Tiền ảo có được coi là tiền tệ không?

Thảo luận trong 'Crypto' bắt đầu bởi Wall-E, 19 Tháng mười một 2022.

  1. Wall-E

    Wall-E Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    428
    Tiền ảo được coi là tiền tệ không

    Đối với sự biến động của thị trường, ta dễ dàng bắt gặp từ: "Tiền ảo". Tiền ảo không còn là cái tên quá mới mẻ hay xa lạ với nhiều người. Đối với các nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo lại càng quen thuộc. Tiền ảo được gọi là tiền điện tử được dùng để lưu trữ và thực hiện giao dịch mua và bán giữa các nhà đầu tư. Tiền ảo không được công nhận là tài sản, vì không phải là tiền mặt nên việc đầu tư vào sàn giao dịch tiền ảo là hết sức mạo hiểm và luôn đối mặt với nhiều rủi ro có thể xảy ra.

    [​IMG]

    Một số ghi nhận chính thức về mặt chính sách, pháp luật liên quan đến tiền ảo

    Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền ảo

    Ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên ra thông cáo báo chí về tiền ảo. Nội dung của Thông cáo tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau:

    Thứ nhất, khẳng định Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi Chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.

    Thứ hai, khẳng định sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như: Có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp; nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn; hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng tài chính, gây thiệt hại cho người đầu tư; giao dịch Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.

    Thứ ba, việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

    Thứ tư, việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

    Tiếp theo Thông cáo báo chí ngày 27/2/2014, sáng ngày 28/10/2017, trong văn bản gửi cơ quan báo chí, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.


    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tiền ảo

    Trước những diễn biến khó lường và những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam, ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Theo Quyết định này, việc hoàn thiện khung pháp lý này phải dựa trên ba cơ sở:

    (i) Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;

    (ii) Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;

    (iii) Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế.

    Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý này hướng tới ba mục tiêu:

    (i) Nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật;

    (ii) Rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử;

    (iii) Phân công trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra.

    Như vậy, Quyết định này chính là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến tiền ảo trong tương lai tại Việt Nam. Ở tầm chính sách, điều đó thể hiện sự cần thiết, cấp bách của việc xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam.


    - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiền ảo

    Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Chỉ thị đã đề cập đến những rủi ro và hệ luỵ của các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong thời gian vừa qua như: Người chơi tiền ảo dễ gặp rủi ro; nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo) ; hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO) ; đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.

    Trên cơ sở những cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động liên quan đến tiền ảo, Chỉ thị đã yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo nhằm hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.


    Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến tiền ảo

    Nhằm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, ngày 13/4/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Chỉ thị đưa ra yêu cầu các đơn vị có liên quan (các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nghiêm túc thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo.

    [​IMG]

    Từ những thông tin, quy định trên, ta có thêm kiến thức về tiền ảo và nắm bắt được những quy định về tiền ảo. Tiền ảo không được pháp luật, ngân hàng quy định là tiền tệ vì tiền ảo không phải vật sở hữu của bất cứ chủ thể nào. Việc giao dịch tiền ảo mua và bán được thực hiện qua lại giữa các đối tác mà không qua bất kì trung gian nào. Ta có thể nhận thấy việc bảo mật thông tin luôn mang nhiều bất cập cho người sử dụng. Tính ẩn danh trong đầu tư mang nhiều rủi ro, những kẻ phạm tội lợi dụng vào kẻ hở đó tấn công mạo danh chủ thể để rửa tiền khiến người đầu tư thiệt hại nặng nề.

    [​IMG]

    Tiền ảo ở các quốc gia trên thế giới cũng không công nhận là tiền tệ. Cụ thể ở Trung Quốc không cho phép người dân sử dụng tiền ảo để thực hiện giao dịch bởi những rủi ro tiền ảo mang lại là rất lớn và khó lường trước được. Ở Thái Lan không cho phép người dân sử dụng thực hiện giao dịch thông qua tiền ảo và ngăn chặn phía bên ngoài giao dịch tiền ảo vào lãnh thổ của họ. Việt Nam cũng không khuyến khích người dân sử dụng loại tiền không hợp pháp này vì những hiểm họa mang lại cho người sử dụng là rất lớn.

    Có rất nhiều người lo lắng, trăn trở về tính bảo mật thông tin của sàn giao dịch mua và bán tiền ảo, bởi có nhiều vụ kẻ phạm tội lợi dụng vào sự lỏng lẻo, không được sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan chức năng gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Mọi giao dịch diễn ra giữa các nhà đầu tư mua và bán tiền ảo không có sự giám sát, thông qua bất kì trung gian nào nên cũng mang nhiều rủi ro, rò rỉ thông tin vẫn là chuyện thường xuyên xảy ra. Tiền ảo không phải tiền tệ, vì tiền ảo không thể thanh toán bằng tiền mặt, nên người đầu tư phải thật cân nhắc kĩ lưỡng nếu đầu tư phải đối mặt, chấp nhận với nhiều thách thức, hiểm nguy vì thiếu độ an toàn trong quá trình giao dịch mua và bán tiền ảo. Không ai đảm bảo việc đầu tư tiền ảo sẽ diễn ra được an toàn, thuận lợi vì đó là quyền tự do đầu tư của mỗi người nên mỗi người phải tự chịu trách nhiệm nếu như xảy ra nhiều bất cập trong lúc đầu tư tiền ảo. Các quốc gia trên thế giới vẫn gặp tình trạng rò rỉ thông tin khi tham đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo. Và một số nước trên thế giới cũng ngăn chặn, không khuyến khích người dân đầu tư tiền ảo vì tính nguy hiểm khi đầu tư là rất lớn. Pháp luật khuyến khích người dân nên sử dụng loại hình đầu tư được cơ quan, tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm thay vì đầu tư mạo hiểm vào tiền ảo.

    Hy vọng với những thông tin trên sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho mọi người!

    Ngọc Xuân
     

Chia sẻ trang này