Nhất lé, nhì lùn, tam rô, tứ rỗ là tướng tiểu nhân?

Thảo luận trong 'Thư Viện VOZ' bắt đầu bởi Wall-E, 12 Tháng bảy 2021.

  1. Wall-E

    Wall-E Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    290
    Câu nói "nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ" hiện vẫn được dân gian sử dụng khá rộng rãi. Vậy nguồn gốc điển tích này từ đâu mà có? Câu nói "nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ" hiện vẫn được dân gian sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, ở khía cạnh khoa học thì nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa còn một số giải thích không giống nhau về các loại hình tướng người trong thành ngữ này.

    NHẤT LÉ, NHÌ LÙN, TAM HÔ, TỨ RỖ LÀ TƯỚNG TIỂU NHÂN?

    Để thành công trong công việc và hạnh phúc của bạn cần phải có thật nhiều người thân hay thậm chí là bạn bè giúp đỡ. Song bạn cũng cần phải đề phải đề phòng những bọn người xấu, những kẻ tiểu nhân có mưu đồ với bạn đó là những người có tướng không tốt. Nhân Tướng học sẽ giúp bạn hiểu hơn để dễ nhận biết đề phòng cẩn thận với các tướng người này. Gồm các tướng như:

    Nhất Lé

    Những người mắt lé là mẫu người mà chúng ta nên đề phòng nhất. Trong Nhân Tướng học đây là mẫu người mà chúng ta nên đề phòng nhất. Họ thường là người ít nói hay im lặng, luôn cười khuẩy trước mọi việc, ít bộc lộ quan điểm cá nhân. Loại người này hiện nay thường gắn thêm cặp kính màu nhằm che bớt cái khiếm khuyết mà tướng diện họ khi sinh ra đã có.

    Đối với những người này ta có thể kết giao những không nên tin tưởng giao toàn bộ mọi việc cho họ. Đừng thấy họ luôn tươi cười với bạn mà bỏ quên bản tính vốn có của họ mà lầm bạn nhé, nhất là đối với đàn ông có tướng này càng nên phải cẩn thận.

    [​IMG]

    Nhì Lùn

    Trong Nhân Tướng học người có chiều cao thấp mà dân gian gọi là lùn được xếp thứ 2 trong 4 tướng của tiểu nhân mà chúng ta thấy rõ nhất. Đây là loại người hay dùng trí mưu lược lừa lọc, đâm bị thóc thọc bị gạo, hay đòn xóc nhọn hai đầu. Loại người có tướng này thường trước mặt thì dạ dạ vâng vâng cung kính vui vẻ với cấp trên hoặc là người đứng trên họ. Nhưng sau lưng là nói xấu bạn hoặc hại bạn bất cứ lúc nào bạn cũng không hề hay biết.

    Ông bà ta có câu: Đừng thăm nhà thằng lé đừng ghé nhà thằng lùn. Đây là câu tục ngữ mà ông cha ta dùng để khuyên chúng ta nên tránh tiếp xúc và thân cận với những người có tướng này.

    [​IMG]

    Tam hô

    Người hàm hô khiến cho người đối diện phải đề phòng. Đây là loại người mà hàm răng phía trên thường đưa ra phía trước. Họ hay nói nhiều cùng tính tình vui vẻ, hay nói nhân nghĩa đạo lý, luôn nói điều tốt điều đúng để ta luôn nghĩ họ là người ngay thẳng chính chắn. Nếu bạn là người trẻ mới tiếp xúc thì bạn rất dễ sẽ bị cuốn vào một điều là trân trọng người này, sẽ cảm phục người này nhưng lại ghét khinh bỉ đối tượng mà người này muốn hãm hại.

    Mặc dù ít tác động cùng nguy hại hơn 2 đối tượng trên nhưng bạn sẽ trở thành sẽ dễ dàng trở thành tín đồ trung thành của họ để hãm hại đối thủ của họ, bạn vô tình trở thành công cụ của người này lúc nào bạn cũng không hề hay biết.

    [​IMG]

    Tứ rỗ

    Người có tướng này răng thường không đều nhau. Họ ít nói nhưng hay cười thường, không bày tỏ quan điểm, họ hay đi đem nói xấu sau lưng bạn hay bất kỳ mà người họ ghen ghét. Đây là khái quát sơ về tướng diện và bản tính của 4 hạng người có lòng dạ tiểu nhân. Ông bà ta xưa có câu: "Tướng do Tâm sinh"

    [​IMG]

    Chỉ là quan niệm của xã hội phương Đông

    Trong cuộc trao đổi khá thú vị giữa TS Hoàng Điệp, Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa & Khoa học Công Nghệ cho biết: "Thực ra không chỉ có tứ tướng khác người mà có tới bát tướng dị thường trong xã hội, họ sở hữu những cá tính rất đặc biệt cả tải giỏi lẫn quái đản, độc ác. Như mọi người đã biết, thành ngữ là việc đút kết các kinh nghiệm dân gian về từng loại hình tướng người cụ thể, từ đó mới đưa ra thành ngữ để tổng kết lại những cái đã được thống kê, kiểm nghiệm. Trong đó," nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ "cũng là một câu như thế.

    Theo TS Hoàng Điệp thì tất cả các tướng người được nhắc đến trong câu thành ngữ này đều có ý xấu. Tuy nhiên, đó chỉ là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra thế chứ không dựa trên một cơ sở nghiên cứu nào. Từ trước tới nay, việc nghiên cứu về tướng số dựa vào các tri thức thu thập được trong sách cổ, hoặc căn cứ trên những quan niệm, triết lý về tướng người chứ hiếm có công trình nào mang tính" giải phẫu "riêng về loại hình tướng lé. Ví dụ, người ta thường lấy câu" mắt lé lộ hầu vành tai lộ "để nói về người gian manh, độc ác. Đây là các đặc điểm để kết hợp nhận diện người tốt, xấu của dân gian ngày xưa, nhưng họ lấy cơ sở nào để khẳng định đây là người xấu thì ít không có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể mà chỉ là kinh nghiệm dân gian.

    Điều đáng nói là quan niệm về loại hình tướng số kiểu như" nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ "chỉ xuất hiện ở xã hội phương Đông chứ phương Tây không tồn tại quan niêm này. Chính vì lẽ đó, nên trong các tác phẩm văn chương ở phương Đông thường tập trung xây dựng những nhân vật phản diện thuộc một trong 4 loại hình tướng khác biệt là lé, lùn, hô, rỗ..

    Trong một quan niệm có chiều hướng ngược lại, Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, thành ngữ" nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ "muốn nói: Những người dị tướng thì thường có tài lạ. Đừng coi thường họ. Lé, lùn, hô, rỗ là những hình dáng không đẹp, thường bị mọi người chê bai, kỳ thị. Tuy nhiên, để tồn tại, họ vẫn có những năng lực tự thân đáng quý, đáng ghi nhận, nhiều khi rất thành đạt thậm chí đạt nên kỳ tích. Đây là kinh nghiệm thực tế như vậy. Thành ngữ này không xuất phát từ điển tích gì. Nó là tổng kết kinh nghiệm về sự bất tương hợp thường thấy giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ ngoài và phẩm chất.

    [​IMG]

    Cả tốt lẫn xấu

    Một số ý kiến của các nhà văn hóa khác cho rằng: Thành ngữ" nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ "chủ yếu nói về những người có tài, tuy nhiên, cũng có trường hợp gian ngoa độc ác dám dùng mưu chước hại người khác để bước lên đài danh vọng. Để phân biệt những người như vậy, dân gian dạy nhau cách nhìn vào tướng diện, đó là" nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ "

    Ở loại hình tướng thứ nhất là" lé ", dân gian còn có câu" lưỡng mục bất đồng, tâm can bất chính "với ý nói rằng, hai mắt của người lé không cùng nhìn về một hướng thì lòng dạ của người đó thường bất chính, ẩn chứa điều độc ác. Tuy nhiên, ý kiến này có vẻ quá chủ quan, sa đà vào hình thức mà quên đi cái tốt đẹp của con người. Chưa chắc người lé có hai con mắt" bất đồng ", không ngay ngắn thì tâm can bất chính. Ngược lại, những người thuộc loại hình tướng này thường thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng, khi yêu thì chung thủy nhất mực, khi ghét thì ghét cay đắng, triệt để..

    Ở loại hình tướng" lùn ", dân gian thường cho rằng người có tướng này thường hay có tính kiêu căng. Theo kinh nghiệm cho thấy, một số người không được cao cho lắm rất khôn ngoan lại túc trí đa mưu, có lẽ vì thế nên người lùn được xếp vào một trong 4 loại hình tướng tài giỏi hơn người.

    [​IMG]

    TS Hoàng Điệp cho rằng, thành ngữ" nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ "đều nói về người có tính xấu.

    TS Hoàng Điệp cho biết: Trong lịch tử phương Đông lẫn phương Tây đã có nhiều danh tướng sở hữu loại hình tường lùn này. Đó là Napoleon (1769 – 1821), ông ta là người đã bình định nước Pháp, đưa ra các chính sách pháp luật tiến bộ mà đương thời chưa ai nghĩ ra, giúp Pháp trở thành một cường quốc của thế giới..

    Ở loại hình thứ ba là tướng" hô "dân gian cũng có thành ngữ rằng" xỉ lộ thần hân tu phòng dã tử "- răng lộ môi cong đề phòng chết đường. Tuy nhiên, theo một tài liệu khác mà Báo KH&ĐS khảo được trong Tướng Mệnh Khảo Luận do Vũ Tài Lục biên soạn thì một trong tướng lục ác là" thần bất hô xỉ "- Môi không che được răng là người bất hòa. Răng hô phải đầm xuống đều thì chất phác, răng đâm ngang hay ngưỡng lên, cực đểu giả (trích Ngân Hà Thư Xã).

    Loại hình thứ tư là" rỗ "cũng được xếp vào hàng dị tướng. Theo TS Hoàng Điệp thì loại hình này cũng thuộc tướng xấu, tâm địa độc ác, cho nên dân gian đã dùng một số câu với ý chê bai những người như vậy. Chẳng hạn," mặt rỗ như tổ ong bầu, cái răng khấp khểnh như cầu rửa chôn ". Có nghĩa là tướng mặt rỗ mà kết hợp với răng hô, mọc không đều thì đó là dị tướng.

    Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì trong dân gian, thành ngữ" nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ "còn có một số" biến thể "ở loại hình tướng thứ 4 đó là" nhất lé nhì lùn tam hô tứ sún ". Việc sử dụng loại hình" sún"ở đây với nghĩa tham ăn, thấy gì ăn nấy nên mới sún răng. Tuy nhiên, có vẻ cách diễn giải này không có căn cứ mà chỉ là biến thể do dân gian nghĩ ra để hợp với câu nói sao cho có vần, có nhịp chứ không thể chứng minh người sún là tham ăn..