Giao dịch P2P trên Binance là gì? Giao dịch P2P là hoạt động mua và bán tiền mã hóa trực tiếp giữa các người dùng, mà không cần qua bên trung gian hoặc bên thứ ba. Khi bạn mua hoặc bán tiền mã hóa qua sàn giao dịch truyền thống, bạn sẽ không trực tiếp giao dịch với các bên đối tác của mình, mà thay vào đó, bạn sử dụng biểu đồ và các công cụ tổng hợp thị trường khác để xác định thời điểm tối ưu để mua, bán hoặc nắm giữ số tiền mã hóa của mình. Sàn thay mặt bạn tổ chức giao dịch và giá thị trường sẽ xác định giá cuối cùng của bạn tại thời điểm giao dịch. Giao dịch P2P mang đến cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn trong việc lựa chọn người bạn muốn bán và người bạn muốn mua tiền mã hóa từ, cũng như mức giá và thời điểm thanh toán. Tuy giao dịch P2P trao nhiều quyền quyết định hơn cho người dùng trong giao dịch, nhưng cũng cần lưu ý là các giao dịch trực tiếp sẽ có một vài rủi ro khi không có sự can thiệp của bên thứ ba để làm nhiệm vụ môi giới. Đó là lý do vì sao những sàn giao dịch như Binance P2P lại là lựa chọn lý tưởng để giảm thiểu rủi ro tối đa cho mọi người dùng. Trang chủ: Binance.com Giao dịch P2P trên Binance có mất phí không? Giao dịch trên Binance P2P hoàn toàn miễn phí, tiện lợi, bảo mật và an toàn. Thao tác trên Binance P2P rất đơn giản và liền mạch, người dùng có thể thực hiện giao dịch trên website hoặc ứng dụng di động của Binance. Sàn giao dịch P2P hoạt động như thế nào? Một vài người sẽ so sánh sàn giao dịch P2P với những sàn khác như Craigslist hay Facebook Marketplace vì sàn P2P cũng kết nối trực tiếp người mua và bán tiền mã hóa với nhau. Người mua và người bán có thể tìm kiếm những quảng cáo chào mời tiền mã hóa hoặc tự đang quảng cáo của riêng mình. Các sàn giao dịch tiền mã hóa P2P cũng đảm bảo những lớp bảo vệ nhất định cho những người dùng tham gia mua bán trong giao dịch với hệ thống phản hồi và đánh giá trực tiếp. Để dễ hình dung, hãy thử tưởng tượng: Bạn mặt một người trên Twitter đang muốn mua Bitcoin-và bạn cũng đang có Bitcoin muốn bán ra. Twitter không phải là thị trường P2P thế nên sẽ rất khó khăn để tạo dựng niềm tin để giao dịch. Sẽ ra sao nếu người mua nhận được Bitcoin rồi nhưng lại không chịu trả tiền? Sẽ ra sao nếu người mua gửi số tiền thanh toán thấp hơn số tiền thỏa thuận? Lừa đảo chính là rủi ro lớn nhất trong bất kỳ giao dịch P2P nào không thông qua bất kỳ sàn giao dịch nào. Binance P2P có thể bảo vệ cả người mua và người bán với các lớp bảo vệ giao dịch và giảm thiểu nguy cơ lừa đảo. Ngoài hệ thống đánh giá công khai, Binance P2P còn sử dụng tính năng ký quỹ để đảm bảo cho số tiền mã hóa hoặc tiền pháp định mà cả hai bên đã xác nhận giao dịch với nhau. Ví dụ, nếu bạn bán Bitcoin để nhận lại tiền pháp định, người mua sẽ gửi tiền đến hệ thống ký quỹ của Binance. Sau khi bạn gửi Bitcoin và giao dịch đã được xác nhận, Binance sẽ mở khóa tài sản cho cả bạn và người mua, đảm bảo giao dịch được diễn ra an toàn và đảm bảo. Nếu cả hai bên đều không hài lòng với giao dịch, họ có thể mở khiếu nại để giải quyết vấn đề giữa các bên hoặc để Đội ngũ Hỗ trợ khách hàng của Binance can thiệp. Những rủi ro có thể gặp khi giao dịch P2P trên Binance 1. Chiêu trò lợi dụng tình cảm Tình huống đầu tiên trong số ba tình huống lừa đảo trung gian (MITM) mà chúng tôi sẽ giới thiệu, là một chiêu trò lừa đảo lợi dụng tình cảm, đánh lừa cảm xúc của bạn để đánh lạc hướng bạn khỏi động cơ bất chính thực sự của kẻ lừa đảo. Điều này tưởng chừng nghe có vẻ bất khả thi và chẳng ai sẽ có thể rơi vào những cái bẫy "rõ rành rành" như vậy, nhưng thực tế, mánh lừa đảo lại thành công hơn bạn nghĩ đấy. Vào năm 2019, hơn 25.000 nạn nhân đã báo cáo tổng số tiền thiệt hại là 201 triệu đô từ các vụ lừa đảo lợi dụng tình cảm, là hành vi phạm tội được báo cáo nhiều thứ hai cho FBI được ghi nhận trong năm 2019, theo Ủy ban Thương mại Công bằng Hoa Kỳ cho biết. Trong kịch bản lừa này, một kẻ lừa đảo tìm kiếm nạn nhân thông qua các ứng dụng hẹn hò như Tinder và tạo dựng mối quan hệ online với họ, gây dựng lòng tin theo thời gian. Cho đến một thời điểm, kẻ lừa đảo sẽ thao túng nạn nhân để giúp đỡ anh ta/cô ta với những vấn đề tài chính khó khăn và mong bạn có thể gửi "vài" Bitcoin hay đồng tiền mã hóa để giúp đỡ họ. Những gì nạn nhân không biết là kẻ lừa đảo sẽ đưa cho bạn thông tin của người bán tiền mã hóa hoàn toàn không liên quan, và người bán này cũng không hay biết cũng như không nhận thức được rằng mình đang chuyển tiền của nạn nhân đến tay kẻ lừa đảo và chỉ nghĩ rằng đây là một giao dịch tiền mã hóa thông thường. Sau đó, kẻ lừa đảo đã nhanh cao chạy xa bay với số tiền được gửi đến trong tay. Còn nạn nhân, sau khi nhận ra mình đã bị lừa, sẽ tìm cách để huỷ giao dịch và báo cáo sự việc đến cảnh sát, dẫn đến việc hoàn lại giao dịch và trừng phạt người bán vô tội kia thay vì tóm được kẻ lừa đảo thực sự. Cách phòng tránh: Trong các nền tảng P2P có dịch vụ ký quỹ, như Binance P2P, và dịch vụ này có thể giúp ngăn chặn trường hợp lừa đảo nói trên, vì người bán và người mua sẽ được biết thông tin chi tiết thực sự của nhau trước khi tiến hành giao dịch. Dẫu vậy, điều này có thể vẫn chưa đủ nếu kẻ lừa đảo đã thao túng bạn về mặt cảm xúc, và khiến bạn tin tất cả những gì hắn nói. Cách tốt nhất là bạn cần tuyệt đối không thực hiện bất kỳ yêu cầu giúp đỡ bằng giao dịch nào nếu cảm nhận được sự bất thường và kỳ lạ. 2. Chiêu trò lừa đảo đầu tư Nếu các trò lợi dụng tình cảm hướng đến tấn công mặt cảm xúc của những người tìm kiếm tình yêu, thì điều khiến chiêu lừa đảo bằng cách đầu tư thành công là lợi dụng mong muốn kiếm lợi nhanh chóng từ một khoản đầu tư của một cá nhân. Thật không may, với sự bùng nổ của giá tiền mã hóa vào đầu năm nay đã phần nào khiến số lượng lừa đảo tăng mạnh. Từ giữa tháng 10 2020 và tháng 3 2021, FTC đã nhận được khoảng 7.000 báo cáo về các vụ lừa đảo bằng hình thức đầu tư, gấp 12 lần so với năm ngoái và làm thất thoát 80 triệu đô. Với mánh khoé này, kẻ lừa đảo sẽ tìm kiếm những nạn nhân có mong muốn tìm kiếm các khoản đầu tư Bitcoin sinh lời nhanh chóng và lôi kéo họ với hứa hẹn lợi nhuận "được đảm bảo" và thúc giục họ tham gia ngay và luôn. Nó thậm chí có cả những ứng dụng và website giả để hiển thị "lợi nhuận" mà nạn nhân có thể thu được. Tại một thời điểm nào đó, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân gửi tiền vào tài khoản của hắn, để đổi lấy Bitcoin mà hắn kiếm được. Và điều nạn nhân không biết là tài khoản đó thực sự thuộc sở hữu của một người bán tiền mã hóa không liên quan, được kẻ lừa đảo chọn ngẫu nhiên để làm trung gian trong cuộc lừa đảo của hắn. Khi nạn nhân gửi tiền đến người bán, họ sẽ gửi Bitcoin đến cho kẻ lừa đảo. Cũng tương tự như chiêu trò ở trên, sau khi kẻ lừa đảo bỏ trốn với khoản tiền vừa lừa được, nạn nhân sẽ báo với cảnh sát và người bán tiền mã hóa vô tội sẽ bị phạt vì một tội lỗi mà họ không hề thực hiện. Cách phòng tránh: Trong trường hợp này, trách nhiệm của một người khi tham gia đầu tư là xác minh xem phi vụ đầu tư hợp pháp hay không. Hãy cẩn trọng với những gì quá hấp dẫn, quá dễ dàng, những khoản lời đến mức phi lý, nhất là khi liên quan đến tiền bạc. Về phía người bán tiền má hõa, việc nắm thông tin về đối tác giao dịch với mình là điều vô cùng quan trọng, chúng ta có thể xem được thông tin này dễ dàng hơn khi sử dụng những sàn có xác minh danh tính như Binance P2P. Bạn chỉ cần đảm bảo tên trên Binance và tên trên tài khoản Ngân hàng giống nhau để có thể tránh những vấn đề đáng tiếc ở trên. 3. Lừa đảo bằng thương mại điện tử Một kiểu lừa đảo qua trung gian khác lợi dụng các giao dịch trên sàn thương mại điện tử cũng là một kiểu lừa đảo rất phổ biến. Khi việc đưa Bitcoin vào làm phương tiện thanh toán còn trên đà sơ khởi thì những kẻ lừa đảo đã nhanh chóng tìm cho mình những kẻ hở để lừa nạn nhân bằng chiếc mồi "đồ xịn - giá hời" hấp dẫn. Ví dụ, những kẻ lừa đảo sẽ tìm người các đối tượng đang muốn tìm mua một mặt hàng trực tuyến. Kẻ lừa đảo này sẽ đưa ra mức giá rất thấp của mặt hàng mà nạn nhân mong muốn, dẫn dụ nạn nhân tiếp cận để hỏi về mặt hàng đó. Khi đến thời điểm nạn nhân trả tiền cho món hàng, kẻ lừa đảo đưa cho anh ta thông tin của người bán tiền mã hóa, và nói rằng đây là tài khoản của hắn. Sau khi nạn nhân gửi tiền đến người bán, người bán sẽ gửi crypto cho kẻ lừa đảo trong một giao dịch khác. Khi đã lừa thành công, tội phạm trốn thoát và câu chuyện lại rơi vào bi kịch cho nạn nhân và người bán tiền mã hóa vô tội, tương tự như hai trường hợp trên. Cách phòng tránh: Để bổ sung cho các điểm phòng tránh các chiêu trò lừa đảo trung gian ở trên, chúng tôi muốn chỉ ra rằng có các tùy chọn thanh toán hợp pháp để mua các mặt hàng trực tuyến bằng tiền mã hóa, chẳng hạn như Binance Pay. Hãy lựa chọn các phương thức thanh toán đáng tin cậy và đảm bảo tên trên Binance và tên trên Ngân hàng giống nhau để tránh các mánh khoé này. 4. Lừa đảo bằng biên nhận giả Khi thực hiện các giao dịch P2P online, việc kiểm tra chặt chẽ thông tin mà đối tác giao dịch gửi cho bạn là điều vô cùng cần thiết. Đôi khi, những kẻ lừa đảo sẽ chỉnh sửa ảnh chụp màn hình và các bức ảnh khác một cách tinh vi để lừa bạn rằng chúng đã hoàn tất khoản thanh toán và thúc giục bạn thực hiện phần còn lại của giao dịch. Một khi bạn bị thúc giục từ áp lực cho bọn chúng tạo ra và thao tác theo ý chúng mà không tự mình xác minh xem bạn có thực sự nhận được số tiền thanh toán hay chưa thì bạn sẽ dễ mất hết khoản tiền của mình và không thể nào lấy lại được. Cách phòng tránh: Luôn đảm bảo kiểm tra tài khoản ngân hàng hoặc ví của bạn để xác nhận rằng mình có thực sự nhận được khoản thanh toán nào từ giao dịch P2P hay không. 5. Lừa đảo bằng cách lợi dụng tính năng hoàn tiền Những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng tính năng hoàn tiền của các nền tảng thanh toán để lừa những người giao dịch với chúng trong các giao dịch P2P. Chúng thực hiện bằng cách nào? Sau khi 1 giao dịch P2P đã hoàn tất, những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu hoàn tiền và nhận khoản tiền hoàn để huỷ hoặc đảo ngược giao dịch đã được thực hiện. Điều này đặc biệt dễ xảy ra nếu người bán vội vàng chấp thuận giao dịch mà không kiểm tra cẩn thận xem tiền đã có trong tài khoản ngân hàng hoặc ví của mình chưa. Cách phòng tránh: Tạo thói quen giữ ảnh chụp màn hình các giao dịch của bạn để làm bằng chứng rằng chúng đã được hoàn thành, để chống lại các chiêu trò lợi dụng tính năng hoàn tiền của kẻ lừa đảo, đặc biệt là khi liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng về những trường hợp như thế này. 6. Lừa đảo bằng hình thức chuyển tiền nhầm Có một vài trường hợp, sau khi giao dịch P2P đã được thực hiện, kẻ lừa đảo vẫn có thể làm vô hiệu giao dịch. Chúng có thể làm điều này bằng cách gọi cho ngân hàng của chúng để hủy giao dịch, tuyên bố rằng đã lỡ chuyển tiền nhầm hoặc hoặc tài khoản của hắn ta bị đánh cắp và đang thực hiện giao dịch bất chính. Sau khi người bán bị mất tiền, kẻ lừa đảo có thể còn hù dọa thêm người bán rằng nếu báo cáo về việc này đến cảnh sát người bán có thể gặp rắc rối vì tiền mã hóa là "phạm pháp" hoặc bằng các lý lẽ lừa lọc, hù họa khác. Cách để phòng chống: Đây là lúc mà những tấm ảnh chụp màn hình giao dịch của bạn có thể phát huy tác dụng làm bằng chứng để chứng minh những kẻ lừa đảo đang giở trò. Đừng để bị đe dọa vào những chiến thuật hù dọa này; hãy bình tĩnh thu thập bằng chứng, chẳng hạn như ảnh chụp màn hình các cuộc hội thoại của bạn với kẻ lừa đảo và các chi tiết hữu ích khác. Binance P2P sẽ luôn có mặt để giúp bạn giải quyết các trường hợp như thế này. Cần nỗ lực để nâng sự hiểu biết và nhận thức để biết mọi tình huống sai lầm có thể xảy ra với các giao dịch P2P để bạn có thể phát triển thói quen xác minh và thực hiện chính xác mọi giao dịch. Tổng kết Luôn nhớ 3 quy tắc khi thực hiện giao dịch P2P: Đảm bảo rằng bạn đã nhận được số tiền khớp với con số như đã nêu trong lệnh được đặt trên Binance P2P (không ít hơn) trước khi mở khóa tiền mã hóa. Đảm bảo tên trên Binance và tên trên Ngân hàng giống nhau để tránh các vấn đề về lừa đảo trung gian. Nhắc người dùng tránh đề cập đến các nội dung liên quan về tiền mã hóa ở phần ghi chú khi chuyển tiền, thay vào đó, chỉ nên điền số mã lệnh.