôi, vân vê mãi cái chun buộc tóc của tôi.

    - Gái nhỏ xinh đẹp quá! Cu Hoàng thật có phúc.

    - Bà, con với Hoàng chẳng phải thế đâu mà. – Tôi đỏ mặt cười hì hì nhưng trong lòng có phần hí hửng

    - Trước kia mẹ thằng cu Hoàng cũng thường gục vào bà như thế này. Thoắt qua thoắt lại mà đã từng ấy năm với bao nhiêu đổi khác.

    - Bà ơi. Bà kể chuyện con nghe đi.

    - Gái nhỏ nghe chuyện gì?

    - Con thấy bố mẹ Hoàng hình như không sống cùng nhau.

    - Ừ chúng nó bỏ nhau lâu rồi. Đó là khoảng thời gian đau lòng gái nhỏ ạ. Đến bây giờ nhiều khi nghĩ lại, bà cũng rùng mình và tự nhủ nếu phải sống những ngày tháng ấy chắc tuổi thọ của bà chỉ dừng ở mức năm mươi.

    Ông nội của cu Hoàng, là người chồng đã quá cố của bà trước kia hoạt động trong quân đội, nghiêm khắc và dữ tính. Bà chỉ sinh được ba đứa thì mất một đứa cả. Cha thằng Hoàng là con thứ, còn một thằng nữa đang sống trong Nam.

    Ông nội Hoàng quân phiệt và gia trưởng, đúng mẫu đàn ông phong kiến thời xưa. Khi cha thằng Hoàng đến tuổi lớn, ông đã nhắm cho con một đứa con gái gia đình gia giáo trong làng. Nhưng trong thời gian vào Sài Gòn thực tập, cha thằng bé lại đổ rầm với một cô bé khác. Bà là phận vợ, quyền nhỏ mọn chẳng quyết được gì, nhưng do thằng bé sống chết đến mức tuyệt thực quỳ lạy trước cổng nên ông cũng nhắm mắt cho qua. Oan nghiệt cái là hai đứa nó lấy nhau đến gần mươi năm chẳng có lấy một mụn con. Đưa 2 vợ chồng nó đi khám thì bác sĩ đoán định chồng vô sinh. Bầu trời trên đầu chúng nó cứ xám đen dần đi như thế.

    - Nhưng rồi bác Ngọc vẫn có thai mà bà.

    - Đó, chỉ sau ba tháng từ bệnh viện về, con nhỏ mang bầu. Bà thì không có suy nghĩ gì xấu vì bà sống cùng và hiểu tính con dâu. Nhưng nội thằng Hoàng thì khác, coi con bé như mầm họa của sự xấu xa bẩn thỉu, nhốt con bé vào buồng tối 2 ngày, đánh đập bắt khai ra thằng nào là bố của đứa trẻ.

    - Đánh đập hả bà?

    - Ừ đánh đập hai ngày hai đêm. Đến sáng thứ ba thì con bé hộc máu nằm xoãi xác ra sàn. Lúc ấy bà mới lén lấy tiền thuê vài người thanh niên đến cứu nó ra đưa về nhà ngoại trả. Rồi thì cũng bặt tin từ đó. Cha thằng Hoàng thi thoảng cũng đi thăm, nhưng trong lòng chúng nó tình cảm có lẽ cũng nhạt dần. Bà nói nó nhổ tóc thằng con đi xét nghiệm xem con cái của ai cho rõ, nhưng không hiểu nó có làm không. Bà hỏi tin tức của con bé thì biết nó bị chấn động nên mắc tâm thần một thời gian đầu mang thai, cơ thế mà nó vẫn cứ đẻ được mẹ tròn con vuông. Con nhỏ cũng mạnh mẽ.

    Mà thai đôi cơ. Hai thằng nhỏ!

    Tưởng thế là yên. Ai ngờ khi thằng con thứ của bà sinh hai con gái không được thằng quý tử nào, ông lão nhà này cho người đến bên ngoại nó cướp một đứa song sinh đem về, đi tàu hỏa giữa đường xuống bến ngơ ngác làm lạc mất cháu. Tội phận hẩm hiu, thằng bé đó giờ chẳng biết lưu lạc ở đâu. Mẹ nó thì mất con phát điên suốt hai năm trời, con không được bú sữa mẹ phải ăn nước gạo pha đường. Oan nghiệt quá con. Giờ thằng Hoàng mới còi cọc như vậy.

    Tôi nắm chặt vào tay bà, nước mắt rơi từ bao giờ không biết.

    - Ông lão sống được thêm một năm thì đột tử chết vào đêm mùng 2 tết. Chắc là trời đất có số cả.

    Tôi gục vào lòng bà ôm chặt. Trên đời này có biết bao nhiêu câu chuyện số phận, bi đát tới mức không giấy mực nào tả được, nhưng lần đầu tiên tôi được tận tai nghe kể câu chuyện của người tôi thương. Tôi ít ra một thời gian dài của tuổi thơ được sống trong nhung lụa và yêu thương từ bố mẹ, còn Hoàng thì không, một người cha vô tâm, một người mẹ thần kinh bất ổn, đằng sau sự sinh ra của cậu ấy là cả một tấm bi kịch đầy nước mắt. Bà kể câu chuyện ấy chỉ vẻn vẹn mấy dòng, nhưng những nỗi đau trong suốt một thời gian dài cứ hiện hình lên từng con chữ. Tôi sợ cuộc đời này, bởi tôi còn quá nhỏ, còn quá bé để hiểu được những đớn đau.

    - Gái nhỏ đừng nghĩ nhiều, mọi thứ qua lâu lắm rồi. Giờ nhìn thằng cu mạnh mẽ đến nhường nào. Thoắt cái đã bổ cho bà một hiên củi.

    - Bà ơi, bà cho con sống ở đây cả đời nhé? – Tôi ngước khuôn mặt đầy nước mắt lên nhìn bà nội, người đàn bà sống gần hết quãng đường đời của mình với những đau thương, đôi mắt đã hằn rõ những dấu chân chim và miệng đỏ màu trầu cay, người đàn bà tôi mới chỉ quen vỏn vẹn một ngày mà sao thấy thân quen đến thế.

    - Gái còn phải đi rất nhiều nơi nữa, gái phải sống sung sướng hơn bà nhiều, bà tồn tại ở một thế kỷ khác gái nhỏ, gái nhỏ đừng tự nguyện chôn đời mình ở đây.

    Bà nội làm tôi khóc nhiều hơn. Thế kỷ nào khác nhau hả bà? Ở nơi đâu con cũng thấy cô đơn và lạc lõng, người lớn không tranh đấu chức vị này thì giành giật tiền bạc kia. Ở đây bà thấy là địa ngục nhưng với con nó là tất cả bình yên mà con chưa bao giờ được cảm nhận.

    Hoàng đã làm xong việc của cậu ấy, chạy vào chơi với tôi và bà, cậu ấy nhìn tôi và buông một câu lo lắng:

    - Bà ơi Vi sao thế ạ?

    - Không sao! Khóc nhè đòi nghe bà hát đấy! Bà hát hai đứa nghe nhé!

    Bà nội vẫn lặng lẽ vuốt mái tóc tôi và cất lời chậm chậm: "Ghế đá công viên, dời ra đường phố.. Người già co ro, chiều thiu thiu ngủ.. Người già co ro, buồn nghe tiếng nổ.. Em bé lõa lồ, khóc tuổi thơ đi"

    Tôi chìm trong những suy nghĩ vởn vơ như làn khói bếp đang cuộn vòng bay lên trời cao. Bỗng trong lòng nhớ về mấy lời thơ đã từng đọc trong họa báo:

    "Chỉ còn một cụ bà hát bài hát ấy thôi

    Người chết mang các bài hát đi cả rồi

    Thanh niên đâu cần bài hát cũ.

    Một người hát nên lời ca buồn rũ

    Nó không đủ sức chạy ra ngoài cửa

    Nó phải tựa lưng vách nứa

    Nó ngã vào bếp lửa

    Nó hổn hển trong mắt tôi lệ ứa

    Chuyệnh choạng tôi dắt lời ca đi.

    Tôi lần từng bậc cầu thang

    Đến ngồi bên suối

    Đầm mình trong bóng núi

    Lời ca rơi từng giọt xuống hồn.

    Lời ca làm bải hoải cả trăng non

    Không biết cụ bà còn hát được bao nhiêu nữa?

    Cụ bà hát phì phò tiếng thở

    Ánh lửa đỏ lừ đôi tròng mắt mờ sương.

    Ôi quê hương! Quê hương!

    Còn một bài hát cũ"


     
  4. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 24:

    "Bấm để đọc"
    Tôi thích ăn xôi bà nội nấu, thơm và ngọt theo vị của riêng bà. Bà còn cẩn thận lấy lá chuối bọc cho tôi một đùm xôi to để giữa buổi mang ra đồng ăn cùng lũ trẻ. Những câu chuyện của bà sớm được xoa dịu bằng cái dịu dàng khi bà ngồi tỉ mẩn tết tóc cho tôi. Hoàng ngồi góc bếp, vừa cầm nắm xôi nhai nhóp nhép, vừa nhìn theo từng hành động của tay bà, đến khi bà tết xong cho tôi, hắn bảo:

    - Cũng được!

    Đáng ghét thật. Hoàng có kiểu nói làm mất hứng người khác kinh khủng. Ăn sáng xong, bà chuẩn bị đồ đi chùa còn tôi và Hoàng thay đồ ra bãi bóng. Chơi một ngày ở đây là hiểu chỉ nên mặc quần áo năng động và.. dễ cởi

    * * *

    Bẫy phân trâu phân bò khắp nơi, chỉ cần thụt xuống là thối chân mấy ngày.

    Bọn trẻ đợi chúng tôi bằng việc chất một đống củi to và đào khoai về nướng. Tôi và Hoàng nghiễm nhiên là vật báu của cả lũ trong suốt những ngày chúng tôi về đây chơi. Sau này khi chia tay, tôi nhớ mãi câu nói của thằng Giới: "Chị và Hoàng là bài hát vui tươi trong cuộc sống nhàm chán chỉ có đi học, chăn bò, ăn đòn của lũ chúng em". Mà kỳ thực, lũ trẻ trao cho chúng tôi nhiều thứ hơn chúng nó tưởng tượng, những ngày tháng yên bình được quay về tuổi thơ tôi chẳng thể nào quên được dù làm gì và đi đến đâu.

    - Lâu như cứt! Ăn có bữa sáng mà mân mê thế à. Bố định mang chăn màn vào cho chúng mày đấy?

    Thằng Học ngoác mồm lên quát chúng tôi khi mới thấy bóng dáng tôi đi từ đầu bãi. Tôi nhăn nhó lại gần, đến chỗ nó thì nó giật luôn cái túi trên tay tôi xuống rồi háo hức.

    - Ôi dm xôi! Lại còn cả muối lạc. Ăn đi chúng mày!

    Tôi giằng lại túi xôi vì thấy tay thằng Học bẩn quá. Mà ngó quanh thì thằng nào cũng vậy. Đành ngồi xuống cùng Hoàng vẹo xôi ra bón cho từng đứa. Thằng nào cũng ngoan ngoãn há mồm ra đón khi tay tôi đưa tới. Chụp cái ảnh này lại post lên mạng không khác gì khung cảnh thanh niên tình nguyện bón xôi cho trẻ tật nguyền.

    Ăn sáng xong, trong lúc chờ khoai chín, tôi đưa cho thằng Đạo tờ giấy đã chép bài thơ chúng nó nhờ hôm qua. Tính thời gian thì chỉ còn ngày rưỡi để thằng Học học thuộc lòng và tập biểu diễn. Coi bộ thằng Học vẫn còn mơ hồ lắm, có lẽ chưa diễn văn nghệ bao giờ. Nhìn nó cầm tờ giấy đọc thơ mà như chó nhai rơm.

    - Bây giờ mày đọc theo tao nhé! Đứng như thế này, rồi luyến láy nhé!

    Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

    Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

    "Các con ráng.. năm nay hè cuối cấp.."

    Chút nghẹn ngào.. bụi phấn vỡ lao xao.

    Nhìn thằng Đạo cứ như đang đọc Điếu văn, mặt mày nghiêm trang ủ rũ như trưởng họ, luyến láy thơ như khóc tang. Cả lũ chúng tôi đứa nào đứa nấy mím mồm cười.

    - Được chưa? Mày đọc đoạn tiếp theo đi Học.

    Thằng Học gãi tai gãi cổ cầm tờ giấy rồi đọc một lèo nhanh thoắt như ma đuổi:

    Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

    Con nao nức bước vào trường trung học

    Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc

    Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

    - Mày đọc thơ mà như tiêu chảy thế Học? Tao chả nghe được chữ nào?

    - Mày giỏi thì đi mà đọc.

    Thằng Học hậm hực quẳng tờ giấy vào mặt thằng Biên rồi ngồi bệt xuống bới khoai. Tình hình này có vẻ không ổn. Diễn Văn nghệ kiểu này, đã không có múa và nhạc minh họa, chỉ đọc thơ thôi đã trơ ra rồi, mà thằng Học lại còn đọc không nên giai điệu, nói không ra chữ thì lớp nó không khác nào làm trò cười. Tôi hỏi thằng Đạo:

    - Trường mày có cái đàn piano nào không?

    - Piano là cái gì?

    - À không, cái đàn organ, cái đàn dùng để học Nhạc ý, có các phím đen trắng ý.

    - À có chứ, thầy mỹ thuật có đấy, văn phòng Đoàn cũng có một cái.

    - Ừ mày mượn nhé, tao sẽ chơi bài "Khi tóc thầy bạc" dạo đầu cho thằng Học, rồi nó đọc vào bài tao sẽ chơi đệm mấy hợp âm nhẹ nhẹ cho nó.

    - Hợp âm là cái mẹ gì? – Thằng Học vừa thổi thổi củ khoai nướng mới móc trong đống than ra vừa trợn mắt hỏi

    - Mày không cần biết, giờ mày phải học thuộc lòng bài thơ này đi.

    Bọn trẻ chúng tôi ngồi quây quần bên đống lửa, lần lượt cời khoai ra chia nhau ăn. Hoàng thì thủ thỉ hỏi tôi "Nhỏ biết chơi đàn hả? Sao không nghe bao giờ?". Tôi nhe răng cười trả lời: "Ừ tôi biết chút ít đủ dùng". Hắn nhìn tôi rất hoang mang. Còn tôi thấy hơi ngượng nên mặt nóng ran lên.

    Cả ngày hôm ấy của chúng tôi qua nhanh chóng, có lúc bực vì thằng Học ngu si mãi không thuộc được thơ, có lúc cười lăn lộn vì nó đọc nhầm sang cả bài Học trò ngày nay quậy tới trời của nó. Điều làm tôi choáng váng nhất là thằng Học có tài bủm rắm. Nó có thể phẹt phẹt bất cứ lúc nào nó muốn, mà lần nào cũng thối như nhau. Không biết ở nhà nó ăn cái quái quỷ gì mà đánh rắm thối um. Cũng chính vì tài bẩm sinh này mà nó trở thành con quỷ đáng sợ ám ảnh của lũ trẻ. Mỗi lần nó tức là lại úp tay vào đính và "tỉ" một phát, xong rồi đưa tay ra trước mặt một thằng và xòe ra như bông hoa, "hương thơm" quyến rũ từ đó bay ra khiến nạn nhân bất tỉnh nhân sự. À, nhắc đến từ "quyến rũ", tôi lại chợt nhớ ra thằng Biên hay bị bệnh nhớ nhầm từ, thi thoảng nó lại phọt ra được những câu rất ba chấm, chẳng hạn như: "Hôm qua bố tao xem hoa hậu, nhìn mấy con diễn viên hấp rũ vãi chấy"

    Tại sao nó có thể nhầm quyến rũ với hấp dẫn thành hấn rũ được? Rồi còn "Xem Gác kiếm thích 2 em Nữ ma sát nhất". Vầng, ý bạn Biên là Nữ sát thủ ạ! -_-

    Để giúp cho thằng Biên thông minh hơn, thằng Học đã nghĩ ra cách úp túi ni lông vào mông rồi xịt rắm, sau đó túm lại cho căng và cầm bộp trước mặt thằng Biên. Chẳng biết có thông minh được hơn tí nào không mà thấy thằng Biên càng ngày phát ngôn càng loạn khi nó dám đứng lên phát biểu "Nông sản" nghĩa là "Người nông dân đi đẻ"!

    * * *

    Chiều hôm sau bà nội mượn cho chúng tôi cái xe đạp mifa để Hoàng đèo tôi xuống trường cấp 2 xem Văn nghệ. Trường cách làng 4km, cái yên sau của xe mifa nhỏ và hẹp nên tôi đau mông kinh khủng, đi được 2km không chịu được phải xuống. Thằng Đạo bóc cái hộp bìa các tông đặt làm đệm rồi nó với thằng Biên khiêng tôi đặt lên đó. Êm thật! Tôi thích chí gác chân lên khung xe như trẻ con rồi vừa đi vừa hú.

    Trường học nằm trên một vùng đất cao hơn đường cái, hình như trước kia mảnh đất này là đồi núi rồi được phạt đi để xây trường học. Tôi chạm trán bọn Huyền Cóc ngay ở cổng trường, chúng nó đang đứng ăn mì tôm trẻ em. Thấy vậy tôi cũng đòi Hoàng mua cho. Mì tôm vụn trộn lẫn muối đường bán theo gói, 1k một gói, ăn ngon khiếp. Rồi chợt nghĩ đến cả lũ bạn, tôi đưa tiền cho Hoàng mua hẳn 20 gói cho cả lũ đứng dưới gốc xà cừ nhai mì rồm rộp, quên cả chuyện phải vào sớm để mượn đàn.

    Buổi Văn nghệ 7h bắt đầu thì 5h thằng Đạo mới ký mượn đàn cho tôi được. Chúng tôi mang ổ cắm điện đem từ nhà đi sẵn, dẫn dây cắm vòng ra sau bãi gửi xe giáo viên rồi đứng tập. Thằng Học hôm nay mặc áo trắng quần đen, cổ quàng khăn đỏ, giữa bụng sơ vin và đeo thắt lưng của bố nó. Nhìn cứ như tranh đả kích, chẳng cái nào ăn nhập với cái nào.

    - Bây giờ mày đọc đi. Đọc rành rọt vào.

    - Từ từ, tao dạo nhạc đã nhé! Lúc này mày lên sân khấu đi thong thả nhẹ nhàng như đang trầm ngâm sâu lắng, giống như học trò cũ về thăm trường và bồi hồi nhớ lại kỷ niệm dấu yêu. Hiểu không?

    - Đéo hiểu! Cái trường này có cục cứt gì mà nhớ?

    - Thôi im. Tao chơi đến đoạn "Công cha nghĩa mẹ ơn thầy.." thì mày đọc luôn nghe chưa? Giọng trầm xuống nhẹ nhàng thôi.

    Tôi bắt đầu chơi đàn, thằng Học lúng túng cầm tờ giấy lẩm nhẩm thơ, đến khi tôi vừa dạo đoạn nhạc cuối thì chậm lại để thằng Học kiểu ý bắt vào. Nó run run đọc khổ thơ đầu, mắt vẫn nhìn vào tờ giấy:

    Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

    Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

    "Các con ráng.. năm nay hè cuối cấp.."

    Chút nghẹn ngào.. bụi phấn vỡ lao xao.

    - Ok ổn ổn, tiếp đi!

    Thằng bé được khen hào hứng đọc tiếp:

    Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

    Con nao nức bước vào trường trung học

    Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc

    Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

    Thế rồi nó đọc một lèo luôn cả bài làm tôi phải chơi đàn nhanh lên để bắt kịp nhịp. Bọn trẻ con cứ đứng giơ tay ra hiệu chậm lại. Nhìn chung thì mọi thứ đã ổn, chỉ lo thằng Học bỏ giấy ra có tự tin mà biểu diễn được không. Tiết mục của chúng tôi đứng thứ 7, gần cuối nên chúng tôi còn tập được thêm mấy lần nữa. Con Huyền Cóc ngay thứ 6, nó múa "Mang cơm cho mẹ đi cày". Bọn thằng Học cứ đứng dưới chê bai: "Trông múa may gì mà như con bọ gậy, tao mà là mẹ tao hất cả rổ cơm vào mặt". Còn tôi cười khúc khích. Nó múa cũng đẹp mà! Lũ trẻ con vì ghét mà thấy cái gì cũng ngứa mắt.

    Tiết mục của chúng tôi được giới thiệu. Cả khán đài vỗ tay ầm ỹ vì trong trường này ai cũng biết thằng Học chỉ giỏi phá phách, lần đầu tiên được xem nó diễn văn nghệ nên tò mò và phấn khích. Thằng Đạo với Biên bê đàn ra để ở mé trái sân khấu cho tôi trước, thằng Học nắm tay tôi lên sân khấu chào khán giả. Chúng tôi cúi chào mọi người dưới ánh đèn sân khấu, rồi tôi đi ra phía đàn, ngồi xuống hít thật sâu, gật đầu với Học và dạo nhạc vào. Vừa dạo tôi vừa ngó thằng Học. Nó run rẩy thấy rõ nhưng vẫn nhớ lời dặn phải bước đi khoan thoai trên sân khấu để tạo cảm xúc cho người xem. Nhìn cái dáng lừng khừng của nó cố gắng làm dáng cho đúng mà tôi chỉ muốn phì cười. Bên dưới sân trường, khán giả cố nín lặng để xem màn trình diễn mong đợi. Hết đoạn nhạc dạo đầu thì tôi quay sang ra hiệu cho thằng Học, nó thấy thế đọc vội vàng:

    Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

    Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

    Đến đó thì nó dừng lại ngắc ngứ, tôi lo quá, đệm nhạc to lên để hướng khán giả, coi như là một đoạn lặng. Thế nhưng thằng Học bỗng nhiên thốt lên hai câu thơ lạ:

    Việc học ngày nay đã khác rồi

    10 thằng vô lớp 7 thằng ngu

    Tôi hoảng hồn quay sang, nói to lên để nhắc đoạn tiếp theo:

    Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

    Con nao nức bước vào trường trung học

    Thằng Học được cứu cánh vội vàng đọc theo:

    Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

    Con nao nức bước vào trường trung học

    Ừm.. Ờ..

    3 thằng vô lớp 2 thằng ngủ

    Còn lại thằng kia cũng gật gù

    Trời đất quỷ thần ơi! Nó đang làm cả quỷ gì thế này. Bọn thằng Biên bắt đầu nhộn nhạo và hoảng hốt phía góc sân và hét lên cầu cứu tôi, tôi thì chơi đàn cũng lộn nhộn vì hoảng. Thành phần ban giám khảo ngồi hàng ghế đầu đang nhìn nhau không hiểu bài thơ này ý tứ thế nào còn khán giả thì bắt đầu vỗ tay cười ầm lên. Thằng Học lúng túng gãi đầu cố nặn ra đọc tiếp:

    Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?

    Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?

    Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi

    Có công mài sắt, có ngày.. bong gân

    Mặt thằng Học thộn ra khiến khán giả nghĩ đó là kiểu biểu diễn phải lột tả tâm trạng như thế. Lại tiếp tục một chàng cười và vỗ tay ầm ỹ kèm theo hú hét. Quái lạ! "Có công mài sắt có ngày bong gân" ở đâu ra? Theo nhịp này thì không thể chơi "Khi tóc thầy bạc" nữa rồi, tôi chuyển sang chơi "Từng nét chữ xinh xinh thẳng hàng, ngòi bút viết theo tay nhịp nhàng.." cho nhộn. Thằng Học bắt đầu thấy hào hứng với những tràng vỗ tay nên bắt đầu lấy lại bình tĩnh tự tin:

    Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao

    Vai áo bạc như màu trang vở cũ

    Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ

    Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

    Ôi đúng lời rồi, may quá, ổn rồi, tiếp đi.

    Thầy xoa đầu rồi bất chợt mỉm cười.

    Lời thầy nói in sâu trong trí nhớ:

    Ừm..

    Đoạn lặng này của nó làm tôi nín thở cầu nguyện, rồi nó phọt nhanh ra 2 câu tiếp:

    "Cá không ăn muối cá ươn

    Con cãi cha mẹ, khôn hồn đi luôn"

    Mẹ kiếp, nó còn chỉ chỉ tay thẳng xuống phía dưới để miêu tả cảnh bố mẹ dạy con. Bọn thằng Đạo nhảy dựng như choi choi ở góc sân. Kiểu này bị thầy cô cho kỷ luật là chắc. Tội phá hoại đêm văn nghệ truyền thống tôn nghiêm. Khán giả thì trái ngược, ôm nhau cười ngặt nghẽo phía dưới và đồng thanh hô to: "Học ơi nữa đi! Học ơi cố lên!". Tôi lúc này bùng nhùng đầu óc không thể nhớ ra được đoạn thơ tiếp theo để nhắc nó. Nhìn ra thấy nó đứng nghĩ mấy giây rồi lại đọc:

    Nghe lời con gắng ôn bài

    Thế nhưng dở sách thấy dài lại thôi.

    Buồn buồn ngồi xé giấy chơi

    Xé nhầm năm chục buồn ơi là buồn.

    Trời ơi! Tôi chết mẹ nó mất. Bao nhiêu công sức tập luyện đổ xuống sông xuống bể, đã không thành công lại còn thất bại thảm hại. Mồ hôi tôi đổ ra ướt hết tóc gáy. Khán giả vẫn tiếp tục cười như điên vì màn trình diễn mãn nhãn khác hẳn các tiết mục nhàm chán khác. Tôi chỉ cầu trời thằng Học đọc mấy câu tử tế rồi chào khán giả đi vào cho nhanh chóng kết thúc. Tôi dạo nhạc chậm lại chờ đợi, thấy nó hùng hổ bước lên mép sân khấu, những tràng vỗ tay vẫn tiếp tục tiếp thêm dũng khí cho nó. Nó giang hai tay rồi gào to:

    Nhà trường là nhà tù

    Sách vở là kẻ thù

    Thầy cô như sát thủ

    Thời gian như cao su

    Bạn bè như tôm sú!

    Tiếng thằng Học vọng vào loa vang đi xa cả một vùng luôn. Mặt mày thầy cô hàng ghế giáo viên thất kinh, tái xanh tái xám. Sân trường thì như ong vỡ tổ, cười nói hú hét cổ vũ, cả một nhóm trai lẫn gái cầm hoa lao lên tặng thằng Học cứ như nó là một ngôi sao màn bạc. Tôi ngồi bấm móng tay chẳng hiểu chuyện gì xảy ra đành chạy xuống chỗ lũ trẻ đang đợi. Hoàng đứng đón tôi rồi cười hô hố, hắn bảo tiết mục quá hay, chưa xem một tiết mục Văn nghệ nào hay như thế. Thằng Đạo thì vừa khóc vừa cười, nửa hoảng hốt nửa bất ngờ vì không thằng Học sẽ làm đến mức đó.

    - Trường mình chưa bao giờ xảy ra chuyện này.

    - Nhưng vui vãi. Ha ha

    [​IMG]

    - Nhìn mặt thầy cô méo mó như ma xó. Bác bảo vệ ổn định trật tự để tiết mục tiếp theo được biểu diễn cũng khổ.

    - Thằng Học đọc thơ hay như cứt!

    - Quá hay, chưa ai diễn văn nghệ chân thực đầy sức sống như nó

    Hoàng nắm tay nhìn tôi cười. Tôi hiểu, chúng tôi được yêu quý và ủng hộ, vì chúng tôi đã cởi bỏ lớp khuôn phép, không cần diễn mà cũng thể hiện được đúng bản chất ngốc nghếch, ngây ngô khờ dại của tuổi học trò.

    Chúng tôi chẳng được giải gì cả, thậm chí cô giáo chủ nhiệm lớp thằng Học còn tặng cho lời đe dọa ngày mai họp lớp chấn chỉnh thái độ học sinh. Trên đường về, cả lũ vừa nhìn mảnh trăng treo nghiêng trước mặt, cười cười nói nói vang con đường bê tông giữa những cánh đồng bạt ngạt gió.

    Thằng Học mặc kệ buổi diễn Văn nghệ có thành công hay không, kệ xác mai phải viết kiểm điểm hay gì gì. Điều khiến nó hạnh phúc là giỏ xe đầy hoa mang về cho mẹ nó cắm.


     
  5. Mộ Thanh

    Mộ Thanh Sau cùng thì lòng người vẫn là thứ lạnh lẽo nhất Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    892
    Chương 25:

    "Bấm để đọc"
    "Thằng Học nó bị đánh xoắn hết mẹ đít luôn!" – Lời thằng Đạo khiến cho gió đồng thổi thêm lạnh. Hoàng xoay xoay lọ dầu trong tay, cùng cả lũ ngồi chờ đợi. Tôi không hiểu, tại sao thằng Học lại bị đánh? Nó đâu làm sai điều gì? Rồi tôi tự trả lời mình, khoảng cách giữa lũ trẻ con chúng tôi và người lớn quá xa, chúng tôi có hệ giá trị riêng, còn người lớn có hệ ý thức riêng, hai thế giới ấy lúc nào cũng khác nhau một trời một vực. Trong khi chúng tôi nghĩ hành động này là rất bình thường như việc ăn xong rồi sẽ đi ị, thì người lớn lại nghĩ toáng lên giống như chúng tôi vừa đốt dinh tổng thống không bằng.

    - Vi Hoàng, chúng mày thích ăn gì?

    Lũ trẻ hỏi, tôi chỉ ra bãi ngô xa xa, rồi cả lũ đi gom củi, bẻ ngô nướng ăn đợi thằng Học ra.

    - Thằng này thế nào mai đi học cũng phải đứng. Ông Oanh mà đã đánh thì không cả mặc được quần.

    - Nhưng làm đếch gì mà đánh nhỉ. Nó đọc thơ hay thế cơ mà?

    Tôi dựa vào lưng Hoàng và nghe, nhìn từ phía đường bê tông xa xa, dáng thằng Học thất thểu ngày một gần. Vừa đi nó vừa xoa xoa mông, cái đầu nghiêng ngiêng, nửa thân trên ngoặt hẳn sang một bên khiến dáng hình nó liêu xiêu như cái cây đổ giữa cánh đồng.

    Nó khóc!

    Tôi há hốc mồm khi thấy thằng Học đổ cái huỵch vào lòng Hoàng rồi rưng rức. Ngay sau đó thằng Đạo, thằng Giới, thằng Biên, thằng Lực cũng sán lại gần vỗ vỗ vai. Tôi cười không nổi, khóc cũng không xong. Cái chun quần thằng Học bị tụt hở nửa mông, còn hằn đỏ vết đánh của đòn quấy cám.

    - Dm con Huyền cóc, tổ cha con mách lẻo.

    - Làm sao? Kể đi.

    - Hôm qua văn nghệ nó đánh phấn son trông ghê chết bà, tao chỉ bảo "nhìn mày như con ma điên", sáng nay họp phụ huynh học sinh cá biệt, nó dám chạy đến bảo bố tao là tao chửi nó "mắt ốc nhồi lồi mười mét, mặt đầy mụn nhọt, đúng là con nhà ông cóc bà nghóe", xong nó còn bảo tuần trước tao "cầm côn đập nó tóe máu". Trong khi tao chỉ cầm thước đánh vào vai nó một cái. Con chó láo toét. Vụ này không xử khối thằng khinh. Dm nó nghĩ tao hiền được thể làm càn. Chúng mày chờ đấy mà xem.

    Thằng Sỹ đang gặm bắp cười phì bắn cả hạt ngô ra khỏi mũi. Tôi mở lọ dầu cho Hoàng rồi đi chỗ khác để mấy thằng con trai xoa mông cho nhau. Bãi cỏ tôi chơi gần đường cái to, bọn con gái chơi phía mãi trong, ngăn với lũ con trai một con mương rộng khoảng 80 phân. Thằng Giới bảo tôi từ lúc chúng nó bé tí thì đã tách ra làm hai phe như vậy, chẳng bên nào chơi với bên nào, chỉ thi thoảng ăn mãi một thứ cũng chán, con trai đào khoai bẻ ngô đổi cho con gái lấy hoa quả hoặc bỏng gạo đường để ăn. Có một vài lần vụ mùa được dư dả thêm nhiều tiền, đứa nào sinh đúng vụ thì may mắn được bố mẹ tổ chức sinh nhật cho. Đó là những lần hiếm có lũ trẻ ngồi quây quần nhau trên mấy mảnh chiếu ghép vào, ở giữa là la liệt kẹo bánh bưởi bòng, chúng nó cùng hát, cùng vỗ tay, thổi nến, ăn bánh gato và khoác vai nhau cười tươi để chụp ảnh. Những bức ảnh ấy mãi sau này khi lớn thêm vài tuổi, mỗi lần Hoàng đưa tôi về thăm nội, bọn trẻ lại cùng nhau lôi ra xem và cười phớ lớ khen chê đứa này đứa kia đen và xấu hơn xưa.

    Tôi đánh liều bước sang lãnh địa của những "nữ ma sát" [

    [​IMG] ], tay vẫn cầm bắp ngô nướng. Cảm giác bị bôi nhựa móc vào người rồi bị dìm xuống nước lạnh vẫn khiến tôi gai gai sợ sợ mấy đứa con gái. Con Huyền cóc nhìn thấy tôi đứng phắt dậy luôn làm tôi dựng tóc gáy lùi lại. Nhưng em gái tên Ốc Ngọ Ốc Mùi gì đó của thằng Giới chạy ra hỏi tôi: "Định làm gì thế?". Tôi đưa luôn cái bắp nướng cho nó bảo: "Giới gửi cho này" rồi quay lưng đi. Con bé chạy theo dí cho tôi dóng mía dài rồi bảo: "Gửi cho Giới". Chả nhẽ tôi lại vứt mẹ đi chứ. Trẻ con ở đây sao nói trống không cục cằn quá thể.

    Tôi quay về bãi cỏ của lũ "nam cướp mương" [thực ra thì chúng nó tự xưng là cướp biển, nhưng ở chỗ khỉ ho cò gáy này thì lấy đâu ra biển mà làm màu] . Tôi quẳng dóng mía cho thằng Giới như quẳng mớ rau muống cho lợn rồi ngồi hỏi thăm thằng Học. Hoàng lo lắng quát tôi:

    - Không chú ý một cái là nhỏ đã đi gây sự rồi. Nhỏ cướp mía của chúng nó hả?

    - Đâu, mía này của đứa tóc tết gửi cho Giới.

    Cả lũ ồ lên rồi lao vào.. bóp chim thằng Giới. Dóng mía cũng bị cướp mất. Thằng Giới nhìn tôi cầu cứu, mặt lộ rõ vẻ đau đớn. Tôi đẩy mấy thằng quỷ ra rồi kéo Giới đứng dậy, gân mặt nạt bọn trẻ:

    - Sao làm trò đó hoài vậy? Lỡ một cái vỡ bi là không có đẻ được con đâu!

    - Hả, sao Vi biết?

    Hoảng trố mắt nhìn tôi. Tôi quay lại thản nhiên:

    - Thì học Sinh học cô giáo cũng dặn con trai phải giữ gìn cơ mà. Có phải quả bóng cao su hay đồ chơi đâu mà cứ đem ra bóp nhau thế? Muốn bóp thì tự bóp mình đi.

    Tôi nắm tay thằng Giới, nhặt dóng mía rồi hai chị em ra mương gấp thuyền lá chơi. Chỉ có thằng Giới là khiến tôi cảm thấy cuộc đời này rất phưởn và đáng yêu. Tôi thích sự chân thành của thằng bé. Từ lúc biết dóng mía là của bạn Ốc, nó sung sướng và ăn ngon hơn hẳn.

    Hoàng giận tôi lắm. Tối về Hoàng để mặc tôi hì hụi nhóm củi, hắn ra vườn bón rau. Bà đi thăm họ hàng phải tối khuya mới về. Tôi muốn ăn cơm nấu bếp củi có cháy thơm thơm chứ không thích ăn cơm nồi điện. Nhóm mãi không được, tôi chạy ra hiên bếp quẳng nhành củi về phía Hoàng:

    - Ê, nhóm giúp Vi cái bếp coi.

    - Không, tự đi mà nhóm.

    - Vi không có nhóm được.

    - Bảo thằng Giới sang mà nhóm cho.

    Xì, đàn ông lớn rồi mà nhỏ nhen tính toán với trẻ con. Tôi chạy ra kéo tay áo hắn nằn nì:

    - Đi mà! Nỡ lòng nào để tôi đói?

    - Hừm

    Hoàng quẳng cái gáo nước rồi phi vào bếp, từng nhát từng nhát giật cục tỏ rõ rằng ổng chẳng thiện chí gì, làm cho xong. Tôi ngồi thu lu nhìn đốm lửa nhỏ đỏ rực lan ra các nhành củi.

    - Hoàng giỏi thiệt đó!

    - Thôi đi!

    - Vi chỉ quý thằng Giới như em trai thôi. Hoàng làm sao thế?

    - Thằng đó nó hay ị đùn lắm đó nhỏ biết không?

    - Ủa liên quan?

    - Nói chung là từ mai nhỏ ở nhà không được ra đồng chơi nữa.

    - Được thôi!

    - Mà không được, nhỏ ở nhà tôi cũng chẳng yên tâm, tính nhỏ hậu đậu xui xẻo đi đến đâu chết trâu đến đó. Nhỏ được ra đồng chơi nhưng phải đi cạnh tôi không được gần gũi thằng nào. Nghe chưa?

    Trời đất, tên độc tài ích kỷ. Tôi ngồi nấu cơm cùng Hoàng, Hoàng làm thịt rang tôm và rau muống luộc cho tôi ăn. Cậu ấy cẩn thận để phần thức ăn của bà lên chạn bát đậy kín lại rồi đơm cho tôi và cậu ấy mỗi đứa một cái bát ô tô đầy cơm lẫn thịt bê ra hiên ngồi. Tôi vừa ăn vừa ngửa mặt lên trời ngóng máy bay đi qua, ngắm những chấm nhỏ xanh đỏ lấp lánh li ti trên nền trời tối ù làm lòng tôi thoải mái. Tôi và Hoàng kể cho nhau nghe về tuổi thơ của hai đứa, về những kho báu hồi dăm bảy tuổi chúng tôi cất giấu cho riêng mình. Mọi thứ đó đã vô tình trôi về một phương trời nào xa lắc. Những khi nhớ lại lại khiến giật mình vì thấy mình đã lớn, đã đi quá xa tuổi thơ mà chẳng thể quay đầu một lần nữa.

    Ở thành phố, cố một nỗi đau đang chờ tôi trở về. Nhưng tôi mặc kệ. Nó thích chờ thì cứ ngồi đó mà chờ, tôi chưa muốn về đâu.

    * * *

    Thằng Học ráo riết lên kế hoạch trả thù Huyền cóc. Tôi e ngại thay cho nó, cứ đánh nhau qua đánh nhau lại, bất phân thắng bại, kết cục vẫn là bị người lớn đè ra quật toét đít. Như vậy vẫn chưa đủ à? Tôi nói nhưng nó chẳng thèm nghe. Thằng cà chớn cứng đầu.

    Mới về quê được ba ngày mà chân tôi chồng chéo vết xước, của đá nhọn dưới mương, của gai, của hậu quả những cú vấp ngã bầm tím. Hoàng quát tôi riết, đụng tí gì tổn hại đến tôi là hắn quát như tát nước vào mặt. Cục cằn thô lỗ không khác gì bọn "nữ ma sát" cả. Hôm nay là ngày đốt rạ ngoài đồng để chuẩn bị cho vụ lúa mới. Bọn trẻ cả trai cả gái đều phải tụ họp vào một bãi với nhau để làm cho xong việc. Thằng Học lộ rõ vẻ nguy hiểm, nó liếc mắt theo dõi con Huyền cóc luôn luôn. Tôi vừa ngồi thu rạ vứt vào đống lửa đang cháy rừng rực, vừa để ý xem thằng Học nó làm gì, thậm chí tôi lo đến mức phải nháy Hoàng luôn theo sát nó đề phòng trường hợp nó lỡ làm gì trót dại. Nhưng không được, thằng này rõ ràng đã có chủ ý từ trước, không màng đến kết cục thê thảm sau đó. Tôi chỉ kịp thấy nó cầm que củi đưa lên chân tóc con Huyền cóc lúc hai đứa nó chạm trán nhau gần đống lửa. Tóc con Huyền rãi nắng nhiều nên khô cháy và xù như một bụi san hô dù đã được buộc cẩn thận. Lửa bén vào tóc khô làm XÒE một phát bén lên tận đỉnh đầu. Con Huyền vừa ôm đầu chạy vừa la hét làm người lớn cũng hốt hoảng chạy ra. Một mảng tóc cháy khét lẹt, thằng Học thấy khói vẫn bốc từ đầu bạn ra thì hoảng hốt vứt củi lao đến bê con Huyền chạy về phía mương, cả cánh tay khỏe khoắn của nó chổng ngược người con Huyền lên dí đầu con bé xuống nước. Khổ thân con bé, nó hoảng đến mức không thể khóc, vừa bị cháy tóc, vừa bị sặc nước, nhưng nhìn thấy thằng Học bị bác Oanh và một người đàn ông nữa lôi ra giữa đồng lấy đòn gánh đánh thì nó lại lẵng nhẵng chạy theo xin lỗi hộ, bảo do nó sơ ý chứ không phải tại thằng Học. Tôi không hiểu đầu con nhỏ nghĩ gì.

    Hoàng bắt tôi đứng ra xa đống lửa nghỉ ngơi vì sợ tôi bị cháy tóc. [

    [​IMG] )) ] Tôi cũng lẳng lặng làm theo. Thằng Học đã trốn đi đâu đó mất dạng, chẳng thấy nó nữa. Tôi hộ các cô bác thu gọm lại quang gánh và làm nốt mấy việc linh tinh rồi về ăn trưa.

    Cả buổi chiều cũng không thấy thằng Học ló mặt ra, ở nhà không có, ở đồng cũng không. Con trâu nhà nó vẫn cột cạnh đống rơm, bụng đói meo vì không ai dắt đi chăn. Thằng Học đi đâu được nhỉ? Tôi và Hoàng vòng ra bờ sông chỗ bọn con gái thường hay chơi ở đó buổi chiều, gửi con Ốc vài cái kẹp ghim của tôi cho Huyền để nó ghim phần tóc lành lặn che đi phần tóc đã bị cháy. Vừa mới đi lên đường thì đã bị Huyền cóc chạy theo chặn lại.

    - Ê! Đưa đồ cho tao thì gặp tao mà đưa, sao cứ gửi gắm đứa lọ đứa chai vậy?

    - Tao thích thế! Sao không? – Tôi vênh mặt lên trả lời, chỉ muốn đập vào mặt con nhỏ đang húng hắng trước mặt.

    - Cảm ơn! – Nhỏ Huyền nhỏ giọng lại. Hừm, ít ra cũng biết điều hơn tôi tưởng.

    - Thằng Học nó trốn đâu mất tiêu luôn. Đằng ấy biết không?

    - Không!

    - Thế thôi, chào! Tránh ra tôi về.

    - Ra Nghè mà tìm!

    Tôi và Hoàng nheo mắt nhìn lại, con nhỏ đã đi nhanh về phía lũ bạn dưới bãi cát. Buồn cười thật. Bọn này rõ ràng chẳng có thù oán thì sất, cũng chẳng ghét nhau, sao cứ hằm hè đánh sau riết vậy? Hoàng nhéo nhéo cái tai trái của tôi rồi cười:

    - Giống y nhỏ!

    - Gì?

    - Nhỏ cũng bướng và ngạnh lắm!

    Tôi ngạnh lắm à?

    Tôi và lũ trẻ nhìn thấy thằng Học nằm thu lu ở gốc đa trong Nghè. Lúc tìm thấy nó vẫn đang ngáy ro ro như cái bễ thổi lửa. Thằng điên, để mọi người tìm thấy con mắt luôn. Nó ngồi dậy ủ ê hỏi chúng tôi có ai chửi nó không, tôi bảo không, nói điêu nó là chỉ tội con Huyền phải đi viện vì bỏng da đầu và tro tàn làm mù mắt. Thằng Học tin, đứng phắt dậy đánh CỘP đầu vào gốc tre. Nó sợ!

    - Mày không tính trước được hậu quả sao mà dám đốt tóc nó?

    - Ai biết? Nghĩ là chỉ bị cháy một tí không ngờ nó làm phát cả đầu.

    - Đồ điên, con nhỏ cũng chẳng ghét gì mày đâu. Mày cứ gây sự với nó làm gì?

    - Nó suốt ngày nói xấu tao.

    - Thế? Chỉ có thế?

    -.. Thực ra tao cũng đéo biết nữa. Cũng chẳng biết có phải là ghét không.

    - Thế sao chúng mày gây chuyện với nhau mãi thế?

    - Thằng Lực nhớ không? Hồi lớp 5 con Huyền Cóc cầm đòn gánh chọc thẳng vào chim mày lúc mày đứng đái ở dưới ngòi Máng ý?

    - Ờ phải, vì tao đái vào bụi hoa đọt hoa đẹt gì của nó, báo hại bố mẹ tao hớt hải khiên tao đi viện khám.

    - Nó còn ụp bao tải lên đầu tao đêm trung thu sau đó khiêng quẳng tao vào nhà kho hợp tác xã nữa. – thằng Giới cũng đóng góp ý kiến.

    - Nói chung con này xã hội không cải tạo được nữa rồi. Con điên nguy hiểm. Cả lũ con gái có ai ưa nó đâu, chơi vì sợ thôi.

    - Thì bây giờ nó thành đứa đầu trọc mắt mù rồi, mày hài lòng chưa?

    Thằng Học lại bưng mặt khóc tu tu. Cả lũ nín cười.

    - Tao biết làm thế nào bây giờ? Không khéo cả làng bắt vạ ép tao sau này phải lấy nó làm vợ trả nợ. Tao không thể! Tao không thích nó, tao thích Thu rồi.

    - Hả? – Thằng Đạo trợn ngược mắt.

    - Thu là đứa nào? – Hoàng ngơ mặt hỏi.

    - Con bé làng bên ấy mà, học cùng!

    Bọn trẻ giải thích rồi lại xông vào bóp chim thằng Học. Cái lũ này, nói đến thế rồi mà vẫn cố lồi tiếp tục cái trò nghịch dại ấy. Thằng ra sức bóp với trạng thái ngấu nghiến nhất là thằng Đạo, chả hiểu vì sao. Thằng Học vẫn lăn lóc khóc, nỗi đau của nó bây giờ không phải là bị bóp chim, mà là sau này phải lấy con Huyền cóc về làm vợ. Làm gì khủng khiếp đến mức man ri mọi rợ vậy? Tôi lắc đầu đứng dậy, rủ Hoàng đi chỗ khác chơi. Hoàng và tôi cùng nhau gạt những cây dại, tìm những quả mâm xôi nhỏ li ti đỏ mọng để ăn. Tôi chạy nhảy chán cho đến khi chân mỏi nhừ và mồ hôi ướt lưng áo thì lại ngồi thụp xuống bãi cỏ, nằm bẹp xuống ngửa mặt lên bầu trời chiều xanh ngắt. Những ồn ào vội vã của cuộc sống, những chen lấn sặc mùi xăng xe của những đại lộ vào thành phố đã tồn tại ở một nơi rất xa trong tâm trí tôi.

    Trong đầu tôi lúc này chỉ toàn làng quê, trâu bò, hố phân, và bọn trẻ. Những câu chuyện của chúng nó sinh động hơn bất cứ chương trình giải trí nào trên Tivi. Hoàng vặt được một đống mâm xôi, đi lại chỗ tôi và cũng ngả người nằm xuống. Những quả mâm xôi đỏ lăn từ tay cậu ấy sang bàn tay trái của tôi làm tôi giật mình quay sang.

    - A! Nhiều quá!

    - Ở phía đằng kia có một bụi to, chắc bọn trẻ không để ý.

    Tôi thả vào miệng mình một quả, rồi với tay trước miệng Hoàng. Cậu ấy hơi rụt rè rồi cũng mở môi đón những quả mâm xôi trên ngón tay tôi. Môi cậu ấy chạm nhẹ vào tôi, nóng mềm và ươn ướt. Hình như gáy tôi đang nóng ran. Tôi vội vàng nhìn lên bầu trời để xua đi tất cả những cảm giác đó.

    Hồi bé tôi đã từng mơ được bay lên bầu trời kia để xem trên đó có những gì, liệu có phải là thiên đường, có phải là nàng tiên giống những câu chuyện cổ đã kể. Lớn lên rồi mới biết cổ tích chỉ có trong sách vở. Những thực tế tôi phải đón nhận và trải qua tồi tệ hơn nhiều, phép màu chẳng bao giờ thay đổi nó được. Tôi bắt đầu có những ước mơ thực tế hơn, con người ta luôn có nhiều ước vọng, nhưng trở thành thực cũng không nhiều. Sau bao lần thất bại, tôi cứ tưởng mình đã tuyệt vọng và bế tắc tới mức không còn cảm giác quan tâm đến cuộc sống nữa, cứ tồn tại một cách vô định không ý nghĩa. Cuối cùng thì cũng không phải. 17 tuổi, tôi đang kiếm tìm điều gì? Tôi cũng không rõ. Mãi cho đến sau này khi lớn thêm nhiều tuổi, mỗi khi nhìn thấy hoàng hôn nhạt nhòa trước mặt, tôi lại mỉm cười, nhớ về những buổi chiều bình yên nằm giữa thảm cỏ ngắm bầu trời xanh ngắt, bên một chàng trai, mà không biết lúc này tôi đã yêu cậu ấy chưa.

    Tôi đã yêu chưa nhỉ?

    Có, hay không?

    Hoàng hôn, vị thơm của những cánh đồng khiến tôi muốn ngủ một giấc thật dài.

    - Vi này! Máy bay kìa!

    Tôi nhìn theo hướng chỉ tay của Hoàng, một chấm nhỏ xíu xuất hiện giữa bầu trời trong trẻo.

    - Hoàng kìa! Vi này!

    - Hả?

    Hoàng xoay hẳn đầu sang phía tôi, một tay tôi chỉ vào Hoàng, một tay tôi chỉ vào tôi. Tôi cười. Cậu ấy cũng cười. Cậu ấy đưa tay xoa xoa mái tóc tôi. Gió thổi nhẹ, trả lời cho tôi câu hỏi, tôi đã yêu, hay là chưa..


     
  6. Non_La

    Non_La New Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    3
    Hay phết :))

    Truyện post lại hay của bạn vậy?
     
  7. Non_La

    Non_La New Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    3
    Cô bé này hành văn hay quá!
     
Từ Khóa:

Chia sẻ trang này