Tiền ảo có phải là tiền không?

Thảo luận trong 'Đầu Tư Kiếm Tiền' bắt đầu bởi Wall-E, 19 Tháng mười một 2022.

  1. Wall-E

    Wall-E Senior Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    291
    Tiền ảo có phải là tiền tệ hay không

    Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, ta dễ dàng bắt gặp từ: "tiền ảo" tràn lan trên khắp mạng xã hội. Với nhiều thông tin xoay quanh về tiền ảo, nếu ta không có kiến thức, lập trường vững chắc sẽ rất dễ bị lung lay, tác động mạnh mẽ. Tiền ảo là gì? Ưu điểm, nhược điểm là gì mà nhiều người lại quan tâm đến vậy? Tiền ảo có phải là tiền tệ hay không?

    Tiền ảo hay còn gọi là tiền điện tử là loại tiền kỹ thuật số, được dùng để lưu trữ và thực hiện các giao dịch mua và bán tiền ảo giữa các nhà đầu tư mà không hề thông qua bất kì trung gian nào hay sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào cả.


    [​IMG]

    Tiền ảo có những ưu điểm như sau:

    Giao dịch nhanh hơn: Các loại tiền ảo được thiết kế để xóa các giao dịch gần như ngay lập tức. Không cần phải đợi một công ty thanh toán bù trừ hoặc dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới để đảm bảo tiền sẽ đi đến đâu. Ngay cả một giao dịch tiền điện tử chậm cũng được xác nhận trong vòng một giờ, trong khi thường mất nhiều ngày để giải quyết các khoản thanh toán bằng tiền kỹ thuật số khác.

    Giao dịch chi phí thấp hơn: Chi phí giao dịch bằng tiền ảo có thể được miễn phí, giúp tiết kiệm tiền cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong trường hợp gửi tiền quốc tế, sử dụng tiền điện tử thường ít tốn kém hơn so với các dịch vụ truyền thống.

    Không có chi phí sản xuất hoặc lưu trữ: Vì tiền ảo hoàn toàn là tiền điện tử, nên không có chi phí để tạo ra một đại diện vật lý của tiền tệ như ở hầu hết các loại tiền tệ được ngân hàng trung ương hậu thuẫn.

    Cải thiện dòng tiền cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thể bán tiền ảo của họ để tăng dòng tiền mà không cần phải cung cấp bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào để đổi lại. Ví dụ, các hãng hàng không đã bán số dặm bay thường xuyên cho các công ty thẻ tín dụng vào năm 2020 để tăng cường dòng tiền trong thời điểm du lịch giảm mạnh.

    Loại bỏ các trung gian: Tiền điện tử cung cấp một hệ thống tiền tệ phi tập trung cho phép hai bên giao dịch kết nối trực tiếp thay vì phụ thuộc vào ngân hàng hoặc bên thứ ba làm trung gian.

    Nhược điểm của tiền ảo:

    Mục tiêu cho tin tặc: Khi tiền ảo ngày càng phổ biến, tin tặc có thể tìm thấy lượng giá trị đáng kể được lưu trữ trên máy tính. Các sàn giao dịch tiền điện tử đã được nhắm mục tiêu, cũng như các chương trình khách hàng thân thiết khi đi du lịch. Nếu một tin tặc có quyền truy cập vào tiền ảo, rất khó để lấy lại.

    Không được kiểm soát và không được bảo vệ: Tiền ảo không phải tuân theo các quy định, có nghĩa là người tiêu dùng có ít quyền truy đòi nếu các giao dịch gặp trục trặc. Điều này làm cho các loại tiền ảo trở thành nơi sinh sôi của các trò gian lận.

    Chi phí ẩn: Mặc dù chi phí giao dịch của các loại tiền ảo thường rất thấp, nhưng đối với một số loại tiền ảo vẫn có những chi phí ẩn. Ví dụ, mạng Bitcoin tiêu thụ một lượng lớn năng lượng. Nếu bạn giữ tiền điện tử của mình trên một sàn giao dịch, nó có thể có chi phí lưu ký.

    Dễ dàng truy tìm: Vì tiền ảo chỉ có thể được sử dụng bằng điện tử, nên luôn có một dấu vết cho thấy các giao dịch được thực hiện. Điều đó đúng ngay cả với tiền điện tử, ẩn danh nhưng vẫn có thể theo dõi được. Sử dụng tiền giấy cho phép thực hiện các giao dịch thực sự ẩn danh và không thể theo dõi.

    Có thể thay đổi giá và mất giá: Tiền ảo không phải lúc nào cũng giữ giá trị ổn định so với tiền tệ fiat. Tiền điện tử được biết đến là có tính rất dễ bay hơi.

    Vào cuối năm 2021, IMF đã đăng tải báo cáo về tiền điện tử, trong đó phân tích những tình huống có thể khiến người tiêu dùng và hệ thống tiền điện tử gặp rủi ro, như: Rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về pháp lý, rủi ro về quản trị, rủi ro trong hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro rửa tiền/tài trợ khủng bố, rủi ro khách hàng. Trên cơ sở rà soát các quy định về tiền điện tử đang áp dụng tại nhiều quốc gia và thực tế phát triển của thị trường, IMF đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách về sự cần thiết phải giám sát chặt chẽ các tổ chức cung ứng tiền điện tử nhằm bảo vệ khách hàng.

    Thứ nhất, tiền điện tử mang đến các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện

    Ở các quốc gia đang phát triển, nơi người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống ngân hàng, tiền điện tử đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Theo khảo sát của IMF tại thị trường Châu Phi, ước tính khoảng 2/3 dân số trưởng thành ở Kenya (nơi tiền di động M-PESA đã đạt mức độ thâm nhập thị trường cao), hay Rwanda, Tanzania và Uganda, người dân ở các nước này có xu hướng sử dụng tiền điện tử một cách thường xuyên hơn. Phần lớn những người trong số này không có tài khoản ngân hàng hoặc không tiếp cận được hệ thống tài chính chính thống, bởi vậy họ lưu trữ một phần đáng kể số tiền của mình trong ví điện tử và sử dụng nó thông qua điện thoại di động hoặc máy tính. Đây có thể coi là phương tiện hiệu quả thúc đẩy tài chính toàn diện tại các quốc gia này.

    Thứ hai, bảo vệ hệ thống tài chính và người tiêu dùng là cần thiết

    Do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tổ chức cung ứng tiền điện tử, việc có một khung khổ pháp lý toàn diện, mạnh mẽ để quản lý và bảo vệ tiền của khách hàng là rất quan trọng. Các tổ chức cung ứng tiền điện tử phải tuân thủ những yêu cầu quy định về đảm bảo an ninh an toàn (như thiết lập hệ thống quản lý và quản trị rủi ro vận hành) để nhận diện và hạn chế rủi ro. Các tổ chức này cũng nên bị cấm cho vay bán lẻ. Để bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra các quy tắc quản lý đối với các tổ chức này như quy định về công khai phí dịch vụ, bảo vệ dữ liệu người dùng và giải quyết khiếu nại.

    Đặc biệt, một trong những quy định quan trọng nhất được IMF khuyến nghị đó là để bảo vệ tiền của khách hàng thì tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ tiền điện tử cần phải thực hiện các cơ chế bảo vệ và hạch toán tách biệt các khoản tiền. Các tổ chức cung ứng tiền điện tử cần duy trì một lượng tiền tương đương với tổng số dư trong ví tiền điện tử của khách hàng và phải được quản lý tách bạch, riêng biệt với các khoản tiền khác của tổ chức để đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ. Đây là một biện pháp bảo vệ cơ bản nhằm ngăn chặn việc sử dụng tiền sai mục đích, và về nguyên tắc, đây là số tiền đảm bảo trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ bị phá sản. Tuy nhiên, việc tách bạch các khoản tiền của khách hàng không thể giải quyết được hết các vấn đề nếu một tổ chức cung ứng dịch vụ có những rủi ro trong hệ thống. Vì vậy, cũng cần nghiên cứu, bổ sung thêm các các quy định cụ thể về phá sản hoặc quy định chặt chẽ hơn nữa đối với tổ chức cung ứng dịch vụ có vai trò quan trọng đối với hệ thống thanh toán quốc gia để đảm bảo rằng khách hàng được tiếp cận nhanh chóng với số tiền của mình lưu giữ trong tài khoản tiền điện tử, ngay cả khi tổ chức gặp phải gián đoạn về hoạt động hay đối mặt với nguy cơ phá sản.

    Thứ ba, tiền điện tử có thể phát sinh các rủi ro có tính hệ thống

    Các cơ quan quản lý và thanh tra, giám sát cần tăng cường hơn nữa cơ chế bảo vệ người sử dụng và giám sát an toàn phù hợp với mô hình kinh doanh và quy mô của tổ chức cung ứng tiền điện tử. Ở những quốc gia có hoạt động tiền điện tử phát triển hoặc có tổ chức cung ứng tiền điện tử có ảnh hưởng quá lớn, các biện pháp bảo vệ tiền của khách hàng và đảm bảo tính liên tục của hệ thống dịch vụ thanh toán là vô cùng cần thiết.

    Một số quốc gia đã áp dụng chính sách bảo hiểm tiền gửi đối với dịch vụ tiền điện tử, song vẫn cần nhiều quy định chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả của hệ thống. Đặc biệt, phải có giải pháp để khách hàng không bị mất quyền truy cập vào tài khoản tiền điện tử của mình, do vậy các hệ thống cần được khôi phục hoặc có hệ thống dự phòng để thay thế một cách nhanh chóng, tốt nhất là chỉ trong vài giờ. Các cơ quan quản lý cũng cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng việc áp dụng quy định về bảo hiểm tiền gửi đối với tiền điện tử đến nay để đảm bảo hiệu quả chính sách trên thực tế.

    Cùng với nhiều vấn đề mới khác trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), các thông lệ quốc tế đến nay vẫn đang được các quốc gia tiếp tục nghiên cứu song việc lựa chọn chính sách nào không phải là dễ dàng. Đại dịch COVID-19 bùng phát có thể được xem là "chất xúc tác" đòi hỏi phải có khung khổ pháp lý đồng bộ về tiền điện tử để bảo vệ tốt nhất quyền lợi người tiêu dùng, nhất là khi số lượng và giá trị các giao dịch liên quan đến tiền điện tử ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Đây chính là thời điểm thích hợp để các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách thay đổi về quan điểm, tư duy quản lý, nghiên cứu, đánh giá những lợi ích - rủi ro để có cách tiếp cận phù hợp và nhanh chóng bắt tay vào hành động. Thực hiện nhiệm vụ được giao, NHNN hiện đang nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản pháp lý đảm bảo hoạt động an toàn của dịch vụ tiền điện tử, tăng cường sự bảo vệ hệ thống tài chính và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng tiền điện tử tại Việt Nam.


    [​IMG]

    Tiền ảo không phải là tiền tệ vì tiền ảo không phải là tài sản được pháp luật quy định. Khi thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo người dùng sẽ bị ẩn danh. Chính việc ẩn danh là miếng mồi cho các kẻ vi phạm pháp luật tấn công khiến người đầu tư tổn thất về quyền lợi. Tiền ảo không được các nước trên thế giới và Việt Nam khuyên dùng vì có nhiều bất cập trong quá trình sử dụng, không thể giải quyết triệt để cho nhà đầu tư. Việc đầu tư tiền ảo là vẫn luôn là vấn đề tồn đọng những nguy cơ, rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư. Ngoài những ưu điểm về tiền ảo, ta thấy tiền ảo luôn có nhược điểm đáng phải bận tâm, suy nghĩ và gây không ít trở ngại cho người sử dụng. Hãy suy nghĩ, cân nhắc cho thật kĩ nếu như bạn có ý định đầu tư tiền ảo. Với những thông tin, ưu điểm, nhược điểm, quy định về tiền ảo sẽ giúp mọi người nhận thức đúng đắn về tiền ảo và tìm được hướng đi hợp lý cho riêng mình.

    Ngọc Xuân