Sự tích chín củ thành mười

Thảo luận trong 'Thư Viện VOZ' bắt đầu bởi Sói, 7 Tháng mười hai 2020.

  1. Sói

    Sói Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    155
    9 CỦ THÀNH 10 - CẦU TÕM

    "Hà Nam 9 củ thành 10

    Cho dân Cầu tõm mỉm cười ăn khoai

    Ước mơ bao tháng năm dài

    Ông ăn củ nứt phần tôi củ lành"

    Câu thơ bất hủ nói dân "9 củ thành 10" hay dân "cầu tõm" đã đi vào giai thoại cho đến ngày hôm nay. Thực ra câu thơ đó nói chung là dành cho dân Hà Nam Ninh, mà cả nước yêu thương đặt cho. Mà cụ thể ở đây là nói về bà con nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Cái giai thoại này, chắc là rất nhiều người con quê hương Hà Nam lớn tuổi đi học, đi công tác, đi bộ đội xa quê hương biết rõ. Vì mỗi khi có gì vui liên hoan, hội họp dân các tỉnh lại lôi mấy câu thơ vui về quê hương nhau ra trêu chọc, như dân Hà Tây gọi tép bằng tôm, dân Thanh Hóa thì ước mơ lá rau má to bằng lá xen, dân Nghệ An thì mơ ước Lăng Bác chuyển về Vinh.. vân vân, mây mây..

    Hồi hổi có giai đoạn 3 tỉnh nhập làm một (Hà Nam -Nam Định - Ninh Bình) gọi là Hà Nam Ninh. Ông nào dính quê gốc vào nơi đó đều bị coi là dân "cầu tõm - 9 củ làm 10" tất.

    Mình quê Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam, dân đồng bãi, cũng có ruộng nhưng không thuộc vùng ruộng trũng, vùng trũng của huyện Thanh Liêm là mấy xã phía nam cuối huyện giáp huyện Bình Lục, Ý Ơi - Nam Định. Nên biết đéo gì "cầu tõm - 9 củ làm 10" là thế nào nhưng vẫn bị bọn bạn đại học gọi là dân "cầu tõm - dân 9 củ làm 10". Đuỵt! Tức lộn cả ruột nhưng đành cười trừ. Rồi bảo chúng nó:

    - Chúng mài biết đéo! Đấy là dân Nghệ An, Hà Tĩnh..

    * * *

    Lại nói về lịch sử hình thành tỉnh Hà Nam. Thì từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ, đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.

    Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân, huyện Duy Tiên, phủ Lỵ Nhân đến đóng ở thôn Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Ly Nhân, trấn Sơn Nam Thượng. Đến năm 1832 (dưới thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.

    Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2), phủ Lý Nhân được đổi tên thành tỉnh Hà Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 1908, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.

    Năm 1991, tỉnh Ninh Bình tách ra khỏi Hà Nam Ninh thành 1 tỉnh riêng. Tỉnh Hà Nam - Nam Định thành một tỉnh lấy tên tỉnh Nam Hà. Đến năm 1997 tỉnh Hà Nam tách khỏi tỉnh Nam Định. Địa giới - tên tỉnh phân chia y chang thời Pháp Lợn nhưng có thay đổi chút về biên giới tỉnh. Như Phú Xuyên - Hà Nội và một số xã thuộc 2 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản - Nam Định hồi Pháp Lợn đô hộ thuộc Hà Nam, khi tái lập lại tỉnh Hà Nam quan phủ trình quan triều đình đòi lại đất, nhưng không đòi được nên đành chịu. He he! Thế là mất mẹ í đất. Chứ không dân các huyện trên cũng thuộc dân "cầu tõm - 9 củ thành 10" rồi. May cho dân các huyện đó nhá. Cảm ơn các quan triều đình đi, dân các huyện kia!

    * * *

    Thanh Liêm quê tôi không hề có "cầu tõm", nên tôi không có khái niệm về cái nhà vệ sinh mát mẻ gió lùa từ dưới lên. Quê tôi gọi đó là "chuồng xí" xung quanh được quây nhiều thứ vật liệu khác nhau như cót ép, ván gỗ, lá cọ.. nhà nào khá giả thì xây gạch xỉ thành căn nhà nhỏ ở góc vườn. Có nhà quây luôn cạnh bếp. Mịa! Cơm sôi thơm mùi gạo mới, quyện với mùi chuồng xí bên cạnh thì đéo tả được mùi gì.

    Hồi đó xi - măng rất hiếm, mua được phải có phiếu, khó hơn mua Heroin bi giờ. Nhà nào mua được phải thuộc diện cán bộ huyện, chứ cán bộ xã mua đéo. Mua được xi măng đã khó, mua được sắt để đổ tấm đan chuồng xí còn khó hơn nhiều. Sắt hồi đó quý như vàng, tuyền sắt xoắn Liên Xô nhập khẩu, ông cụ nhà tôi tích cóp mua dần gần 1 năm mới đủ đổ cái tấm đam chuồng xí.

    Rồi cái chuồng xí ở góc vườn đến ngày hoàn thiện. Ông cụ nhà tôi tổ chức liên hoan hoàn công, cũng làm mấy mâm cơm gà, cá gỡ hoành tráng mời mấy ông chú trong họ cắn bú. Đứng ở xa nhìn cái chuồng xí như cái cabin điện thoại công cộng bây giờ. Đặc điểm là chuồng xí có 2 thớt, thớt trên để người ngồi đại tiện, thớt dưới chứa chất thải của gần chục con người trong nhà. Thi thoảng mấy thằng bạn tôi trong xóm còn đến ị nhờ cho oách. Ị xong thằng nào thằng ấy mặt phởn, kêu om "sướng thế". Cứ như kiểu vừa được ị hố xí mạ vàng ở Đubai bây giờ.

    Góc chuồng xí là một đống tro bếp và cái chổi lúa. Đại tiện xong lấy cái chổi gạt tro bếp cho xuống lỗ xí cho đỡ mùi, hôm nào hết giấy bí quá lấy cái chổi chùi. He he! Rát hết cả đuýt.

    Cuối năm nhà nào nhà ấy mới moi phân lên, ủ cho khô rồi nhập cho HTX theo chỉ tiêu giao cho mỗi nhà, đấy gọi là "Phân Bắc" quí hơn loại "phân chuồng" lấy từ chuồng lợn. Loại phân bắc này bón lúa tốt phải biết, quá tay là lúa tốt quá lốp hết, tịt ra bông luôn.

    * * *

    Trở về với chiện dân "cầu tõm - 9 củ thành 10". Cầu tõm thì có khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này, nhưng có lẽ là nhiều nhất là ở tỉnh Hà Nam, điển hình và phổ biến nhiều nhất là ở huyện Bình Lục. Nói gì thì nói cũng phải có dẫn chứng. Khoa học đàng hoàng hẳn hoi nhá:

    1. Bình Lục là đất chiêm trũng [​IMG] nhiều ao chuôm, sông ngòi. Rất thích hợp làm "cầu tõm"

    2. Cụ Nguyễn Khuyến hồi trai trẻ có cái thú rất nhã là đi câu. Cụ Khuyến sinh thời tại Bình Lục, Hà Nam. Quanh nhà cụ tuyền ao chuôn. Cứ đi câu là xổ ra thơ, không đi câu là đéo làm thơ được. Dẫn chứng cụ thể, cấm có sai, không có ao chuôm chắc cụ ra thơ đéo:

    "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

    * * *"

    Hồi đó gần như nhà nào ở Bình Lục cũng có cái "Cầu tõm". Cầu tõm được bắc từ bờ ao bằng mấy cây tre đực, điểm cuối của cầu tõm được quây bằng cót ép, rơm lúa, lá chuối. Nhà nào có con gái thì cẩn thận đan bằng phên tre, đính áo mưa ni - lông màu, nhằm mục đích không cho bọn zai xóm dâm đãng nhìn ngó.

    Cả nhà cùng mấy cô gái cứ bình tĩnh ung dung ra ngồi cho mát.. đến khi khuôn mặt đê mê mãn nguyện, cũng là lúc bên dưới hàng đàn cá trôi, trắm, chép.. đủ loại tranh nhau đớp tồm tộp. Thực là thơm ngon đến cục cuối cùng!

    Đúng là:

    "Có ăn mới nên vóc người,

    Ngủ ngon mới mạnh sức chơi trên giường.

    Mây mưa: Nhất dạ đế vương!

    Ị đầy một bãi: Nhẹ đường phao câu!"

    Đến đây chắc mọi người hiểu về "cầu tõm" Bình Lục, Hà Nam là như nào rồi. Còn câu chiện huyền thoại "9 củ thành 10" là như này:

    Hồi đó bao cấp, kinh tế cực kỳ khó khăn. Vừa phải sản xuất lương thực vừa phải kháng chiến chống Mỹ. Thu hoạch được tạ lúa nào lại mang đi nộp sản cho HTX, để nuôi bộ đội trong trỏng. Chỉ để lại chút ít để ăn, đến mùa giáp hạt là hết lúa, cả nhà lại phải ăn khoai lang độn trừ bữa.

    Hôm đó buổi đầu đông, cô con dâu chui vào gầm giường kều mấy củ khoai lang mang ra cầu ao, cạo rửa để độn cơm. Ở bên kia bờ ao, ông bố chồng mặt đang đần thối trong cái "Cầu tõm" thả xuống từng cục vàng nâu loang lổ xuống ao nghe lõm bõm. Cá xực không hết một cục trôi đến bên cạnh rổ khoai lang. Cô con dâu nhanh tay chao vào rổ, miệng lẩm bẩm:

    - Tí mất củ khoai mộng.

    Như các bạn đã biết, đặc điểm của khoai mộng (khoai lang để lâu mọc mầm) thì bao giờ cũng nhẹ, thả xuống nước nổi lềnh phềnh. Khi ăn sống bao giờ cũng xốp và ngọt hơn những củ khoai khác.

    Sau khi rửa khoai xong, cô con dâu mang vào bếp luộc. Khoai gần chín chạy ra ngoài có việc. Thằng con trai đứng chầu cạnh bếp, thèm quá mở trộm vung thó 1 củ ăn vụng. Đã ăn vụng còn tham nó chọn củ to, vàng bở nhất. Cầm trên tay nó ném cái bẹp vào đống tro bếp, miệng gào tướng:

    - Mẹ ơi.. cục cứt.. ứt..

    Cô con dâu ở ngoài sân nghe câu được câu chăng, tưởng khoai bở quá nứt, liền trả lời:

    - Uh. Con ăn củ sượng, còn củ nứt phần ông!

    Đấy, sự tích huyền thoại về câu nói "cầu tõm - 9 củ thành 10" nó là như thế đấy. Mọi người cứ cãi nhau tranh luận làm gì cho ong cả thủ.