Có bao giờ bạn tự hỏi: Thứ gì trên thế gian khiến người ta vui, buồn, tức giận, thích thú thì hầu như mọi người đều nghĩ tới một đáp án giống nhau. Đó là rượu. Đúng vậy, tự cổ chí kim ít có những văn nhân mặc khách lưu truyền hậu thế mà không bầu bạn với rượu. Hoa gian, nhất hồ tửu Độc chước vô tương thân (Trong hoa một bầu rượu, cô đơn rót một mình) Duy nguyên đương ca đối tử thời Nguyệt quang thường, chiếu kim tôn tý (Đang thưởng thức rượu thì ánh trăng chiếu vào vò rượu) Quả là những vầng thơ lay láng, như đang bay lượn trong hơi men cay nồng. Xem ra mối duyên nợ giữa rượu và người thật sâu sắc. Chúng ta thấy rượu có mặt khắp mọi nơi. Từ cuộc sống bước vào trong phim ảnh. Những thi nhân xuất khẩu thành thơ hay các lãng khách phiêu bạt giang hồ. Nói đến rượu lại nghĩ ngay đặc sản phim ảnh Trung Hoa, có thể kể đến như Đường Bá Hổ mệnh danh ngàn chén không say. Hoặc đệ nhất lãng tử Lệnh Hồ Xung, uống rượu như nước, nổi danh thiên hạ.. Người yêu thích rượu đa phần không biết rượu có từ bao giờ. Nó là một vấn đề vừa kì thú lại phức tạp. Từ thời cổ, đã có nhiều nhận định khác nhau: Nghi Địch làm rượu: Nhận định này lấy trong văn hiến cổ nhất "Lã Thị Xuân Thu Vật Cung" và "Thế Bản" nói rằng rượu do Nghi Địch nhà Hạ Vũ làm ra. Rượu có từ thời Hoàng Đế: Trong sách y học cổ "Tổ vấn lao lễ luận" có đoạn đối thoại giữa Hoàng Đế và Kỳ Bác về việc làm rượu. "Thảo bản diễn" cũng cho rằng rượu có từ thời Hoàng Đế chứ không phải từ Nghi Địch. Đỗ Khang hoặc Thiếu Khang làm rượu. Đây là cách làm rượu được nhiều người tán thưởng. Câu thơ của Tào Tháo "Lấy gì giải sầu duy chỉ có Đỗ Khang" hầu như không có ai là không biết. Nhưng Đỗ Khang (hay Thiếu Khang) thuộc vào thời đại nào thì không có sách nào ghi chép cả. Rượu được ra đời một cách tự nhiên trong dân gian. Nhà văn Giang Súng thời Tây Tấn từng viết cuốn "Tửu cáo" cho rằng sự ra đời của rượu không phải thời Hoàng Đế, Nghi Địch hay Đỗ Khang mà do người dân ngày thường đổ cơm vào gốc cây, lâu ngày tích lại lên men. Rượu ra đời khi nông nghiệp đã xuất hiện. Thời Tây Hán có cuốn sách "Hoài Nam Từ, Thuyết Lâm Huấn" của Lưu An viết "Bắt đầu từ lỗi tự" (lỗi tự là bắp cày). Cách nói này đáng tin hơn vì sau khi nền nông nghiệp ra đời, nhân dân mới tích trữ được lương thực. Từ đó mới xuất hiện các thiết bị nấu rượu đơn giản. Theo nhận định này thì rượu có từ thời đồ đá mới. Căn cứ vào các hiện vật mà các nhà khảo cổ khai quật được từ 7 - 8 ngàn năm trước đây, vùng lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang đã có nền nông nghiệp nguyên thủy, rất nhiều dụng cụ sản xuất nông nghiệp sơ khai xuất hiện trong thời kì đồ đá mới. Tất nhiên, kĩ thuật làm rượu cũng sản sinh từ đó. Trong nền văn hóa Long Sơn, có nhiều dụng cụ đựng rượu như: Bình, chóe, cốc.. đã được tìm thấy. Điều đó chứng tỏ rằng, ở thời kì này, rượu đã rất phổ biến. Rượu bầu bạn với con người đã mấy nghìn năm nhưng nguồn gốc của nó đến nay vẫn còn là bí ẩn. Có lẽ mãnh lực từ rượu sẽ khiến con người cố tìm cho được lời giải đáp. Biên soạn và chỉnh sửa Xem thêm: Ma phí tán là gì?