Ma phí tán là gì?

Thảo luận trong 'Thư Viện VOZ' bắt đầu bởi Phan Kim Tiên, 22 Tháng bảy 2021.

  1. Phan Kim Tiên

    Phan Kim Tiên Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    8
    Xem một số phim bộ Trung Quốc, nhiều người từng nghe nói tới cụm từ này. Nguồn gốc của nó tuy gặp nhiều tranh cãi nhưng sự bí ẩn luôn khiến người ta tò mò.

    [​IMG]
    Thuở xa xưa, khi chưa có sự hiện diện của thuốc tê, mỗi khi cần thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật cho bệnh nhân, các thầy thuốc buộc phải dùng nhiều phương pháp rất tàn khốc.

    Họ sẽ dùng gậy đánh vào đầu người bệnh để họ bị mất đi tri giác. Đôi lúc, họ lại tìm cách áp chặt huyết quản ở cổ, khiến đại não thiếu máu, dẫn tới ngất đi. Kinh khủng hơn, các thầy thuốc dùng dây trói hoặc nhờ người lực lưỡng giữ chặt bệnh nhân để họ mổ xẻ. Nói chung, các phương pháp đó làm người bệnh cảm thấy đau đớn và sợ hãi. Sự ra đời của thuốc tê là một cống hiến vĩ đại cho cả nhân loại.

    Vào thời Đông Hán, danh y nổi tiếng Hoa Đà đã chế tạo thành công một loại thuốc tê gọi là ma phí tán. Trong vài bộ phim về tam quốc cũng có nhắc tới. Điển hình là cảnh Hoa Đà dùng bột ma phí tán gây tê, để mổ ruột thừa cho một binh sĩ.

    [​IMG]

    Có thể thấy tác dụng thần kì từ loại thuốc này trong thời kì đó. Trong "Hậu Hán thư" có chép rằng:

    "Hoa Đà gặp phải ca bệnh phát bên trong, chữa thuốc không được bèn cho họ dùng rượu chứa ma phí tán, để mất tri giác. Sau đó, dùng dao mổ bụng, khâu lại, bôi thuốc bốn năm ngày là lành vết thương. Hết một tháng, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn."

    Đây là ghi chép sớm nhất về việc sử dụng thuốc tê trong lịch sử y học Trung Quốc. Hiệu quả của loại thuốc này đảm bảo về mặt thời gian cho Hoa Đà tiến hành phẫu thuật. Sự cống hiến về thuốc tê đã được y học thế giới công nhận.

    Đầu thế kỉ XX, trong cuốn sách "Bốn nghìn năm dược học" ông Lawall nguời Mỹ đã chỉ ra rằng: "Một số người có thẩm quyền của Ả Rập đã nói tới việc thu nhận thuật gây tê, có thể đó là từ Trung Quốc. Vì nghe nói Hoa Đà từng vận dụng kỹ thuật này bằng cách phối trộn các thảo dược có chứa chất ô đầu, man đà la."

    Có thể thấy, danh y Hoa Đà là người tiên phong trong việc dùng thuốc tê. Sử dụng ma phí tán là một sáng kiến trong lĩnh vực y học ngoại khoa Trung Quốc. Đáng tiếc, phối liệu ma phí tán bị thất truyền nên càng tăng thêm màu sắc thần bí và khiến nó trở thành một bí mật khó giải.

    Phối liệu của ma phí tán có nhiều sách nói khác nhau. Trương Ký thời Thanh, trong cuốn "Hậu Hán thư, Hoa Đà truyền bổ chú" nói:

    "Truyền rằng ma phí tán của Hoa Đà là dùng dương trịch trục ba tiền, rễ hoa nhài một tiền, đương quy ba lượng, xương bồ ba phân, chưng cất thành một bát để uống."

    Ngày nay, người ta cho rằng nó cùng loại với Thùy thánh tán trong sách "Thiên thước tâm thu" của Đậu Tài thời Tống hoặc "Thảo ô tán" của Nguy Diệc Lâm thời Nguyên, dùng trong việc chỉnh xương. Có người còn phán đoán ma phí tán là dùng hoa thủ ma để chế ra.

    Dương Hoa Đình thời cận đại viết cuốn "Dược vật đồ khảo" phát hiện hoa thủ ma có tính chất gây tê, sử dụng rất tiện lợi. Hoa thủ ma còn có tên khác là hoa bôn. Trong "Thần nông bản thảo" nó còn có cái tên là ma bột. Rất có thể ma phí tán bị gọi nhầm từ ma bột tán. Xem ra, nhận định này có phần đúng.

    Ngày nay, sự phát triển của y học hiện đại, các loại thuốc hỗ trợ cho lĩnh vực y khoa ngày càng phong phú, đa dạng. Không thể phủ nhận cống hiến mà danh y Hoa Đà đặt nền móng cho y học hiện đại. Tuy nguồn gốc ma phí tán còn gây nhiều tranh cãi nhưng sự huyền bí của nó luôn khiến nhân loại chạm tới những mốc son vĩ đại.

    Xem thêm: Rượu Có Từ Bao Giờ?
     
    Mộ Thanh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng tám 2021

Chia sẻ trang này