Đồng Ethereum là gì? Lịch sử đồng Ethereum

Thảo luận trong 'Crypto' bắt đầu bởi Wall-E, 17 Tháng mười một 2022.

  1. Wall-E

    Wall-E Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    423
    Lịch sử đồng Ethereum

    Nếu là một người có tìm hiểu về thị trường tiền điện tử, chắc rằng ít nhiều gì bạn cũng đã từng nghe nói đến đồng Ether hay Ethereum. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho mọi người các thông tin liên quan đến Ethereum cũng như lịch sử phát triển của đồng tiền này.

    Ethereum là gì?

    Thật ra, Ethereum không phải là đồng tiền kỹ thuật số, mà là một phần mềm nguồn được thành lập dựa trên công nghệ blockchain, cho phép các nhà phát triển của nó tạo ra các dApp, hay các ứng dụng phi tập trung.


    [​IMG]

    Tuy nhiên, trong giới tiền điện tử thì Ethereum thường được sử dụng để đề cập đến đồng Ether, viết tắt là ETH - một loại tiền mã hóa được xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum.

    Lịch sử phát triển của đồng Ethereum

    Ethereum được xây dựng và phát triển bởi Vitalik Buterin. Năm 17 tuổi, ông là một trong những lập trình viên tham gia trong dự án Bitcoin. Với một niềm đam mê và tận tâm với Bitcoin, rất nhanh ông đã nhận thấy những bất cập của đồng tiền vua này, và đề xuất các dự án giải pháp để cải tiến, nhưng những đề xuất của ông đã không được áp dụng. Chính vì thế mà ông đã phát triển và xây dựng nên Ethereum - một công nghệ blockchain có nhiều sự cải tiến và ưu việt hơn so với Bitcoin đã ra đời trước đó. Từ đây, Ethereum dần phát triển và trở thành một trong những đồng tiền điện tử hàng đầu hiện nay, được phát triển ngày càng mạnh mẽ và bản thân đồng tiền này luôn mang một sự kỳ vọng vượt qua Bitcoin.

    Trong hành trình phát triển của mình, có thể nói rằng Ethereum có ba dấu mốc quan trọng nhất, đánh dấu cho sự thành công cho đến hiện tại của mình. Đầu tiên là năm 2013, Buterin đã phát hành sách trắng (whitepaper) ghi chép các mô tả cũng như thông tin về nền tảng cơ sở để xây dựng Ethereum. Cũng từ đây, Ethereum xem như lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường.


    [​IMG]

    Vào mùa hè năm 2014, Buterin và các cộng sự của mình - những nhà đồng sáng lập của Ethereum đã thành công kêu gọi vốn từ cộng đồng cho Ethereum thông qua đợt phát hành mã thông báo đầu tiên (ICO). Sau sự kiện này, họ đã thu về 18 triệu đô la Mỹ. Đồng thời, cũng trong năm này, Gavin Wood - cộng sự của Buretin chính thức công bố yellowpaper cho Ethereum, ông cũng xác nhận rằng Ethereum sẽ được phát triển bởi tổ chức Ethereum Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm phát triển những tính năng của nền tảng blockchain Ethereum được thành lập vào cùng năm.

    Tháng 6 năm 2015, block (khối) đầu tiên của Ethereum đã được khai thác thành công, đánh dấu sự xuất hiện chính thức của Ethereum Blockchain, đồng thời cũng được xem như là sự ra mắt chính thức của Ethereum. Cùng năm, Ethereum cho ra mắt mạng thử nghiệm đầu tiên mang tên Frontier.

    Thế nhưng, Ethereum chưa phát triển được bao nhiêu thì chỉ khoảng một năm sau đó, blockchain này đã phải đối mặt với sự cố Hard Work. Hệ quả của sự cố này là các nhà phát triển của Ethereum đã tách nó làm hai bản là Ethereum và Ethereum Classic.

    Sau sự cố này, Ethereum đã ngày càng phát triển hơn trong thị trường tiền điện tử, cộng động Ethereum đã cùng nhau chung tay phát triển, đưa Ethereum trở thành đồng tiền kỹ thuật số đứng thứ hai trong thị trường, chỉ xếp sau người ra mắt đầu tiên là Bitcoin.

    Mục đích của Ethereum là gì?

    Là một nền tảng công nghệ blockchain, Ethereum ra đời với khả năng tích hợp nhiều chức năng trong phép tính nguồn của nó. Người ta thường hay so sánh rằng nếu Bitcoin là email thì Ethereum lại là toàn bộ mạng Internet - điều này cho thấy mức độ cải tiến về thuật toán chức năng của Ethereum so với Bitcoin. Với những thiết kế đa dạng tính năng của mình, mạng lưới hoạt động của Ethereum ngày càng phát triển vượt bậc hơn.


    [​IMG]

    Trên thực tế thì về bản chất hoạt động của mình, Ethereum vẫn hoạt động theo nguyên tắc phi tập trung của Bitcoin, nhưng đa phần phát triển của Ethereum nhắm tới mở rộng mạng lưới ứng dụng hơn là việc chỉ nói đến các tài sản và tiền điện tử.

    Token Ethereum

    Nhiều người cho rằng đồng tiền mã hóa Ether chính là token chính của blockchain Ethereum, tuy nhiên sự thật là Ethereum cũng có các mã thông báo (token) của riêng mình. Các mã thông báo này được hoạt động như một tiền tệ ảo bên trong máy ảo của Ethereum (EVM), mục đích của việc này là cho phép các máy ảo Ethereum có thể thực hiện được các hợp đồng và thuật toán thông minh của mình.

    Ethereum được lập trình bằng ngôn ngữ nào?

    Do nền tảng Ethereum cũng như các máy ảo Ethereum hoạt động khá phức tạp với nhiều nút khác nhau nên nó được lập trình với nhiều ngôn ngữ lập trình như C++, Python, Runy, Go và Java. Ngoài những ngôn ngữ lập trình kể trên thì các hợp đồng thông minh trong máy ảo của Ethereum được viết dựa trên một ngôn ngữ chuyên ngành mang tên Solidity.

    Phân tách cứng của Ethereum

    Như đã đề cập ở trên, năm 2016, do một số vấn đề liên quan đến the DAO Hack - đã có một vụ tấn công vào Ethereum, một khối lượng Ether trị giá 50 triệu đô la Mỹ đã bị đánh cắp. Điều này đã khiến cộng đồng bắt đầu hoang mang và lo ngại đến tính bảo mật của nền tảng. Cuộc tranh cãi về các vấn đề liên quan đã khiến các nhà phát triển và cộng động Ethereum bị chia rẽ. Cuối cùng, Ethereum đã bị tách làm hai blockchain hoạt động riêng biệt là Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC).

    Hợp đồng thông minh trong Ethereum là gì?

    Hợp đồng thông minh trong Ethereum là một chương trình máy tính vô cùng phức tạp với chức năng chính tương tự như một hợp đồng. Nói một cách dễ hiểu thì các hợp đồng thông minh này mang tính ràng buộc cá nhân và doanh nghiệp hoặc chỉ riêng doanh nghiệp, cá nhân phải tuân theo các nghĩa vụ nhất định.


    [​IMG]

    Khi nạp mã thông báo Ethereum vào trong các máy ảo này, mã của các hợp đồng thông minh sẽ tự động thực hiện các điều khoản, lợi ích gồm: Kỹ thuật số, tự quản, đáng tin cậy, bảo mật, tốc độ và chi phí.

    Hợp đồng thông minh có cơ chế hoạt động tương tự như các tài khoản đa chữ ký, chỉ thực hiện nếu như các bên liên quan đồng ý với tỷ lệ phần trăm nhất định.

    Hợp đồng thông minh này có thể được xem là mã hóa có trên mọi blockchain, nhưng mà các nhà phát triển của Ethereum đã lập trình hợp đồng thông minh với phạm vi rộng hơn nhiều so với Bitcoin. Điều này có nghĩa là các hợp đồng thông minh của Ethereum có mức độ linh hoạt và phức tạp hơn nhiều so với Bitcoin.

    Sự khác biệt giữa Ethereum và Bitcoin

    Là một đồng tiền xuất hiện sau Bitcoin, Ethereum được nhiều người đánh giá rằng nó có lợi thế hơn rất nhiều so với Bitcoin. Nếu xét về sự khác biệt, có ba điểm cơ bản dùng để so sánh sự khác biệt giữa BTC và ETH. Đầu tiên là phải xét đến giới hạn coin, BTC có mức giới hạn coin là 21 triệu coin BTC, tuy nhiên ETH thì hoàn toàn không có giới hạn này. Về các thuật toán dùng để đào các chuỗi khối để đào coin, BTC dùng thuật toán SHA-256, còn ETH thì sử dụng phương pháp Ethash. Điều này giúp cho tốc độ xử lý khối của ETH nhanh hơn BTC rất nhiều. Thời gian xử lý khối trung bình của BTC là 10 phút, trong khi đó ETH chỉ mất có 12 giây để xử lý chuỗi khối trung bình.

    Tuy nhiên, nếu thật sự so sánh thì lợi thế vượt trội của Ethereum so với Bitcoin là các chức năng của nó. Nếu Bitcoin chỉ có thể ghi lại các giao dịch và chủ yếu tập trung vào các tài sản và tiền ảo thì Ethereum đa phần lại hỗ trợ các ứng dụng có thể đáp ứng được hầu như là tất cả các mong muốn của lập trình viên.

    Ví Ethereum là gì?

    Ví ETH là một ví tiền điện tử như bao ví tiền điện tử khác, là nơi dùng các khóa riêng để truy cập vào đồng tiền mã hóa này. Hiện nay trên thị trường, đa phần các ví tiền điện tử đều có chức năng lưu trữ ETH, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các ví tiền điện tử an toàn để lưu trữ ETH.

    Đào đồng Ethereum

    Đã là các nhà đầu tư vào thị trường tiền điện tử thì chuyện "đào" coin chắc hẳn cũng quá quen thuộc với nhiều người. Hiện nay thì Ethereum chủ yếu được đào thông qua các thuật toán POW (Proof Of Work).

    Tỷ lệ băm của Ethereum là tần suất mà các phần cứng dùng để đào Ethereum có thể xử lý được các chuỗi khối và nhận được các phần thưởng là ETH. Tốc độ băm trung bình của Ethereum là khoảng 45 MH/giây - đây được xem là một tốc độ phù hợp cho đơn vị xử lý đồ họa (GPU) tiêu dùng.

    Sự phát triển của Ethereum trong tương lai


    [​IMG]

    Hiện nay, dù cho thị trường tiền điện tử có chút bất ổn, nhưng ETH vẫn đang không ngừng phát triển với nhiều nỗ lực nâng cấp hệ thống Ethereum với sự cố gắng của các nhà sáng lập và phát triển của ETH. Có thể nói, ETH đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, hướng tới các mục tiêu xa vời trong tương lai. Đây cũng là một Altcoin có giá trị cao trên thị trường được các nhà đầu tư để mắt đến.

    Mong rằng các thông tin liên quan đến Ethereum cũng như lịch sử phát triển của Ethereum có thể giúp cho mọi người hiểu thêm về đồng tiền điện tử này để có thể hiểu thêm về đồng tiền điện tử này.

    Swaka Nguyệt Lam.
     

Chia sẻ trang này